Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ lục 2: Cuộc đối thoại Liên Tôn

25/03/201213:05(Xem: 10659)
Phụ lục 2: Cuộc đối thoại Liên Tôn
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch: Vĩnh An

PHỤ LỤC HAI
CUỘC ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN


Tháng 9 năm 1994 tại Luân Đôn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chủ trì cuộc Hội Thảo John Main, một cuộc gặp gỡ tâm linh hàng năm để tưởng nhớ đến Cha John Main, một tu sĩ dòng Biển Đức mà cha Bede Griffiths có lần đã nói rằng ngài là một vị linh hướng quan trọng nhất của Giáo Hội ngày nay.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha John Main đã gặp nhau chỉ có hai lần. Lần đầu vào năm 1980 trong nhà thờ chính tòa ở Montréal, Québec. Ở đó, người ta đề nghị cha John tiếp đón vị lãnh đạo của đất nước Tây Tạng như một người tu sĩ anh em, mở đầu một dạ hội liên tôn quan trọng. Trong các cuộc họp chuẩn bị cho dạ hội ấy, tôi còn nhớ cha John đã cổ xúy mạnh mẽ việc đưa vào chương trình một lượng lớn thời giandành cho sự trầm tư hay thiền định trong thinh lặng. Các vị lãnh đạo tôn giáo từ đức tổng giám mục cho đến ông thầy pháp của thổ dân Châu Mỹ phải tỏ tình thân ái cho nhau và tụng đọc những bài kinh hay đẹp. Các bài ca và thánh vịnh đã được chuẩn bị trước và nhà thờ chánh tòa rực rỡ với vẻ đẹp của nghệ thuật Kitô giáo mang lại cho buổi tối gặp gỡ đó một sự hỗ trợ. Nhưng các nhà tổ chức vẫn còn e ngại với ý tưởng đưa hai mươiphút thinh lặng vào giữa một buổi lễ công cộng có tầm mức quan trọng như thế. Cha John vẫn nài xin và cuối cùng đã giành thắng lợi.

Sau buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma tìm gặp vị tu sĩ dòngBiển Đức đã tiếp đón ngài để nói rằng việc thiền định trong một nhà thờquả là một việc khác thường đã đem lại cho ngài ấn tượng đặc biệt. Chứng kiến cuộc trò chuyện đó, tôi thấy rõ một sự tương hợp lớn lao đã liên kết hai con người ấy. Những lời họ trao đổi khá tầm thường, nhưng tôi cảm thấy họ đã khai phá một trình độ đối thoại sâu xa và thầm lặng hơn. Sau đó, cha John đã mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm cộng đoàn Biển Đức nhỏ bé vừa mới thành lập trong thành phố, chuyên tâm vào việc thực hành và giảng dạy sự thiền định theo truyền thống Kitô giáo. Vào thời kỳnày, chúng tôi sống ở vùng ngoại ô trong một căn nhà nhỏ có nhiều cộng đồng giáo dân sống trong các chung cư. Đó là một cách thế mới để sống đời tu trì giữa lòng đô thị, múc lấy những sức mạnh sống động và dự phóng của mình trong việc khám phá lại sự trầm tư chiêm niệm theo truyềnthống tâm linh Kitô giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ sao đây khi mà dường như Ngàiđã có sẵn trong đầu những hình ảnh các tu viện Kitô giáo thời trung cổ ?Với vẻ ngại ngùng, người thư ký của ngài chen vào, nói rằng thời gian biểu của ngài đã đầy ắp và thật đáng tiếc, không cho phép ngài chấp nhận. Tôi không ngạc nhiên. Nhưng rồi, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay lại nhìn người thư ký và tuyên bố với một giọng dịu dàng cố hữu nhưng không kém phần mạnh mẽ rằng ngài đã quyết định chấp nhận lời mời và sẽ thu xếp để đưa vào thời gian biểu. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kiên trì và đã giành thắnglợi. Cha John và ngài nhìn nhau mỉm cười và chia tay.

Ngày chủ nhật sau đó, một vài giờ sau khi cảnh sát Canada đến tuần tra và xem xét mọi ngõ ngách, đoàn xe của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dừng bánh trước cửa cộng đoàn. Đức ngài gặp lại chúng tôi vào giờ thiền định giữa trưa trong gian phòng nhỏ dành riêng cho việc tọa thiền, sau đó chúng tôi cùng dùng bữa. Như thường lệ, chúng tôi ăn trongim lặng. Sau bữa ăn, chúng tôi trò chuyện một lúc. Kế đó cha John và Đức Đạt Lai Lạt Ma rút lui để trao đổi chuyện riêng. Trước khi chia tay,chúng tôi tặng ngài một bản Luật dòng của Thánh Biển Đức, và ngài tặng cha John chiếc khăn quàng truyền thống của Tây Tạng bằng lụa trắng để tỏlòng tôn kính. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đi rồi, cha John trở lại công việc thành lập cộng đoàn Christian Meditation Community. Sau buổi chiều của mùa thu ấy năm 1980, hai con người đó không còn gặp nhau nữa.

Từ cuộc gặp gỡ ấy cho đến lúc chúng tôi mời ngài năm 1993, nhiều sự việc đã xảy ra. Cha John đã qua đời năm 1982 thọ năm mươisáu tuổi, trong lúc Meditation Community vừa mới được thành lập. Nhưng giáo huấn của Cha bắt đầu phát triển trong Giáo Hội và biến thành một phong trào trong những năm kế tiếp nuôi dưỡng và đào sâu đời sống tâm linh của nhiều Kitô hữu. Hai mươi lăm trung tâm đã được mở ra và hơn mộtngàn nhóm nhỏ họp nhau hàng tuần để thiền định nhằm nâng đỡ việc hành đạo của mỗi cá nhân. Các nhóm này được thành lập trong hơn một trăm quốcgia. Trung tâm quốc tế của World Community for Christian Meditation đã được thành lập ở Hoa Kỳ trong cuộc hội thảo năm 1991 ở New Harmony, Indiana dưới sự hướng dẫn của cha Bede Griffiths, tu sĩ dòng Biển Đức vàlà người đi tiên phong trong cuộc đối thoại liên tôn, kế đó được mở cửaở Luân Đôn. Các cuộc hội thảo trước đó được chủ trì bởi các nhân vật sau đây : Isabelle Glover, chuyên viên về chữ Phạn ; Charles Taylor, triết gia ; Robert Kiely, nhà phê bình văn học ; Eileen O’Hea, nhà tâm lý và nữ tu dòng thánh Giuse ; John Todd, giáo sư ; Jean Vanier, sáng lập viên đoàn thể Arche và William Johnston, nhà nghiên cứu và thần học dòng Tên.

Tôi đã ngạc nhiên và sung sướng khi nhận được ít dòngĐức Đạt Lai Lạt Ma gởi cho tôi để đáp lại lời mời của chúng tôi. Ngài nói ngài vẫn còn giữ kỷ niệm của cuộc gặp gỡ cha John Main, mười ba năm về trước và vui mừng thấy cộng đoàn phát triển khắp thế giới đồng thời ngài hoan hỷ được hân hạnh chủ trì cuộc hội thảo sắp tới. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của hai nhà tu hành trước đây đã lâu đã cho chúng tôi một cơ hội tuyệt vời. Chúng tôi nắm lấy cơ hội này như thế nào ?

Nhiều lý do đã khiến chúng tôi đề nghị Đức Đạt Lai Lạt Ma, khách mời đầu tiên không phải là Kitô hữu, chủ trì cuộc hội thảo. Việc ngài đã gặp gỡ cha John là một điểm chính. Cuộc gặp gỡ đó đã làm sáng tỏ tính chất quan trọng của việc phát triển đối thoại giữa Kitôhữu và Phật tử ở một trình độ sâu xa hơn mà ai cũng có thể tiếp nhận nhờ vào sự thiền định. Có một cái gì làm cảm động khi cùng chia sẻ sự imlặng sâu sắc, một cái gì ngôn ngữ có thể đến gần nhưng không bao giờ cóthể diễn tả hoàn toàn được. Sự chọn lựa của chúng tôi cũng hướng về ĐứcĐạt Lai Lạt Ma bởi lẽ ngài đã trở thành một trong những vị thầy tâm linh hiện đại được yêu mến và cũng dễ tới gần nhất. Cơn hấp hối của đất nước Tây Tạng thường xuyên theo ngài, nâng ngài lên với trách nhiệm tâm linh toàn cầu ở đó các giá trị tôn giáo phổ quát về hòa bình, công lý, khoan dung và bất bạo động tìm được sự nhập thể vui tươi và dù vậy, vẫn vô cùng nghiêm túc. Sự kiện này xuất hiện rõ ràng khi Đức ngài đã lớn tiếng đọc mối Phúc Thật trong buổi họp đầu tiên. Tất cả mọi người đã cảmthấy chúng mặc một chiều kích mới giữa đôi môi của ngài; chiều kích của nỗi đau thấm thía mà bản thân ngài đã có kinh nghiệm.

Trong khi tìm kiếm phương tiện thích hợp để nắm bắt cơ hội này, câu trả lời tự nhiên đã đến : cứ để cho sự việc phát triển. Chúng tôi đang đối diện với một tình thế chưa từng có. Một cuộc hội thảokéo dài ba ngày trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma hội họp cùng với những Kitôhữu thực hành thiền định và dấn thân theo con đường tâm linh và các bạnhữu ngoài Kitô giáo cũng dấn thân sâu sắc quả là một cuộc hội thảo quá đặc biệt đối với việc tổ chức một nhóm đối thoại liên tôn. Tôi đã báo cho Đức ngài biết cuộc hội thảo của chúng tôi bao gồm các thời gian dùngđể thiền định và thời gian dùng để đối thoại. Chúng tôi phải thiền địnhba lần mỗi ngày và không uổng phí; thời gian trầm tư tạo thành trung tâm của cuộc gặp gỡ. Dĩ nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma không hề phản đối đề nghị ấy. Vấn đề không phải là việc tĩnh tọa mà là đi tìm chủ đề cho cuộcthảo luận.

Chúng tôi đã duyệt xét các đề tài triết học và tôn giáo thường được đề cập trong các cuộc gặp gỡ giữa Phật tử và Kitô hữu, và chúng tôi nghĩ rằng các đề tài ấy không đem lại sự công bình cho cuộcgặp gỡ đặc biệt đó. Thế là chúng tôi quyết định nhảy xuống nước. Chúng tôi đưa cho Đức Ngài văn bản mà các Kitô hữu yêu quý nhất, coi là thánh thiện và sâu sắc nhất ! Chúng tôi đề nghị ngài giảng giải Phúc Âm. Ngài chấp nhận không chút ngần ngại, chỉ nhận xét rằng đương nhiên ngài hiểu không đúng các bản văn. Tôi thấy trong lời nhận xét một dấu chỉ rất cảm động của lòng tự tin và của đức khiêm nhường.

Hai hoặc ba năm trước đây ở Luân Đôn, khi tổ chức liên tiếp các cuộc thuyết trình về triết học Phật giáo, ngài đã làm cử tọa ngạc nhiên vì trí tuệ sắc bén và kiến thức quảng bác của ngài. Bất cứ một học giả nào ở vào trường hợp như thế hẳn là phải lấy làm tự hào về sự thành công ấy. Giờ đây, ngài sẵn sàng chấp nhận trình diện trước một cử tọa Kitô hữu, vốn đã có tinh thần khoan dung và chiêm niệm để nóivề một lãnh vực mà ngài hiểu biết rất ít, chí ít theo sự nhận xét về mình với nụ cười nhỏ nhẹ. Ý tưởng đó một khi được chấp thuận đã làm phátsinh trong cuộc hội thảo những hy vọng lớn lao. Ở cả hai bên, đức tin đều được đưa ra, còn lối thoát thì khá mơ hồ. Chúng tôi không một chút nghi ngờ : thời gian của sự thiền định, sự hiện diện được san sẻ tự nó có tầm quan trọng hàng đầu. Những ai từng được ở gần Đức Đạt Lai Lạt Ma dù trong khoảnh khắc đều biết rằng sự hiện diện của ngài tỏa sáng sự bình an, thâm trầm và hoan hỷ. Nhưng ngay cả với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nàoai biết được cuộc hội thảo, ở những điểm liên quan đến đối thoại, chẳngbiến thành thất bại.

