Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Tượng Phật có từ bao giờ

18/09/201215:28(Xem: 10184)
II. Tượng Phật có từ bao giờ

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

II. TƯỢNG PHẬT CÓ TỪ BAO GIỜ[1]?

Căn cứ vào kinh Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng(Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 16, trang 790a), thì tượng Phật đã xuất hiện ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu-đà-diên, trị vì nước Câu-diệm-di, vị này là người đầu tiên dùng gỗ thơm Chiên-đàn tạo ra hình tượng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Theo nội dung kinh văn đã nêu, thì sau thời gian gần bốn mươi chín năm thuyết pháp, hóa độ chúng sanh. Trong một mùa an cư cuối cùng, đức Phật tạm rời nhân gian để lên cung trời Đao-lợi thuyết kinh độ cho chư Thiên và Ma-da thánh mẫu. Trong thời gian này, vua Ưu-đà-diên, một Phật tử thuần thành, sùng kính Tam bảo, không tìm thấy bóng dáng của Phật nên đã sanh lòng khát ngưỡng nhớ mong đến cực độ. Sự nhớ mong gặp được hình bóng oai nghiêm của đức Bổn sư đã làm cho vị vua này trăn trở nhiều đêm để cuối cùng nảy sinh ra một ý nghĩ: tạo hình tượng Phật. Việc làm đó nhằm thể hiện lòng kính ngưỡng của mình cũng như lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không hiện diện ở nhân gian. Lúc ấy, vua cho triệu tập các người thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật nhưng ai cũng từ chối, không dám nhận lời. Vì những người thợ này nghĩ rằng: sắc tướng của đức Phật vạn lần cao quí, dung nghi của Ngài siêu tuyệt trần gian, nếu như không chuyển tải được những đức tướng đó trong khi tạc tượng thì e rằng đắc tội với đấng Thế Tôn. Với suy nghĩ đó, những người thợ điêu khắc không một ai dám đứng ra nhận trách nhiệm tạc tượng đức Phật. Khi ấy, có một vị Trời tên là Tỳ-thủ Yết-ma, nhìn thấy việc này nên đã hóa hiện làm người thợ mộc. Người thợ mộc ấy đến trước nhà vua nói rằng: “Tôi nay vì nhà vua mà tạo tượng. Nghề khéo của tôi không ai sánh bằng, cúi xin Hoàng thượng chớ sai ai khác” (Ngã kim dục vị Đại vương tạo tượng. Ngã chi công sảo thế trung vô thất, duy nguyện Đại vương mạc sử dư nhân).

Chỉ trong một ngày, tượng Phật đã được tạo xong bởi bàn tay khéo léo của vị Trời Tỳ-thủ Yết-ma. Tương truyền đây là vị Trời chuyên coi sóc về phần kiến trúc, có đầy đủ phước tướng trí tuệ, tượng ông tạc “cao bảy thước mộc, mặt và tay chân đều màu vàng tía”, khiến cho bất cứ một ai mỗi khi nhìn vào đều biết đó là tượng Phật. Vua Ưu-đà-diên vừa thấy tượng tướng tốt đoan nghiêm, tâm liền phát sanh đức tin thanh tịnh nên chứng Nhu thuận nhẫn. Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, vua vô cùng mừng rỡ, bao nhiêu nghiệp chướng và lo buồn đều tiêu tan hết.

Về công đức tạo tượng, theo bản kinh kể trên thì đức Phật đã dạy rằng: “Nếu những người nào dùng những tơ sợi, thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hoặc dùng gỗ thơm Chiên-đàn… tạo ra tượng Phật, khiến cho bất cứ ai khi nhìn vào đều biết đó là tượng Phật thì phước báo của người đó rất lớn: thân tướng đoan trang, trừ diệt được nhiều tội chướng nặng nề, thậm chí có thể tiêu trừ những tội cực trọng như Ngũ nghịch, Thập ác

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2016(Xem: 7520)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
05/02/2016(Xem: 7898)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 5704)
Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt Nam hễ nghe nói đến Tết là lòng rộn ràng, nao nao mong cho mau tới. Cái đêm trừ tịch tôi không tài nào ngủ được, cứ chờ cho tới trời sáng để mặc áo mới và đi chơi.
05/02/2016(Xem: 7588)
Ở Trung quốc, những con khỉ bị bắt một cách rất đặc biệt. Thoạt tiên người đánh bẫy lấy một quả dừa. Rồi ông ta đục một cái lỗ bên hông vừa đủ cho tay thò vào khi tay không nắm lại.
03/02/2016(Xem: 5351)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 12270)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6483)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6308)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9899)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5404)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]