Hoàn toàn trái ngược lại, các văn bản về cuộc hội thảo năm 1994 với tiêu đề The Good Heart – Thiện Tâm là một sự thành công lớn mà chúng tôi không ngờ. Điều này làm tôi phải đưa ra một vài nhận xét. Lời chú giải Phúc Âm của Đức Đạt Lai Lạt Ma là trọng tâm của cuốn sách này. Chắc chắn, nó sẽ có những hiệu quả đối với cuộc đối thoạigiữa các tôn giáo của nhân loại và còn tiếp tục sang thiên niên kỷ sắp đến. Cuốn sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại ấy đối với tương lai của thế giới, và đề nghị một chiến lược vô cùng cần thiết để giải quyết thách thức đặt ra cho việc kiến tạo một thế giới hòa bình và hợp tác trong các thập kỷ sắp đến : nó đề nghị một phương thức đối thoại.

Hiện diện

Người ta có thể nói rằng Hội Thảo John Main đã được nẩy mầm nhờ cách thế hiện diện cho nhau một cách đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha John Main trong suốt thời gian họ gặp gỡ. Yếu tố hiện diện cũng đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập khi nói đến các cuộc gặp gỡ của ngài với Thomas Merton. Cũng chính sức mạnh linh nghiệm ấy của sự hiện diện đã nâng đỡ cuộc đối thoại sâu sắc năm 1994. (Sau này, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định rằng trong suốt cuộc hội thảo, ngài đã học hỏi ở Kitô giáo nhiều hơn ở bất cứ thời điểm nào khác kể từ các cuộc đàm đạo của ngài với Merton ba mươi năm trước đây.)

Sự hiện diện là một trong những bài học chính mà chúng tôi – Phật tử, Kitô hữu hay môn đồ các tôn giáo khác – phải ghi nhớ từ cuộc thảo luận đó về Phúc Âm, nếu như chúng tôi cần học cách tốt nhất để tháo gỡ sự thách thức khỏi mọi cuộc đối thoại trong thời đại hômnay. Vì sự hiện diện trong đối thoại là vô ngôn, vô niệm, khẳng định ấyđối với một số người sẽ có vẻ mơ hồ hoặc tầm thường. Người ta không nênlầm lẫn, đó là một thực tế gay go. Sự hiện diện dù khó mô tả vẫn là chiều kích đầu tiên mà chúng tôi cảm nghiệm một cách sống động từ cuộc đối thoại. Bằng cách nào chúng tôi nhận ra nhau ? Trên nền tảng sự hiện diện trong hỗ tương mà cuộc đối thoại bằng ngôn ngữ đã được triển khai và gặt hái sự thành công. Từ ngữ không thể hoàn tất điều gì nếu không cósự hiện diện. Không có ánh sáng này, từ ngữ cũng có nguy cơ đưa chúng ta vào con đường lầm lạc.

Trong các nhận xét mở đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại tầm quan trọng của mọi hình thức đối thoại hiện nay được thực hiện giữa các tôn giáo. Ngài nhấn mạnh sự quan trọng của sự đối thoại giữa các nhà bác học. Nhưng theo ngài, sự trao đổi chủ yếu và – nếu dùng một đặc ngữ của Phật giáo – sự trao đổi có tác dụng nhất không nằm trên bìnhdiện trí thức, mà là sự đối thoại giữa những hành giả chân thành đã nhìn thấy mọi vật từ quan điểm của tôn giáo họ, một cuộc đối thoại sinh ra từ việc chia sẻ kinh nghiệm hành đạo của mình.

Các nhà tư tưởng Kitô giáo và Phật giáo có chung ý tưởng đó. Trong truyền thống tu hành của Kitô giáo sơ khai, các Giáo phụnhấn mạnh đến vị trí trung tâm của thực hành (praktike), đó là sự hiểu biết xuất phát từ kinh nghiệm chứ không phải là kiến thức khái niệm. ĐứcHồng Y Newman đã cảnh báo trước sự nguy hiểm sống đức tin chỉ trên bìnhdiện của sự “thỏa thuận có tính tư biện” loại trừ sự kiểm chứng của kinh nghiệm cá nhân. Sở dĩ cha John Main đã hết sức cổ vũ các Kitô hữu phải tìm lại chiều kích chiêm niệm của đức tin là vì như ngài thường nói, chúng ta phải “kiểm chứng chân lý đức tin bằng kinh nghiệm của chính mình”. Trong bối cảnh của cuộc hội thảo này về Phúc Âm, ý tưởng ấycó một điểm mới là nó còn áp dụng cho cuộc đối thoại liên tôn chứ khôngphải chỉ áp dụng cho sự khám phá của bản thân các niềm tin tôn giáo.

Sự thực hành quả là gay gắt và bất ổn đối với nhiều người hành đạo chân thành. Nó nhắc ta rằng có một bình diện phổ quát và tiềm tàng của chân lý mà người ta có thể đạt đến bằng những tôn giáo khác nhau. Tham gia một cuộc đối thoại thực tiễn như thế, người ta sẽ đạt được kinh nghiệm về chân lý bằng sự đồng ý hoàn toàn đình chỉ mọi thái độ cực đoan đối với người khác. Nếu điều đó là đúng thì trong chừngmực nào đó mỗi tôn giáo đặc thù không hơn (cũng không kém ?) là một cánh cửa riêng mở vào hội đường lớn của Chân lý ? Như lát nữa chúng ta sẽ thấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma ứng đối rất tinh tế nhưng không hề giấu giếmkhó khăn đó.

Chúng tôi chỉ xin nêu ra vai trò chủ yếu của sự hiện diện đối với kiểu đối thoại mới có tính tiên phong ấy. Sự hiện diện này nhân bản, bình thường thân ái, hữu nghị và tín nhiệm. Bốn trăm người hành đạo cảm nhận ngay điều đó ngay trong ngày đầu tiên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng hội. Trong cuộc đối thoại hiện nay giữa các tôn giáo và các nền văn hóa, tính chất của sự hiện diện phải được đánh giá cao và chắc chắn không thể coi như một yếu tố cảm tính thứ yếu đối với thế giới ý niệm thuần túy. Nếu đúng như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định, chứng cớ và giá trị của mọi tôn giáo ở chỗ người hành đạo có thực hành thiện tâm, các đức tính từ bi và khoan dung bẩm sinh đối với con người, tiêu chuẩn ấy cũng có giá trị đối với cuộc đối thoại vốn là một công việc và một lãnh vực hoạt động quan trọng của mọi tôn giáo hôm nay.

Ngày xưa, hoạt động tôn giáo có thể thu gọn trong việc phụng tự hoặc trong việc nghiên cứu các nghi thức và niềm tin. Ngàynay, một yếu tố mới xuất hiện là việc đi vào niềm tin và nghi thức của các tôn giáo khác với sự đồng cảm và tôn trọng nhưng không vì thế mà coichúng như là của mình. Hoa quả và giá trị của hoạt động mới này mà các thế hệ đi trước chẳng hề quan tâm mà còn coi là bất chính và phạm thánh chính là nhờ sự giống nhau của mọi tôn giáo về lòng từ bi và quảng đại. Sự đối thoại không chỉ làm sống động những tình cảm tốt đẹp nhất của chúng ta đối với người khác mà còn làm cho chúng ta ý thức về mình nhiềuhơn để làm chứng tốt hơn cho thiện tâm của mình. Cuộc đối thoại làm chochúng ta tốt hơn.

Chúng ta không thể đạt đến điều đó khi vẫn ở mãi trong sự trừu tượng. Cuộc đối thoại không chỉ đòi hỏi các ý tưởng rõ ràng và sự hiểu biết tối thiểu quan điểm của mình và người khác, nó đòi hỏi một sự dấn thân của mỗi người. Tính khách quan, vô tư và có tổ chức của người trí thức mà cuộc đối thoại đòi hỏi không phải là những cứu cánh tự thân – cũng thế, hiệu quả và lợi ích không phải là những mục đích sau cùng của một công việc hay một tổ chức xã hội. Cuộc đối thoại đòi hỏi sự chính xác trí thức, điều này giúp người ta tránh khỏi hay ít nhất kềm giữ những khuynh hướng ích kỷ tự nhiên. Như thế những người chủđạo có thể sẵn sàng đi xuống các vùng sâu của ý thức, ở đó cuộc đối thoại tập trung vào một mảnh đất chung của chân lý, trong một kinh nghiệm sống hoàn toàn siêu việt khỏi tinh thần khái niệm hóa.

Tình bằng hữu

Sự thành công của cuộc hội thảo chủ yếu là do sự hiệndiện mà Đức Đạt Lai Lạt Ma khai thông. Sự tín nhiệm và trầm tĩnh của ngài bất chấp nguy cơ mà ngài có thể gặp làm cho mọi người cảm thấy thoải mái và yên tâm bởi lẽ chúng tôi không có gì để mất ngoại trừ sự sợhãi của mình. Nhờ thế, một trào lưu của tình bằng hữu đã được thiết lậpvà cuộc đối thoại bước vào con đường sinh hoa kết quả. Cuộc đối thoại sẽ chắc chắn đem lại hiệu quả làm giảm bớt nỗi sợ hãi và ngờ vực lẫn nhau, biến đổi chúng tôi thành những người bạn có phẩm chất tốt nhất, kểcả với những người mà chúng tôi quan niệm như kẻ thù hoặc những con người nguy hiểm. Tuy nhiên, tình bằng hữu, hay chí ít thiên hướng về mộttình bạn chân thành cũng là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc đối thoại tốt đẹp. Là bằng hữu, có nghĩa là phải tin tưởng và chịu thương tổn. Phải đối đầu với nguy cơ để cùng chia sẻ một kho tàng và sau đó đôikhi phải thất vọng vì kho tàng đã không được quan tâm đến hoặc xử lý không tốt. Càng đi sâu vào cuộc hội thảo, cường độ của tình bằng hữu nốikết những người tham dự càng gia tăng. Như mọi người đều nhận thấy, nó tỏa sáng từ Đức Đạt Lai Lạt Ma và các Kitô hữu đối thoại. Họ biết rằng nguy cơ mà họ đương đầu khi cùng nhau hội họp hoàn toàn được biện minh và nó trở thành một niềm hoan hỷ lớn lao trong lòng họ.

Tình bằng hữu chiếm một vị trí trung tâm trong tư tưởng và truyền thống Kitô giáo. Lý tưởng Kitô giáo về tình bằng hữu dựatrên một truyền thống lâu đời theo đó tình bằng hữu không phải là một hình thức pha lỗng của sự thân mật. Cicéron và Thánh Augustinô hẳn sẽ không hiểu được ngôn ngữ của các nhà báo hôm nay nói rằng đôi trai gái ghép thành cặp chỉ đơn thuần là bè bạn như thể chỉ có một mối quan hệ thật sự đáng quan tâm là mối quan hệ phải đi “xa hơn” tình bạn. Đối với Cicéron và Thánh Augustinô cũng như nhiều thế hệ trước và sau các ngài, tình bằng hữu là cứu cánh của mọi kinh nghiệm hình thành các mối tương giao nhân loại. Giáo dục theo nghĩa rộng nhất phải là sự chuẩn bị để hoàn thiện tình bằng hữu. Sự hoàn thiện này giúp cho hai hữu thể chia sẻphần sâu xa và chân thật của mình.

Thánh Aelred de Rievaulx, một tu sĩ ở Yorkshire vào thế kỷ XIII, đã viết một cuốn sách nhan đề Tình bằng hữu tâm linh, quan tâm chủ yếu đến quan điểm của Kitô giáo về lý tưởng cổ xưa ấy, khởi đầu từ một cuộc tranh luận về tác phẩm “Về tình bằng hữu” của Cicéron. Aelred lưu ý rằng sự chuẩn bị trong kỷ luật và thử thách lẫn nhau là tiền đề để tình bằng hữu triển nở trọn vẹn. Lúc đó sự tin tưởng lẫn nhau, sự thân thiết và cởi mở đem lại sự ngọt dịu khôn tả liên kết nhữngngười bạn và lan tỏa xuyên qua tình bằng hữu đến với mọi người. Một cách ý nhị, thánh nhân cho rằng một tình bằng hữu như thế không thể không dựa vào lòng tốt chủ yếu của mỗi người bạn. Không thể có tình bằnghữu đặt nền tảng trên ước muốn lợi dụng người khác hoặc trên lòng thù hận bởi lẽ các xu hướng tiêu cực ấy đi ngược lại với nhân tính. Sự đồng mưu trong tội ác không tạo nên những người bạn tốt. Tình bằng hữu là sự hoàn thiện nhân tính. “Một người bạn chân thành, Thánh Aelred nói, chỉ nhìn thấy nơi người bạn của mình tấm lòng và không thấy gì khác nữa”. Kếđó, không chút ngượng ngịu, ngài kể lại những gương mẫu đặc biệt của tình bằng hữu ngài đã từng biết trong cuộc đời mình. Và khi đi dạo trongtu viện ngài cảm thấy hoan hỷ khi nghĩ rằng trong nhà dòng, ngài đã yêuthương tất cả mọi người không chừa một ai và biết rằng họ cũng đã yêu thương lại ngài. Đối với thánh nhân, tình bằng hữu của con người ở mức độ hoàn hảo là một lễ hiển linh của sự hiện diện thực sự của Đức Kitô. Đức Kitô, Thánh Aelred nói, là người thứ ba ở giữa chúng ta. Theo quan điểm Kitô giáo, tình bằng hữu chân thật “sinh ra trong Đức Kitô, tiếp tục trong Đức Kitô và tìm thấy sự hoàn thiện trong Đức Kitô”. Thật là một sự hiểu biết tốt đẹp và sâu sắc nhân tính của Đức Giêsu phục sinh.

Trong quan niệm ấy về bản tính nhân loại, Đức Kitô không tạo ra một chướng ngại hay một rào chắn trí thức phân cách chúng ta với người khác. Ngài không phải là một đối tượng mà người ta đề cập và phân tích chi ly. Ngài là sự hiện diện kín đáo trong đó chúng ta phảithật sự hiện diện cho nhau. Ngài có thể hữu danh hoặc vô danh. Trong mọi trường hợp, sự hiện thực của ngài không tăng, không giảm. Cũng theo quan điểm thần học, ý niệm tình bằng hữu là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Khi ngỏ lời với các môn đệ của mình trong bữa ăn cuối cùng Đức Giêsu tuyên bố ngài là bạn hữu của họ. “Ta không gọi các con là tôi tớ nữa vì tôi tớ không biết việc chủ làm, ta vừa gọi các con là bạn hữu, bởi vì ta đã cho các con biết tất cả những điều ta đã nghe ở Cha ta.” Chúa Thánh Linh từ nhiệm thể hiển vinh của Đức Giêsu đổ tràn xuống thế giới của ý thức nhân loại được diễn tả cũng bằng những ngôn từ gắn liền với tình bằng hữu. Ngài là Đấng bảo trợ luôn ở bên cạnh chúng ta, để nhắc chúng ta nhớ lại mọi điều chúng ta đã quên, để sửa chữa những tác hại do sự điên rồ của chúng ta. Thần học phụ nữ hiện đại đã thừa nhận vịtrí trung tâm của biểu tượng tình bằng hữu trong đức tin Kitô giáo và đã phục hồi nó tạo thành một ẩn dụ nền tảng của mối quan hệ của con người với đấng thần thiêng.

Lý tưởng tình bằng hữu ấy có khả năng mạnh mẽ hòa giải tuyệt đối thể với cá nhân. Các bạn có thể không cùng một ý kiến khichọn màu của một tấm thảm nhưng vẫn là bạn hữu của nhau. Một Phật tử cóthể là bạn một Kitô hữu. Trong tình bạn, người ta có thể tôn trọng và hơn thế nữa công nhận giá trị của những điểm dị biệt. Trong các mối quanhệ vắng bóng tình bằng hữu, những điểm dị biệt có thể bị thổi phồng quáđáng và biến đổi thành những sự chia rẽ về chủng tộc, tôn giáo hoặc ý thức hệ. Chúng ta biến kẻ khác thành ma quỷ đe dọa chúng ta, chiếu lên kẻ khác phần bóng tối của mình và thế là xung đột xuất hiện. Tình bằng hữu là hình thức cao cả của lòng từ bi và quảng đại trong sự tôn trọng vị trí hàng đầu của chân lý trên mọi xu hướng chủ quan. Nhưng tình bằng hữu nhắc chúng ta tính khách quan của chân lý không loại bỏ tính chủ quan. Nó dung nạp cái đặc thù với cái phổ quát, thực hiện coincidentia oppositorum, sự hòa giải các điểm đối lập. Nicolas de Cues, vị Hồng y của thế kỷ XV, nhà chính trị, nhà toán học và nhà thần bí đã nói rằng Thiên Chúa ở “bên trên sự đồng nhất các điểm đối lập”.

Có một phương tiện đơn giản để biết khi theo đuổi chân lý, chúng ta có còn gắn bó với tình bằng hữu vốn là viên đá góc nhà. Khi chúng ta được thông tin một người công giáo đã bị giết chết ở Belfast hay một người Do Thái đã chết ở Cisjor-danie, hoặc giả nhiều bé gái của một cô nhi viện ở Trung Quốc đã biến mất, hoặc giả nhiều người Tây Tạng đã bị sát hại, có phải chúng ta lắng nghe một thông tin liên quan đến những cá nhân hay những nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo không ? Có phải đối với người lính Do Thái, hoặc người biểu tình Palestine bị giết chết, chúng ta có ngay hình ảnh của một người Ả Rập hoặc người Do Thái hay hình ảnh một con người bất kể đó là người Do Thái hay người Ả Rập không ? Những con số chạm đến chúng ta như thế nào ? Có phải như biết bao thảm kịch cá nhân hay như con số thống kê sử dụng làm vũ khí chính trị ?

Trong hội thảo John Main, cũng như trong các lần giảng đạo tâm linh khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không lợi dụng cơ hội để nói về việc Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng. Ngài không tìm cách biến tìnhbằng hữu thành một mưu mẹo chính trị. Dường như đó là một trong những đức tính làm cho ngài thành một nhà chính trị mà người ta luôn luôn lắngnghe với sự thích thú và kiểu mẫu của những người hướng đạo tâm linh. Vì có thiên hướng mạnh mẽ về tình bằng hữu như thế nên Đức Đạt Lai Lạt Ma được mọi người yêu quý và kính trọng. Thiên hướng ấy chắc hẳn cũng lànguồn gốc của một thiên hướng khác hướng về sự đối thoại, tức là lòng tôn trọng sự khác biệt trong lúc đi tìm sự thống nhất. Dưới góc độ đó, nhiệt tình đối với bạn hữu không làm phôi pha tính tập trung của Chân lýthuần khiết. Chân lý không đơn giản chỉ là phát biểu chính xác các ý tưởng đúng đắn. Chân lý không có nhiệt tâm của tình bạn hữu là một hình ảnh nhợt nhạt của thực tại.

Kiểu mẫu đối thoại

Để một cuộc đối thoại thành công, cần có tinh thần bằng hữu, bởi lẽ chúng ta trò chuyện bằng những ngôn ngữ địa phương riêng biệt. Dù nói cùng một tiếng mẹ đẻ, cũng có lúc chúng ta bị lạc hướng trong lần tiếp xúc đầu tiên vì những ngôn ngữ địa phương và các dấu giọng, nhưng chúng ta học cách để hiểu và tôn trọng chúng. Các phương ngữ ấy từ ngôn ngữ chung của chân lý ngày nay được phổ biến rộng rãi và học cách truyền thông. Về phương diện này cuộc hội thảo chuyên đềvề Phúc Âm là một kiểu mẫu đối thoại trong sự lắng nghe lẫn nhau.

Ít lâu sau cuộc hội thảo, sự đối thoại giữa Kitô giáovà Phật giáo gặp phải một trở ngại đau đớn đáng tiếc tiếp theo sau việcĐức Thánh Cha Gioan Phaolô II phát biểu những quan niệm tổng quát về Phật giáo trong cuốn sách Đường vào hy vọng và các cuộc tranh luận phát sinh từ đó. Nhiều vị tu sĩ và thượng tọa Phật giáo đã tranh cãi mạnh mẽ quan điểm về Phật giáo trình bày trong cuốn sách ấy với tinh thần hăng hái đến nỗi các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Xri-lan-ca đã tẩy chay chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến đất nước họ. Thích Nhất Hạnh bày tỏ cảm nghĩ của ông trong cuốn sách Bouddha vivant, Christ vivant (Đức Phậthằng sống, Đức Kitô hằng sống). Khắp nơi, tình bằng hữu dường như bị chựng lại. Vaticăn liền đưa ra những thông báo sửa sai khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng không có ý định chỉ trích Phật giáo là một triết học phủ nhận cuộc sống.

Đại diện cho một truyền thống Kitô giáo lâu đời, dường như Đức Giáo Hoàng châm biếm và chê bai Phật giáo mà không tìm cách để hiểu Phật giáo. Các Phật tử cố gắng làm chứng cho lòng từ bi, nhưng nhiều người không thể không bỏ tất cả các Kitô hữu (hay hầu như tất cả) trong cùng một rọ và coi họ là những người bất khoan dung, ngạo mạn và quá khích, cực đoan. Sự cố ấy cũng gợi lên những tình cảm đau xótcủa một số Phật tử phương Tây đối với nền giáo dục Kitô giáo mà họ hấp thụ. Cuộc đối thoại đi tới chỗ đó khi tình bằng hữu biến mất. Và cứ mỗi lần một mối quan hệ bị hỏng, thử hỏi có ích gì khi ném cho nhau những lời lăng nhục hoặc nhắc lại những điều xúc phạm đã qua. Còn vô ích hơn nữa khi muốn tranh luận về ý nghĩa của những từ ngữ gợi ra vấn đề – ví dụ niết bàn, không tính và giác ngộ – khi mà thiện chí, lòng tin cậy và tình bằng hữu chưa được kiến tạo lại hoàn chỉnh. Cuốn sách này muốn này muốn đóng góp phần nhỏ vào việc phục hồi tình bằng hữu.

Sự châm biếm luôn luôn dựa trên việc tách rời những chi tiết định tính để làm hiện ra những đường nét có thể nhận ra tức khắc. Vả lại các tôn giáo châm biếm lẫn nhau giống y như các họa sĩ vẽ tranh châm biếm. Đối với nhiều Kitô hữu, Phật giáo là một tôn giáo tin ởkhả năng hành xử theo một luân lý duy lý. Luân lý này không do một Thiên Chúa ngôi vị hoặc do sự sợ hãi hình phạt thúc đẩy, nhưng do ước muốn có được sự tái sinh thiện hảo nhất trong một chuỗi có vẻ như vô tậncủa các lần tái sinh. Bảng tóm tắt của Kitô hữu về Phật giáo cho chúng ta hiểu rằng người ta đạt đến mức thiện hảo ấy khi từ bỏ thế gian và những tình cảm của riêng mình. Một sự biếm họa như thế không hề biết đếncác cuộc tranh luận triết học vừa tinh tế, vừa phức tạp mà truyền thốngPhật giáo đưa ra để mổ xẻ các yếu tố ấy. Chưa kể biếm họa ấy bỏ qua không đề cập đến vị trí trung tâm của lòng từ bi.

Nói một cách triết học, Phật giáo là một trong số những thể hiện cao nhất của tinh thần nhân loại. Triết học Phật giáo dựatrên một toàn bộ các nguyên lý được thừa nhận như tứ diệu đế. Tuy nhiênnhiều trường phái đã xuất hiện nhất là trong nội bộ của Phật giáo Tây Tạng, duy trì các mối quan hệ phức tạp làm cho toàn bộ Phật giáo là một kiệt tác trên bình diện của sự đa dạng hóa các quan điểm nhân loại. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một triết gia hiện đại hoàn hảo nhất trong số các triết gia hoàn hảo của nhiều trường phái Phật giáo và như cuốn sách của ngài The World of Tebetan Buddhism (Nhà xuất bản Wisdom, 1995) cho thấy rất rõ, ngài không chỉ có thiên tư để hiểu biết, lãnh hội, mà còn thiên tư trình bày trong sáng, rõ ràng. Trong cuộc hội thảo này, nhiều lần ngài nhắc lại rằng, các lời giảng giải của ngài nằm trong một quan điểm Phật giáo đặc thù, đồng thời còn có các quan điểm khác phải lưu ý đến – một số rất phức tạp và đối lập với quan điểm của ngài. Cuốn sách này muốn góp phần phát triển cuộc đối thoại bằng nhiều cách, nhất là lôi kéosự quan tâm – dẫu là sơ lược – đến nhiều truyền thống khác nhau của mỗitôn giáo.

Những phương ngữ nội tại trong Kitô giáo chắc chắn không phải là ít. Một tôn giáo dung nạp trong nội bộ một phong trào như Opus Dei và một bộ trưởng như Đức ông Ian Paisley có xu hướng đồng phục hóa tất cả. Hơn thế nữa, cuốn sách này xin được nhắc nhở các bạn Phật tửmột sự kiện mà nhiều Kitô hữu hôm nay luôn ý thức. Đó là “Giáo Hội” mộttừ ngữ rất tổng quát. Nó có thể chỉ một kiến trúc lạnh lùng dành cho một buổi sáng chủ nhật có mưa rơi ; một tôn giáo toàn cầu ; một truyền thống thần bí ; một cơ thể tâm linh với những chiều kích lịch sử dàn trải từ thượng nguồn đến hạ nguồn kể từ khi Đức Giêsu được sinh ra ; hoặc nhóm văn hóa trong đó tôi đã sinh ra, lớn lên và giờ đây, tôi còn giữ những tình cảm dịu dàng. Đã hẳn chúng ta không thể hoàn toàn tách rời Kitô giáo cơ chế với Kitô giáo tâm linh, cũng như không thể tách rờihình thức với nội dung hoặc thể xác với tinh thần. Tuy nhiên điều quan trọng là phải duy trì sự phân biệt. Lịch sử cho ta nhiều ví dụ về những Kitô hữu ở ngoài Giáo hội cơ chế nhưng biết rất rõ rằng mình thuộc về Giáo hội.

Trong trường hợp ấy, ai có thể thật sự nói “nhân danh” Kitô giáo hoặc “nhân danh” Phật giáo ?

Căn cứ vào tính chất đa dạng đó, làm thế nào để cuốn sách này có thể đề ra một kiểu mẫu để thực hiện và định hướng lại cuộc đối thoại Phật giáo – Kitô giáo ? Hơn thế nữa, một kiểu mẫu có thể áp dụng cho đối thoại nói chung : giữa công giáo và tin lành, đại thừa và tiểu thừa, cánh tả và cánh hữu, đàn ông và đàn bà, giữa người thuộc mọi sắc tộc và mọi nền văn hóa.

Những tham vọng khiêm nhường

Trong thời gian tham gia cuộc đối thoại, trước hết chúng tôi phải giữ sự khiêm nhường trong các tham vọng. Đức Đạt Lai Lạt Ma không có tham vọng hoặc ý định giải thích toàn bộ Phúc Âm, giáo huấn và cuộc đời Đức Giêsu, hoặc các chân lý sâu xa của đức tin Kitô giáo nhưsự Sống lại và Thánh Linh. Sự tiếp cận của ngài có tính thăm dò chứ không phải là chung cuộc, và ngài mở rộng phương pháp ấy để đối thoại với nhóm Kitô hữu được mời đến để tranh luận. Chính trong lúc tìm kiếm chân lý mà người ta tìm thấy sự soi sáng, chứ không phải lúc phát biểu chân lý. Cũng thế, Thánh Benoit định nghĩa tu sĩ là người “thật sự tìm kiếm Thiên Chúa”. Trong quá trình đi tìm, người ta luôn luôn khám phá một điều gì đó. “Hãy tìm và các con sẽ thấy ; hãy gõ cửa người ta sẽ mở cho các con”. Khi đọc Kinh Thánh với một con tim sẵn sàng đón nhận, chúng ta dễ dàng vượt qua chủ nghĩa bi quan khô cứng của thời hiện đại đang tìm cách phá hủy tinh thần. Có một cái gì đó phải tìm, nhưng chỉ trong lúc đi tìm mà người ta mới khám phá ra. Thánh Grégoire de Nysse diễn tả điều ấy như sau: “Tìm kiếm Thiên Chúa, đó là thấy Người ; thấy Thiên Chúa, đó là tìm kiếm Người.”

Một trong những nhà tư tưởng Kitô giáo đầu tiên, Thánh Irénée nói rằng chúng ta không bao giờ có thể biết được Thiên Chúanhư một đối tượng hay một thực tại bên ngoài chúng ta. Chúng ta chỉ biết Thiên Chúa trong khi tham dự vào sự hiểu biết Thiên Chúa bằng chínhThiên Chúa. Các nhà thần học đầu tiên ấy trình bày những suy tư của họ về Thiên Chúa, về mầu nhiệm của Đức Kitô từ kinh nghiệm thần bí của bao dung thể – hay tính bất nhị – của Thiên Chúa. Họ diễn tả điều mà cầu nguyện chứ không phải tư duy đơn thuần đã dạy họ, giống như các nhà thầnhọc kiệt xuất hôm nay vẫn làm. Cuộc đối thoại trong bối cảnh ấy và với các vị như thế trở nên dễ dàng, lưu loát và linh động. Chân lý được cảm nhận như hiển lộ ra trong ánh sáng xuất hiện khi mây mù của vô minh, thành kiến và sợ hãi đã bị xua tan ít là trong giây lát. Chân lý trong tiếng Hy Lạp alètheia, có nghĩa rõ ràng là một sự soi sáng. Sự tìm kiếm ấy chỉ có thể là một cuộc hành trình đi lên từng bước một, từng lúc một.Nó bao hàm ý không bao giờ để mất đi sự quân bình tế nhị vốn có của tình bằng hữu và nhất là sự quân bình giữa lời nói và sự lắng nghe. Vẫn còn thiếu các dự án lớn nhằm phiên dịch Phật giáo sang ngôn ngữ Kitô giáo hay ngược lại. Từ đầu đến cuối, sự khiêm nhường của các tham vọng nằm trong các giờ tranh luận của cuộc hội thảo. Đối thoại không phải là phiên dịch. Nhưng một người phiên dịch giỏi như Geshe Thupten Jinpa, luôn có mặt để nhắc nhở cho các bên đối thoại rằng không phải họ đang soạn thảo một cuốn từ điển.

Một khía cạnh khác của đức khiêm nhường xác định cáchtiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài thừa nhận chưa có kinh nghiệm.Trước hết, ngài tuyên bố biết rất ít về Phúc Âm và thần học Kitô giáo, nhưng vẫn ước ao học hỏi. Ngài hy vọng không làm phiền lòng ai, và chắc chắn không muốn lung lạc đức tin của các Kitô hữu tham dự cuộc hội thảo.Không dễ gì thừa nhận một khiếm khuyết của khiến thức bởi lẽ một lời thú nhận như thế đối với chúng ta dường như dễ bị tổn thương, vô vị hay bạc nhược. Nếu tri thức là sức mạnh thì vô tri là sự yếu đuối. Nhưng nếutrước khi khai mào cuộc đối thoại chúng ta thừa nhận những giới hạn trong kiến thức thì nhiều đức tính có thể triển nở. Trước tiên là lòng trông cậy. Chúng ta không còn sợ bị xúi dục hoặc tuyên truyền. Lúc đó chúng ta có thể bỏ bớt sự phòng vệ của chúng ta. Do đó thừa nhận mình thiếu kinh nghiệm chắc chắn tạo thành bước đầu của bất bạo động. Nhưng khiêm nhường trong đối thoại còn có một đức tính khác : nó giải phóng tính tự phát. Cởi bỏ nhu cầu chứng tỏ mình rất thông minh và học thức – cơn cám dỗ của các nhà bác học và các chuyên gia – chúng ta có thể ứng xử thoải mái và tức thời với sự việc diễn tiến. Đó chính là điều xảy ra trong cuộc gặp gỡ này. Đức Đạt Lai Lạt Ma không biết nhiều về Phúc Âm, nhưng sự nghiên cứu Phật giáo, sự thực hành trong tu viện và hành trình tâm linh đã dạy ngài rất nhiều. Vả lại kiến thức ấy đã cho phép ngài đốiứng với các biểu tượng và ý tưởng Kitô giáo như thể ngài hiểu biết thậtsự.

Do đó, cử tọa Kitô hữu đã ngạc nhiên công nhận rằng một Phật tử có thể giúp đỡ họ lĩnh hội và tiếp cận lại các bản văn và trần thuật mà nhiều người đã học từ khi còn thơ ấu. Nhiều lần, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại rằng ngài không khuyên ai cải giáo – thế đó, ngài tôn trọng quyền chọn lựa tôn giáo của mỗi người. Ngài nói tốt hơn hết làtái khám phá ý nghĩa sâu xa và sức mạnh trong truyền thống tôn giáo củariêng mình. Phải nói rằng thật ngạc nhiên biết bao khi thấy một Phật tửgiúp các Kitô hữu gắn bó hơn với đức tin của họ và soi sáng nó đơn giảnchỉ bằng cách đối chiếu với niềm tin Phật giáo – ngay cả những đối lập rành rành hoặc những ý tưởng không thể dịch ra được nổi lên giữa hai tôngiáo. Sở dĩ được như thế bởi vì cuộc đối thoại có tính chất thăm dò chứkhông phải để khoa trương. Cường độ đối thoại đã cổ vũ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài không làm ra vẻ hiếu kỳ và đã lắng nghe cẩn thận các câu hỏi. Điều cảm động nhất là thấy ngài lắng nghe ; sự hiếu tri và quan tâm của ngài thực sự chân thành. Đúng ra, cuộc đối thoại giống với một vở kịch của sân khấu thử nghiệm hơn là một vở nhạc kịch trình diễn hoàn hảo trênsân khấu Broadway. Một đôi khi cuộc đối thoại chựng lại, khi khác lại thông suốt. Cần phải tham gia hết mình, bởi lẽ nó không giống như một bộmáy vận hành, cũng không có gì là giáo điều. Trong khi trao đổi, cần phải đưa những ý tưởng của mình ra, thậm chí chịu mất chúng để từ đó rútra những chân lý sáng ngời.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt ra nhiều câu hỏi. Trước mỗi buổi họp, tôi và ngài gặp nhau riêng để chuẩn bị các bản văn Phúc Âm trong sự tĩnh lặng, các bản văn mà ngài phải chú giải trong vòng một giờ. Ngài lắng nghe tôi giải thích về bối cảnh, về một số thuật ngữ và những từ quan trọng. Cho dù ngài không quen với Phúc Âm, như ngài thườngnói thì sự tiếp thu kỳ diệu và nhiệt tình trí thức muốn thiết lập mối liên hệ với những ý tưởng mới đã bù đắp lại còn nhiều hơn những điều ngài chưa biết. Tôi chợt nghĩ đến một từ mà Thánh Grégoire Cả nói về cuộc đời của Thánh Benoit được thuật lại trong cuốn Cuộc Đời. Ngài nói, Thánh Benoit đã từ giã học đường để bước vào cuộc sống ẩn tu trong một tình trạng vô tri hiền triết.

Văn hóa và trí thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn luôn được giữ kín. Ngài không phô trương nhưng sử dụng chúng khéo léo trong việc đi tìm chân lý. Các Kitô hữu có thể nhận thấy điều đó khi ngài chỉ ra cho họ những ý nghĩa và những điều tinh tế của Phúc Âm mà trước đây họ chưa từng biết. Nhờ ngài, họ làm phong phú và đổi mới đức tin một cách làm cho họ tràn đầy sự ngạc nhiên thán phục và tri ân. Nếu tri thứclà sức mạnh thì tri thức của ngài khi tìm hiểu Phúc Âm đã tạo ra một sức mạnh thấu thị ; ngài không bao giờ tìm cách dùng sức mạnh ấy để điềukhiển. Ngài không tranh luận với các Kitô hữu về ý nghĩa của Phúc Âm. Ngài đưa ra cách đọc của ngài, không hề bị trói buộc khi bàn luận với họvà để cho họ được tự do làm theo ý họ muốn.

Sự giống nhau và khác nhau

Một trong những “công cụ của các hành động thiện hảo”(tương đương với các phương tiện khéo léo của Phật giáo) do Thánh Benoit ấn hành trong Luật dòng là “chớ ban phát một nền hòa bình giả mạo”. Cũng thế, trong cuộc đối thoại điều quan trọng là vừa phải tránh nguy cơ của một tình bằng hữu giả mạo vừa phải tránh những cạm bẫy của sự châm biếm làm cho sai lệch hoặc của sự phán đoán làm hạ thấp giá trị.Trong khi nghiên cứu các ngôn ngữ, một số từ có hình thức giống nhau, nhưng ý nghĩa rất khác nhau được gọi là những từ đồng hình dị nghĩa (faux amis). Trung thành với nguyên tắc về tình bằng hữu chân thật, cuộchội thảo đã tôn trọng những điểm khác nhau cũng như giống nhau trong các tín ngưỡng và thái độ của những người tham dự.

Trong cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo, người ta rất dễ bị cám dỗ tìm sự trú ẩn trong những khái niệm tổng quát. Bằng cách đó, hai bên tránh được sự đối đầu để có thể chúc tụng nhau nồng nhiệt ở phút chia tay. Cách nay vài năm, tôi đã nhận thấy sự kiện ấy trong cuộc gặp gỡ ở Canada giữa các Kitô hữu và Phật tử thực hành việc tĩnh tâm thiền định. Chúng tôi bàn luận về hành trình cá nhân của mỗi người, về động cơ đã thúc đẩy mỗi người theo con đường đó và các phương tiện giúp thực hành lâu dài. Cuộc bàn luận kể ra cũng hữu ích và hào hứng nhưng tôi cảm thấy phần đóng góp của chúng tôi quá thận trọng. Chúng tôi chưa vận dụng những gì quý giá nhất và độc đáo nhất của mình.

Cũng thế, thay vì tổ chức cuộc hội thảo với một chương trình đã được tiên liệu, tôi chỉ yêu cầu nói về Chúa Giêsu. Tôi cảm thấy thái độ của tôi làm người ta nghi ngại, sợ rằng sẽ đánh mất sự đồng tâm nhất trí. Tôi lo lắng bởi lẽ các Kitô hữu ngày nay ở vào thời kỳ hậu chủ nghĩa tư bản dễ cảm thấy một tình cảm phạm tội, nhất là khi đối diện với những người mà ta có thể tìm thấy những điểm nhất trí với họ nhưng họ đã “từ bỏ Giáo hội” vì tức giận hay bực mình trước những khiếm khuyết thuộc bản chất con người của Giáo Hội. Tuy nhiên, với tư cách của một Kitô hữu, dường như tôi không thể nói sự thiền định có ý nghĩa gì đối với tôi nếu tôi cũng không nói đến Đức Giêsu và vị trí của Người trong đời tôi. Trong cách thức mà tôi thăm dò mầu nhiệm của Đức Giêsu và sự hiện diện thật của Người trong đời tôi, việc thiền định có tầm quan trọng đến nỗi theo tôi sẽ là một việc bình thường khi nói về mối quan hệ riêng biệt đặc thù giữa một Kitô hữu với Đức Giêsu chứ khôngphải chỉ với Thiên Chúa và Chân Lý nói chung. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi đứng lên và tuyên bố “Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ tôi” thì có nguycơ tôi làm cho cử tọa có thái độ lạnh nhạt ngay. Vả lại, tôi không muốngiới thiệu Người theo cách đó.

Điều tôi quyết định phải chia sẻ là ý nghĩa và giá trị của ngôi vị Đức Giêsu mà không tự giới hạn trong những ý niệm của Kitô giáo. Tôi biết rằng khi làm như thế là tôi đã hướng sự chú ý của mọi người đến một trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa các Kitô hữu và các Phật tử có thực hành thiền định. Nhưng tôi tin chắc rằng biết và thừa nhận khoảng cách phân rẽ chúng tôi chỉ có thể làm cho chúng tôi đếngần nhau hơn. Thật vậy, bầu khí của tình bằng hữu mà chúng tôi đã sử dụng sau cùng đã trở nên sâu sắc và mạnh mẽ. Giống như điều thánh Aelredđã ghi nhận, tình bằng hữu phải thường xuyên chịu thử thách nếu người ta muốn nó một lúc nào đó đạt đến sự hoàn thiện.

Giá trị của sự khác nhau

Cuộc hội thảo là một cơ hội để Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp chúng tôi hiểu ra giá trị của sự khác nhau một cách tức thời và không chút ngần ngại. Ngay từ đầu, ngài đã cho chúng tôi biết rằng mục đích của ngài không phải để góp phần thành lập một tôn giáo tổng hợp và phổ quát. Ngài không tin có thể tạo ra một tôn giáo duy nhất, phổ quát, nhưng ngài tin vào sự tôn trọng được đẩy đến mức tôn sùng những đặc tínhriêng của mỗi tôn giáo. Trong khi có những Kitô hữu đề cao quan điểm chính thống, nhiều người khác tham gia các phong trào tự do và thừa nhậný tưởng tôn trọng các truyền thống của nhau đó, tuy nhiên với những lý do khác hẳn với các lý do của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhiều lần, ngài nhấn mạnh đến sự kiện ngài là một Phật tử. Thật vậy, có khi ngài cảm thấy cần phải nhắc lại điều ấy với chúng tôi (và có lẽ, với cả chính mình). Dù lúc nào, ngài cũng cảm thấy mình thật sự là một Phật tử trọn vẹn nhưng khi nhận thấy những sự hòa hợp thật sự và mạnh mẽ giữa những lời giáo huấn của Đức Giêsu và Đức Phật, ngài tinh tế nhận ra cạm bẫy của một số từ được xác định là đồng hình dị nghĩa (những người bạn dỏm : “faux amis”). Lúc đó, ngài nhắc đếntầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ lưỡng cùng lúc ý nghĩa những điểm dị đồng tùy theo các nhu cầu tinh thần và tâm lý của các tín đồ của mỗi tôn giáo. Con người có những nhu cầu khác nhau mà các điểm đặc thù (“khác nhau”) của mỗi tôn giáo có thể đáp ứng. Khẳng định này dường như hoàn toàn có thể chấp nhận được, có tính khoan dung và tính tự do. Nhiềungười nhận thấy ở đó thái độ phù hợp với tính đa nguyên toàn cầu của thiên niên kỷ sắp đến. Tuy nhiên nó cũng gặp không ít khó khăn trầm trọng.

Dĩ nhiên, một hành giả đã hoàn thiện ở mức độ cao haymột con người thánh thiện có thể thực hiện trình độ khoan dung ấy một cách chân thành. Dù sao đối với nhiều người trong chúng ta, trong thực hành luôn luôn có một nguy cơ tách rời điều mà chúng ta nghĩ rằng mình tin với điều mà chúng ta cảm nhận và tin thật sự. Sau hết, nếu chân lý của các tôn giáo khác nhau chỉ được đo lường bằng khả năng đáp ứng các nhu cầu tâm lý của một cá nhân thì người ta tính sao với tính chất toàn diện của Chân lý tuyệt đối ? Nếu Phật giáo và Kitô giáo chỉ đáp ứng những điều kiện chủ quan nơi người tín hữu, thì làm sao có thể tự hào nói lên Chân lý và cái phổ quát ? Tôi đã nêu vấn đề ấy về thuyết tương đối của tôn giáo ra với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và ngài đã trả lời tôi rằng chính trong nội bộ của Phật giáo, có những trường phái tư tưởng chấp nhận các chân lý tuyệt đối khác nhau có thể đồng thời tồn tại. Chúng tôiđã không đào sâu vấn đề đó, có lẽ bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng chúngtôi đề cập đến một lãnh vực đòi hỏi kỹ năng cao về triết học nhưng không nhất thiết là con đường đem lại sự phong phú cho cuộc đối thoại. Chúng tôi cười xòa và đi qua một đề tài khác.

Dù sao từ vấn đề ấy, một mối thắc mắc lảng vảng xuất hiện trong lòng cuộc đối thoại. Ví dụ như các Kitô hữu thường lo lắng rằng một sự khoan dung toàn diện sẽ lấn át đức tin. Thừa nhận hành vi của Phật tử tìm an trú trong Đức Phật là chân lý phải chăng làm tổn hại đức tin của chúng ta trong chính bản chất của Kitô giáo được hiểu như một lời mời gọi trở thành môn đệ của Đức Giêsu ? Có phải Đức tin vào ĐứcKitô là một con đường dẫn đến Chân lý và niềm tin vào Đức Phật là một con đường khác ? Jung nghĩ như thế khi ông khẳng định mỗi tôn giáo trìnhbày Chân Ngã cho phương Tây và phương Đông. Nhưng các Kitô hữu sẽ nói điều này làm tổn hại đến ý tưởng trung tâm về sự Nhập thể trọn vẹn của Thiên Chúa nơi con người của Đức Giêsu. Trong thân xác ngài, thiên tính trọn vẹn đã đến cư ngụ.

Nhưng thừa nhận chân lý cũng có nơi Đức Phật, Môi-sê hay Lão Tử có làm tổn hại đến sự hiểu biết của Kitô hữu về Đức Giêsu không ? Các giáo phụ đầu tiên cũng chính là những người đầu tiên tham gia cuộc đối thoại giữa Tin Mừng và các tôn giáo khác, và ngay từ đầu họphải đối phó với vấn đề “tính chất độc nhất”. Cuộc đối thoại đã là cái đe trên đó các giáo phụ đã tôi luyện đức tin của mình bằng những từ ngữ khái niệm. Vì họ đối diện với các hệ thống tôn giáo đã được thiết lập, Do Thái và Hy Lạp, và vì họ tôn trọng sâu sắc công trình của các triết gia tiền Kitô giáo, cuộc đối thoại đã là con đường bắt buộc để đào sâu đức tin chứ không phải để pha lỗng đức tin. Người ta có thể tiếc rằng lịch sử đã không đem lại cho các giáo phụ cơ hội để đối thoại với các Phật tử : các bên đối thoại của họ là người Hy Lạp và người Do Thái. Sự tiếp cận của Kitô giáo đã không phủ nhận cũng không đánh giá thấp chân lý đã được khám phá và diễn tả trước đó trong các truyền thống ấy. Trái lại, họ suy nghĩ về những mối liên kết giữa chân lý đó với chân lý mà họthấy nhập thể trong Đức Giêsu. Trên cơ sở của cuộc đối thoại, cho phép họ đào sâu và làm sáng tỏ trực giác của họ về Đức Giêsu và về Tin Mừng mà nền thần học to lớn về Logos đã được xây dựng.

Trước cả Platon, Héraclite d’Éphèse khẳng định rằng Logos là sự khôn ngoan hình thành và cai quản mọi sự. Đó là lý thuyết hợp nhất duy nghiệm bàn về mọi sự. Phúc Âm của Thánh Gio-an đã đặc biệt cho phép các Kitô hữu đầu tiên đáp ứng bằng việc đánh giá tích cực khái niệm ấy và sau cùng đã xuất hiện sự Nhập thể của Logos (Ngôi Lời) trong Đức Giêsu, và hệ quả của điều này không phải để làm giảm bớt hoặc thủ tiêu những sự hiển linh tiền hoặc phi-nhập thể của Chân lý. Trái lại, một nhận thức rõ ràng về Đức Giêsu đã mở ra những cánh cửa trực giác chophép nhìn thấy Logos tỏ tường hơn, có lẽ ở những điểm mà trước đây người ta không thấy. Vậy thì có những cách biểu hiện khác nhau của Logos, những cách diễn tả khác nhau của Chân lý, những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Chấp nhận những điểm khác nhau (lòng khoan dung) và khẳng định tính duy nhất (đức tin) có vẻ trái ngược nhau. Nhưng cả hai là hai bộ phận của nỗ lực phải hoàn thành để đạt đến hòa bình và sự hợp nhất giữa các dân tộc. Sự nhầm lẫn thường ẩn núp đàng sau sự đồng phục. Những con đường tâm linh khác nhau sẽ luôn luôn thuộc về những con ngườibiểu lộ trong tính đa dạng của họ cũng như tính độc nhất của chân lý. Chỉ có một chân lý, một thiên tính duy nhất. Một lời, nhưng nhiều phươngngữ.

Vấn đề của lòng khoan dung

Người ta có thể chấp nhận ý tưởng có những chân lý tuyệt đối cùng tồn tại, nhưng điều này không làm cho công việc hàng ngàyvới các tín đồ có đức tin khác nhau dễ dàng hơn. Ngay cả với cách trìnhbày vấn đề của lòng khoan dung như sau đây thì những khó khăn vẫn còn đó.

Những người không phải là Kitô hữu có thể có cảm tưởng rằng Kitô giáo tìm cách chụp mũ tất cả các tôn giáo khác bằng việcnhấn mạnh tính chất độc nhất của sự Nhập thể. Do Thái giáo đúng, nhưng là tiên tri. Kỳ Na giáo đúng nhưng là thần bí. Triết học đúng nhưng thuộc về trí óc. Phật giáo đúng nhưng thuộc về tâm thức. Đức Kitô đúng vì Người là sự nhập thể trọn vẹn của thiên tính xuống với nhân loại. Nhiều Kitô hữu sử dụng các từ ngữ cô đọng ấy để diễn tả đức tin của họ, hoặc tin vào ý niệm ấy cho dù họ diễn tả ra bằng lời hay không. Thật vậy, điều này tạo nên sự độc nhất và khác biệt của Kitô giáo chính thống: Tin thật sự rằng Đức Giêsu là sự nhập thể của thiên tính. Những hình thức ngôn ngữ dùng để diễn tả các tín ngưỡng ấy thường xuyên được đổi mới, do ảnh hưởng của cuộc đối thoại giữa những người tin tưởng và phát biểu khác nhau. Nhưng trong cuộc đối thoại ấy, Kitô hữu nhận ra sự hiện diện của Logos, tôn kính mọi biểu hiện của Chân lý như là những sự hiển linh của tình yêu Thiên Chúa. Tuy nhiên, những cuộc trao đổi ấy bằng conđường ngôn ngữ, có một kinh nghiệm sống thực đi kèm theo, và kinh nghiệm sống này vượt qua ngôn ngữ và tư tưởng. Trong kinh nghiệm sống thực ấy, chính là sự im lặng, sự độc nhất và khác biệt, cũng như mọi cặpý niệm đối lập khác trở nên đồng nhất : chúng liên kết với nhau trong một thể thống nhất tôn trọng và hoàn tất sự khác biệt, đồng thời vượt qua sự chia rẽ. Đó là tình yêu.

Lòng khoan dung và sự đối thoại cũng là một thử tháchđối với Phật giáo. Phật giáo tự hài lòng về vấn đề lòng khoan dung theocách của riêng mình và làm như thế cũng không tránh khỏi nguy cơ của lòng khoan dung tinh vi. Khi một Phật tử, và có lẽ nhất là một Phật tử phương Tây tuyên bố rằng mọi tôn giáo có thể hòa hợp với nhau vì chúng tương ứng với các nhu cầu khác nhau của con người hoặc của tâm lý các cánhân, nhiều người sẽ nói thêm hoặc suy nghĩ đến “những giai đoạn phát triển khác nhau của họ”. Đàng sau đó, người ta cảm thấy xuất hiện xác tín mà tôi chưa bao giờ cảm thấy nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong các cuộc bàn luận công khai hoặc riêng tư của ngài. Đó là khái niệm về một Thiên Chúa ngôi vị có thể được chấp nhận nhưng nó chỉ đại diện cho một giai đoạn chưa chín muồi và có lẽ còn cổ lỗ của sự phát triển tâm linh. Nó giống như cái bánh xe thứ ba của chiếc xe đạp trẻ em giữ cho khỏi ngã.

Thần học công giáo cũng thừa nhận nguy cơ của một tình trạng ấu trĩ được gọi là thuyết nhân hình hóa. Nó thừa nhận rằng thực ra có những giai đoạn trong đức tin đi đôi với một quá trình hiểu biết thành thục biểu tượng về Thiên Chúa. Những ai có đức tin phải chiếnđấu chống lại việc tôn thờ thần tượng và sự mê tín trước khi đạt đến mầu nhiệm Thiên Chúa siêu việt. Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như chấp nhận rất tự nhiên Thiên Chúa siêu việt đó nhưng vẫn hoàn toàn để mở ngõ vấn đề “bản tính của Cha”, như ngài đã vừa nói vừa cười trong cuộc trao đổi với chúng tôi, khi vấn đề ấy làm cho người ta bối rối. Trong ước muốn cởi mở ấy, ngài đã không ngần ngại dùng từ Thiên Chúa, xuất hiện nhiều lần với sự uyển chuyển trong cuộc thảo luận với chúng tôi.

Mục đích của cuộc đối thoại là trở nên im lặng

Nếu mục đích của cuộc đối thoại là đưa ra nhiều câu trả lời xung quanh những câu hỏi nhạy cảm về sự dị biệt và tương đồng thì sự gặp gỡ của cuộc hội thảo này đã thất bại. Nhưng đối thoại có một mục đích khác. Nó có dự tính làm sáng tỏ cùng một lúc những tương ứng vàdị biệt trong niềm tin ngõ hầu chiến thắng các sức mạnh độc hại do ảo tưởng, sợ hãi, giận dữ và kiêu ngạo len lõi ẩn nấp trong các khe hở chiarẽ con người với tôn giáo của nó. Về phương diện này, mục đích của cuộcđối thoại liên tôn khác với các cuộc đối thoại giữa các đối thủ chính trị hoặc kinh tế nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thực hành được mọi người chấp nhận. Trong tôn giáo, có khi người ta cũng tìm ra những lời giải đáp thuộc loại này, nói chung chúng rất nguy hiểm. Chúng giống như nhữngtừ ngữ đồng hình dị nghĩa sẽ quay lưng chống lại các bạn ngay khi nhữngkhó khăn thật sự xuất hiện.

Cuộc đối thoại không chỉ làm sáng tỏ những điểm tươngđồng và dị biệt giữa các tôn giáo mà còn chỉ ra những sức mạnh ẩn nấp bên trong làm cho các tôn giáo trở thành những đối thủ không thể khoan nhượng. Trong lịch sử của sự khoan dung và bách hại tôn giáo, Phật giáo cũng như Kỳ Na giáo ít làm hại ai như Kitô giáo trong thành tích của mình. Tôn giáo mặc dù không cản trở ai, những hình thức của lòng khoan dung cũng đa dạng, một số nặng về chính trị, một số nặng về tâm lý, nhưng tất cả đều bám rễ trong sự chuyên chế của cái tôi (ngã) cá nhân. Nó bám víu dai dẳng vào tính đặc thù của ngã trong khi vẫn hoàn toàn tránh né sự thách đố do việc chấp nhận tính độc nhất của nó gây ra. Những sức mạnh được sử dụng là sự vô tri và sợ hãi. Chúng ta càng không biết về một nhóm khác hoặc một cá nhân khác, chúng ta càng có nhiều dịp quy chiếu lên họ những tình cảm và thiên kiến tiêu cực nhất của chúng ta.

Khi Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê lần đầu tiên xuống thuyền ở Ấn Độ để rao giảng Tin Mừng, ngài chỉ thấy nơi các tín đồ Hindu, những con người gian ác. Ngài không biết gì về kinh Vệ Đà, cũng không biết kinh nghiệm thần bí tiềm ẩn trong tôn giáo của đại chúng. Mộtngười phương Tây ngày hôm nay đi lạc vào giữa ngôi đền đạo Hindu có thểvẫn còn sợ bị chinh phục bởi sức mạnh của các nghi thức và các bài thánh ca đánh động vào cảm giác. Ngược lại, khi một người gần như đồng thời và cùng dòng Tên với Phan-xi-cô Xa-vi-ê, tên là Matteo Ricci, khi đến Trung Hoa đã mau chóng hiểu ra rằng đối thoại và hội nhập văn hóa lànhững phương tiện tốt nhất đem lại sự thành công cho việc truyền giáo. Các bề trên ở Rôma không tán thành thái độ của Ricci đã triệu hồi ông vềvà đánh mất một cơ hội tuyệt vời cho cuộc đối thoại Đông Tây. Ngày nay chúng ta thấy những tình huống tương tự với sự có mặt của những người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, và chúng ta cũng nhận thấy cũng có nhiều câu trả lời cho các tình huống đó. Nhưng khi nhận ra giá trị của việc đối thoại và giảm đến mức tối thiểu tính ngạo nghễ ích kỷ của một niềm tin có dụng ý, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng hơn tổ tiên chúng ta để hạn chế những thiên kiến, thường là vô thức và sửa chữa chúng bằngsự im lặng. Đối với chúng ta, điều đó dễ dàng hơn bởi lẽ chúng ta tự biết mình nhiều hơn. Việc đối thoại cũng cần thiết hơn bao giờ hết – và đối thoại trong sự im lặng.

Chắc chắn rằng, nếu người ta muốn lòng khoan dung giữa các tôn giáo phát triển thì phải có thêm nhiều Kitô hữu tiếp thu tốt nhất các bản văn quan trọng của những truyền thống khác. Việc đọc cuốn Bhagavad Gita hay Dhammapada cũng có thể thay đổi cách đọc Kinh Thánh Kitô giáo của họ (chừng nào họ vẫn còn đọc Kinh Thánh). Về phía mình, những Phật tử cũng không tránh khỏi thách đố chạy theo vô minh và thiên kiến. Ở Châu Á, Kitô giáo đôi khi còn bị liên kết với những kỷ niệm đau buồn của chủ nghĩa đế quốc phương Tây hoặc với chủ nghĩa đế quốc kinh tế hiện đại. Ở phương tây, nhiều Phật tử, nhất là những người được giáo dục trong môi trường Kitô giáo, khổ nỗi, cũng chỉ có được một sự hiểu biết sai lạc, không ra gì về Kitô giáo. Vì thế, người ta dễ dàngném các lỗi lầm của mỗi lần xưng tội lên chính đức tin Kitô giáo.

Một vài từ ngữ để đối chiếu

Nếu chúng ta là Phật tử hay Kitô hữu theo ý nghĩa trọn vẹn của danh xưng không phải chỉ bởi điều mà chúng ta tin, nhưng còn bởi phẩm chất của những hành động và sự làm chứng của chúng ta. Theonghĩa này, có những Kitô hữu là những Phật tử tốt lành hơn cả các Phật tử, bởi lẽ họ thực hành sự định tâm với nhiều sự trang nghiêm hơn hay cómột cái nhìn thấu suốt hơn về bản chất vô thường của các sự vật. Cũng có những Phật tử vượt qua các Kitô hữu trên mảnh đất của riêng mình, bởilẽ họ đem đức bác ái ra thực hành chứ không chỉ bằng lòng nói về nó. Ở mức độ chính danh ấy, thì kinh nghiệm cá nhân và sự thánh thiện quan trọng hơn các hệ thống khách quan của niềm tin và những điểm tinh tế củatriết học hay thần học. Sự so sánh giữa triratna, tức Tam bảo của Phật giáo với Ba ngôi, hoặc giữa dharmakaya và Thánh-Linh của các Kitô hữu, có thể đưa đến những cuộc đối thoại mà một số người sẽ cảm thấy vô cùng thích thú lại không liên quan gì đến đức hạnh và thái độ cá nhân của người tham gia đối thoại.

Anityatà (vô thường), duhkha (khổ não), anàtman (vô ngã), dharmatà (pháp tánh), sunyatà (tánh Không) và tathatà (Như lai) tất cả có thể được đối chiếu với các từ ngữ của Kitô giáo như đức khó nghèo, sự thống hối, sự quên mình, sự sống trong Đức Kitô, tính đơn sơ, Thánh Linh và mầu nhiệm. Tuy nhiên một trong những dụ ngôn của Đức Phật khuyên chúng ta đừng để cho năng lực thực hành tâm linh chuyển hướng sang tư duy lý thuyết. Nếu trong một lúc nào đó được ban phước, chúng tađạt đến sự xác thực triết lý thì chúng ta cũng sẽ không tới gần Niết bàn hơn cho tới khi sự tra vấn nội tâm được bắt đầu. Trong dụ ngôn, Đức Phật trả lời Malunkyaputta, người đã trách Ngài không nói gì về những đềtài tư biện. Đức Phật hỏi vặn lại nếu một người bị trúng tên có tẩm thuốc độc thì người này có chịu mất thời giờ để tự hỏi ai là cung thủ, tên được bắn từ hướng nào và tẩm chất độc nào ? Chẳng phải người ấy phảimau lẹ nhổ mũi tên ra sao ?

Đức Giêsu trong một phút thần hiệp kể lại trong Tin Mừng đã ngước mắt lên trời và cảm tạ Cha Người đã bày tỏ các mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn và dốt nát nhưng lại dấu kín các mầu nhiệm ấy với những người trí thức và kẻ “khôn ngoan”. Thánh Phao Lô đã khiển trách những Kitô hữu đầu tiên đã mất thời giờ cãi nhau về những từngữ thay vì phải minh chứng cho ý nghĩa của các từ ngữ ấy bằng cuộc sống gương mẫu. Phần ngài, ngài nói về sự điên rồ của thập giá, và tránhviệc tranh luận triết học với cả những người Hy Lạp uyên bác. Quyền bính của ngài là do Thánh Linh chứ không phải do tài hùng biện. “Chúng tôi lật đổ mọi lý luận, ngài nói một cách tự hào, và mọi sự kiêu ngạo chống lại sự hiểu biết về Thiên Chúa.”

Ở đây, những viễn cảnh của Phật giáo và Kitô giáo về căn bản thì giống nhau. Một mặt có kinh nghiệm, mặt khác có sự suy nghĩ về kinh nghiệm. Nếu các bạn muốn suy nghĩ, cả hai tôn giáo đều khuyên phải sử dụng kinh nghiệm lẫn suy tư, ít ra các bạn phải chắc rằng mình đang suy nghĩ trực tiếp về kinh nghiệm của mình chứ không phải về một kinh nghiệm của một người khác, người này lại suy nghĩ về những kinh nghiệm của một người khác nữa…

Niết bàn và Nước trời không phải là những từ ngữ có thể thay đổi cho nhau được, cho dù hai từ ấy phản ánh một biến cố trong cuộc đời này mà không phải một kinh nghiệm đời sau. Cứu độ và giải thoátmột cách chính xác cũng không đồng nghĩa, nhưng cả hai chỉ rõ một mục đích của đời người đòi hỏi sự dấn thân và kiên trì. Phật tử cũng như Kitô hữu phải chuyên chú vào mục đích ấy. Các trở ngại và tật xấu mà họ gặp trên con đường đạo – trong chính họ và dưới hình thức nghiệp hoặc tội lỗi thống trị thế gian – thì đồng nhất về mặt hiện sinh nhưng lại khác nhau về mặt quan điểm. Dẫu sao, một Phật tử kiêu ngạo và sân hận cũng rơi vào sự lầm lạc giống như một Kitô hữu kiêu ngạo và sân hận.

Khác nhau không có nghĩa là chia rẽ

Để diễn tả ý nghĩa của các thực tại hiện sinh đó, chúng ta phải dùng đến những ngôn ngữ đã hẳn khác nhau từ truyền thống này sang truyền thống khác, và cũng khác nhau trong chính mỗi truyền thống. Trong một ý nghĩa nào đó, các ngôn ngữ này đến lượt chúng tạo ra những sự phân nhánh riêng trong lòng một truyền thống chung. Giáo hội công giáo cũng vậy, không trình bày với thế giới một bộ mặt thống nhất so với giáo hội trước thời kỳ hiện đại. Khổ nỗi, tính đa dạng của Giáo hội luôn căng thẳng với tính thống nhất : quả thật, đó là sự thách đố của tính công giáo. Các cuộc tranh luận bên trong Phật giáo dĩ nhiên không công khai như các cuộc tranh luận phát sinh từ những tông thư của Đức Giáo Hoàng nhưng không kém phần căng thẳng. Như thế, cuộc tranh luậngiữa các trường phái tư tưởng đại thừa và tiểu thừa bị sự bất khoan dung và cố chấp đe dọa. Trong một truyền thống quốc gia cũng vậy, đức tin có thể chịu thử thách nặng nề. Ở Thái Lan, đại sư Buddhadasa Bhikkhuđã đụng chạm cơ chế khi dứt khoát loại bỏ vấn đề sự đầu thai ; ông tuyên bố rằng đó là một ý tưởng ngớ ngẩn không liên quan đến Phật giáo. Các Phật tử tranh luận với nhau để biết có phải Niết bàn (sự giải thoát)là cùng đích của tinh thần hay chính là tinh thần nguyên thủy cũng như các Kitô hữu quan tâm đến ý nghĩa của tội nguyên tổ hoặc thiên tính của Đức Giêsu.

Thiên Chúa không nằm trong ý tưởng giải thoát mà Đức Phật đã diễn tả. Theo ngài, suy nghĩ và tìm hiểu sự hiện hữu và bản tínhcủa Thiên Chúa không thể giúp chúng ta giải thoát khỏi vô minh. Cũng như Đức Giêsu, ngài chống lại chủ nghĩa nghi thức và tình cảm tôn giáo rỗng tuếch. Để duy trì tình cảm rỗng tuếch này người ta mới cần đến những tín điều và những cuộc bút chiến ác liệt về Thượng Đế. Tuy nhiên, Đức Phật không bác bỏ ý niệm Thượng Đế. Đơn giản, Ngài không nói gì về Thượng Đế. Sự im lặng của Ngài không phải là bất khả tri cũng không phảilà vô thần. Đó là một cách tiếp cận có ý nghĩa của vấn đề, của mầu nhiệm về Thượng Đế.

Cách ấy có hơi khác với của nhiều vị thánh, của các nhà thần bí và thần học Kitô giáo, nhưng chắc chắn được nhiều người biết. Thánh Augustinô tin vào Thiên Chúa không chút nghi ngờ, nhưng ngàicũng chắc rằng Thiên Chúa không thể biết được với chỉ một khả năng suy nghĩ. “Nếu các bạn có thể hiểu Người, thánh nhân nói, lúc đó không phải là Thiên Chúa nữa.” Người đồng thời với ngài, Thánh Grégoire thành Nysse, thầy dạy và nhà thần bí vĩ đại của Giáo hội phương Đông đã tuyên bố rằng mọi ý tưởng về Thiên Chúa đều có nguy cơ trở thành các thần tượng.

Truyền thống mặc nguyện (apophatique) của việc cầu nguyện Kitô giáo – cầu nguyện không ảnh tượng hay bất cứ tư tưởng nào – thì trung thành sống động và sâu sắc với ý tưởng của Kinh thánh về nền tảng của bản tính mầu nhiệm của Thiên Chúa. Như điều mà cuốn Nuage d’inconnaissance, một cuốn sách bằng tiếng Anh thời trung cổ nói về sự cầu nguyện chiêm niệm, người ta chỉ biết Thiên Chúa bằng tình yêu mà không phải bằng tư tưởng. Người có phương pháp nhất và theo minh nguyện (catophatique) nhất trong các nhà thần học là đại thánh Tôma Aquinô, ngài tuyên bố rằng tất cả những gì chúng ta có thể nói về Thiên Chúa là Thiên Chúa hiện hữu chứ không phải Thiên Chúa là gì. Vào khoảng cuối đời, sau một kinh nghiệm thần bí đã biến đổi ngài, thánh Tôma Aquinô phủnhận mọi giá trị của những điều trước đây ngài đã suy nghĩ và viết ra. Nicolas de Cues cũng nói về một “sự dốt nát uyên thâm” và nói rằng đó làmột hình thức của ý thức không bắt rễ trong trí thức nhưng có được quyền lực tối cao dẫn chúng ta đến chân lý. Tu sĩ Eckhart, một người bạncủa Phật giáo, nhấn mạnh đến sự bất khả tri của Thiên Chúa và tính chấtkhông phải là sự vật của Người, đôi khi với một sự quá đáng thú vị : “Ước gì tâm hồn con buông bỏ mọi thứ tinh thần, nó không nên có tinh thần. Con hãy yêu mến Thiên Chúa như Người là : một phi-Thiên Chúa, một phi-tinh thần, một phi-ngôi vị ; một đơn thể thuần khiết, đơn sơ và trong suốt, xa lạ với mọi thứ nhị nguyên.”

Sự nghịch lý còn hơn cả lý luận đơn thuần trở thành công cụ của thần học thần bí và của cuộc đối thoại giữa những người theothuyết có thần và những người theo thuyết không có thần để tìm hiểu ý nghĩa của Thiên Chúa. Nếu nhị nguyên luận hữu thần có vẻ thô thiển và xúc phạm một Phật tử thì nó cũng hoàn toàn xa lạ với trọng tâm của thần học Kitô giáo luôn tìm cách điều hòa tha tính tuyệt đối của Thiên Chúa với tính phổ quát của Người như nền tảng của hữu thể, sự siêu việt với sự nội tại của Thiên Chúa, Tạo Hóa với Tạo vật. “Với người, sự sáng tạo và sự hiện hữu chỉ là một” đây là một trực giác nền tảng của Kitô giáo về ý nghĩa của Thiên Chúa.

Bát chánh đạo và Mười điều răn hoặc cácmối Phúc thật soi sáng con đường hành đạo mỗi ngày mà tất cả chúng ta theo để đạt tới kinh nghiệm vượt qua tư tưởng và thời gian. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhấn mạnh, bản chất của các con đường ấy đòi hỏi về phía chúng ta sự tham gia sâu xa và sự tập trung cao. Cũng chính các conđường đó, tạo nên sự rèn luyện bên ngoài cần thiết để sự tham gia còn sâu xa hơn – tham gia việc thực hành thiền định. Nếu mỗi con đường có thể góp phần soi sáng con đường khác, và nếu mỗi con đường dẫn đến sự imlặng vốn có của một tinh thần khi mà các hoạt động đã ngừng lại, thì còn những con đường riêng rẽ yêu cầu phải có sự chuyên cần, trung tín vàthống nhất tinh thần. Bỏ qua một giai đoạn nào đó trong sự thực hành cánhân, người ta không thể còn chính đáng khi tiếp tục cùng một lúc đi theo nhiều con đường. Người ta không thể cùng một lúc cưỡi hai con ngựa.Vào một thời điểm thích hợp, sự thực hành đều đặn phải quả quyết tham gia một con đường duy nhất. Tuy nhiên, sự thống nhất của tinh thần khôngcó nghĩa là nó trở nên hẹp hòi. Trái lại, hành giả tiếp nhận con đường mà người khác theo với một lòng khoan dung lớn hơn và bởi thế nhận được một sự thanh thản lớn hơn. Đức Giêsu đã nói rằng con đường dẫn đến sự sống thì hẹp và những người tìm thấy nó thì ít. Sự chật hẹp của con đường dẫn đến sự sống không phải là kết quả của sự loại trừ nhưng của sựhội tụ và tập trung. Chính sự thống nhất tinh thần nuôi dưỡng một lòng khoan dung chân chính giúp ta vượt qua sự tò mò đối với các con đường khác.

Yêu thích tôn giáo và truyền thống của mình có lẽ là một yêu sách của đời sống tâm linh ; trong mọi trường hợp, chắc chắn nó là một điều kiện tiên quyết để yêu thích các đạo và truyền thống khác. Yêu thích truyền thống Kitô giáo hay Phật giáo của riêng mình đâu có gì là cuồng tín, cũng giống như ta yêu nơi mình sanh ra hay ngôi nhà mình đang sống. Nếu tình yêu quê hương có thể đưa đến chủ nghĩa quốc gia cố chấp, ganh ghét và sợ hãi quê hương của người khác và tình yêu tôn giáo của mình có thể đưa đến sự mê đạo thì không nhất thiết hai thứ tình cảm ấy phải trượt xuống con đường dốc tai hại đó. Việc thực hành nghiêm túc sự thinh lặng và bất động chấm dứt mọi sức mạnh vị kỷ lấy bản ngã làm trung tâm, cho phép chúng ta vẫn bám rễ sâu xa trong mãnh đất của truyềnthống đồng thời phát triển thêm nhiều cành nhánh trong khoảng không gian của chân lý.

Kinh thánh

Các kinh điển của một tôn giáo rõ ràng thuộc về truyền thống của chúng. Chúng có một “quốc tịch”. Nhưng chúng cũng tạo thành một nơi gặp gỡ giữa những người láng giềng đến từ những truyền thống xa xôi, như những vùng miễn thuế ở các phi trường ở đó mọi quốc tịch hòa nhập vào nhau một cách bình đẳng. Chúng tạo thành không gian của chân lý biểu tượng, nằm giữa lãnh địa của sự tranh luận triết học hay thần học và vương quốc của kinh nghiệm thuần túy về chân lý ở đó tư tưởng được bao hàm trong thị kiến. Nếu các triết gia và các nhà thần họcsẽ múc trong kinh điển nội dung cho nghệ thuật của họ, thì các hành giảbình thường về phần họ tìm trong kinh điển một lương thực tâm linh, mộttrí huệ mà họ hấp thụ và đồng hóa.

Các Kitô hữu tôn thờ các bản văn Kinh Thánh – Phúc Âmvà các thư của Tân Ước – không chỉ vì điều mà các bản văn ấy nói nhưng còn vì điều mà các bản văn ấy là. Nếu Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, như Phúc Âm đã khẳng định thì một cách nào đó xác thịt trở thành Lời trong Thánh Kinh. Ví dụ khi cử hành bí tích thánh thể, nhiều Kitô hữu tin và cảm nhận rằng sự hiện diện của Đức Kitô không bị giới hạn trong bánh và rượu. Đức Kitô còn hiện diện trong đức tin của cộng đoàn khi cầunguyện, trong phẩm chất của sự hiện diện của người này đối với người kia, và trong bài đọc Kinh Thánh tạo nên phần đầu tiên của nghi thức phụng vụ. Các Kitô hữu đầu tiên gắn cho việc chia sẻ lời Chúa dưới hình thức bài đọc Phúc Âm cá nhân hay tập thể một tầm quan trọng to lớn. Hànhđộng giảng giải lời Chúa còn hơn cả việc luyện tập trí thức đơn thuần, đó là một công việc của trí huệ. Nó đưa đến sự hiểu biết bằng trực giác.

Sự hiểu biết bằng trực giác (hoặc thần bí) là một kinh nghiệm về chân lý không thể được truyền thụ một cách đơn giản như người ta truyền thụ các ý tưởng hoặc niềm tin. Nó tự phát và cùng bản chất với một sự ban cho. Nó nắm bắt khi nó xuất hiện, tuy nhiên người takhông thể nghi ngờ sự hiện thực của nó. Nó đặt mọi sự trong vui mừng đồng thời đem lại bình an cho chúng ta. Truyền thống tu hành vẫn luôn thực hành một hình thức đọc sách tâm linh (Thánh Benoit gọi đó là lectiodivina), khác với việc học hỏi và đọc sách phân tích và mục đích của nólà từ từ đánh thức sự hiểu biết trực giác nơi hành giả. Noi gương truyền thống Do Thái về việc đọc Kinh Thánh, chú trọng chất lượng hơn sốlượng, chiều sâu hơn chiều rộng. Khi đọc theo cách này, người ta chọn một đoạn văn ngắn để nghiền ngẫm, “nhấm nháp”. Người ta đọc đi, đọc lại thật nhiều lần cho đến khi chỉ còn một từ hoặc một phần của câu nắm giữ toàn bộ tinh thần và đánh thức nó. Như thế, sự bình an ngự trị trong tinh thần và người ta thấy mình được dẫn đến ngưỡng cửa của thiền định.

Đọc Lời Chúa như thế nào ?

Origène, một giáo phụ Kitô giáo ở thế kỷ thứ III, thuộc trường phái triết học Kitô giáo thành Alexandria là người đầu tiênmô tả có hệ thống việc đọc và giải thích Kinh thánh, đã chỉ ra bằng cách nào tinh thần vươn lên chính nó trong cuộc gặp gỡ với Kinh thánh. Tinh thần khai thông những mức độ khác nhau của ý nghĩa có khả năng dẫn dắt việc đọc Lời Chúa (ở thời kỳ ấy, sự luyện tập như thế bị coi là phạmthánh, ngày nay những người theo trào lưu chính thống vẫn còn chủ trương đó).

Origène đồng hóa việc đọc Kinh Thánh với một quá trình đào sâu tâm thức và sự hiểu biết bằng trực giác. Quá trình này bắtđầu với nghĩa đen của bản văn và đòi hỏi một mức độ thông thạo ngữ phápvà lịch sử. Nhưng bên trên “chữ nghĩa làm chết” – nói cách khác, một cách đọc không vượt qua ý nghĩa trên bề mặt – Origène kêu gọi phải có một tri thức về ý nghĩa đạo đức. Trình độ này được nắm bắt khi người ta nhìn thấy trong các câu chuyện và các nhân vật những “kiểu mẫu” hay biểutượng xây dựng và nói với chúng ta trong những hoàn cảnh cá nhân và xã hội của chính chúng ta. Kế đó, phải đi đến ý nghĩa “ẩn dụ” hay thần bí qua đó chúng ta được nâng lên bên trên chính mình và hòa nhập vào chính Logos. Để hiểu tiến trình ấy hoạt động như thế nào, một ví dụ tốt sẽ là khám phá những ý nghĩa khác nhau của từ “Giêrusalem” trong Kinh thánh – từ ngữ, nơi chốn và biểu tượng. Giêrusalem có một ý nghĩa đen về lịch sử. Là một nơi có sự hiện diện linh thiêng và nơi thờ phụng của ba tôn giáo, Giêrusalem tượng trưng cho những thực tại tâm linh của cuộc hành hương trong đời sống chúng ta. Với ý nghĩa là “Thành thánh trên trời”, Giêrusalem biểu thị cùng đích của cuộc hành trình tâm linh.

Origène đã áp dụng phương pháp của ông ở một số đoạn văn Kinh Thánh. Ông đã viết về các câu chuyện trong Cựu Ước : “Chúng ta không nên nghĩ rằng tất cả các câu chuyện ấy chỉ xảy ra trong thời cổ đại. Thật vậy, tất cả các câu chuyện ấy thật sự đang xảy ra trong chúng ta, trên một bình diện thần bí.” Ví dụ như sách Giô-su-ê kể lại câu chuyện nàng Rahab, cô gái điếm thành Giê-ri-cô, nhờ có nàng mà dân Do Thái đã chiếm được thành. Trong trí tưởng tượng của Origène, nàng trở thành một kiểu mẫu hoặc biểu tượng của Giáo Hội, một gái điếm đã trở thành trinh nữ. Máu của Đức Kitô đã cứu chúng ta khỏi sự đọa đày, đã được loan báo trong sợi dây màu hồng điều mà Rahab cột vào cửa sổ để quân Do Thái biết, không sát hại gia đình nàng. Trong một ví dụ khác, việc vượt qua sông Giô-đan là hình ảnh loan báo trước phép rửa và phép rửa trong ý nghĩa của nghi thức vượt qua, lại là biểu tượng của một cuộcvượt qua khác luôn luôn phải được hoàn thành : “Như điều đã được hứa với chúng ta, chúng ta sẽ vượt qua chính không khí”. Mục đích tối hậu của việc đọc Kinh thánh là phải được hội nhập vào thực tại tối cao trongđó nhân tính của Đức Giêsu được đảm nhận. Origène nói với chúng ta như thế khi đọc Phúc Âm và khi chúng ta được khai mở cho mọi trình độ của tâm thức và ý nghĩa, chúng ta đi tới chỗ “cỡi ngựa băng qua những khoảngbao la của tri thức thần bí và tâm linh”.

Thánh Bernard là tu sĩ và giáo sư của thế kỷ thứ XII,cũng đã đóng góp vào truyền thống Kitô giáo về việc đọc Phúc Âm. Ngài so sánh Kinh Thánh với một cửa sổ qua đó chúng ta nhận ra thực tại ThiênChúa. Khi đọc Kinh Thánh chúng ta đi ngược lên suối nguồn của Ngôi Lời Vĩnh hằng của Thiên Chúa : điều này thánh Bernard gọi là “sự theo đuổi vô tận Ngôi Lời”. Trong cuộc theo đuổi ấy, chúng ta có kinh nghiệm nhập hóa Ngôi Lời (inverbation) nhờ đó Ngôi Lời thâm nhập chúng ta và chúng ta thâm nhập Ngôi Lời.

Vì thế, người ta thấy rằng trong truyền thống Kitô giáo, người ta không bằng lòng với việc đọc Phúc Âm để biết những biến cố trong cuộc đời Đức Giêsu hay những câu trả lời cho các câu hỏi giáo lý. Vấn đề liên quan đến việc thức tỉnh của tri thức thần bí. Người ta có thể nói rằng theo nghĩa đó, việc đọc Phúc Âm thực hành và củng cố bồ đề, hay trí huệ tâm linh. Ích lợi của việc thực hành ấy không giới hạn ởnhững lúc thực hành tâm linh nói riêng mà còn biến đổi từ bên trong mọihoạt động và mọi hoàn cảnh của cuộc đời chúng ta. Sự tập trung trên những đường nét của ý nghĩa Kinh thánh cũng có thể được quan niệm như một sự thực hành để tâm thức tập trung vào tiêu điểm tương tự sự tập trung thị giác và việc thực hành mandala đưa ra để tập trung tinh thần.

Chú ý dẫn đến trí huệ

Việc đọc Phúc Âm thực hành sự chú ý và tập trung. Sự phong phú do nó mang lại rất lớn nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có nhiềunỗ lực hơn các hệ thống tiên tri bói toán cổ xưa trong số đó có bài ta-rô, chữ run, Kinh dịch ngày nay đang trở thành thời thượng. Việc đọc Phúc Âm ấy đòi hỏi một công việc bổ sung kể cả sự ứng biến với bản văn và với nhiều ý nghĩa của nó. Chúng ta không thụ động trước Ngôi Lời. Lắng nghe Ngôi Lời sẽ đem lại cho chúng ta sức sống mạnh mẽ, làm cho chúng ta bật dậy trên đôi chân mình, sẵn sàng để hành động. Việc tiếp xúc thường xuyên với Ngôi Lời cho phép bản thân chúng ta chiếm hữu ý nghĩa các bản văn cũng như tiến trình công việc và thành quả mang lại. Trí huệ mà chúng ta tìm kiếm trong việc đọc Phúc Âm không còn được cảm nhận như chứa đựng một cách ma thuật trong quá trình đọc. Những từ ngữ trong Kinh Thánh không phải là những công thức ma thuật ; không có ma thuật trong Ngôi Lời.

Người ta khám phá ra rằng trí huệ cư ngụ trong người nào chuyên cần thực hành việc đọc Kinh thánh. Thần khí bên trong được thực hiện trong tác động qua lại với trí huệ được truyền thống tích lũy và nâng đỡ việc đọc Kinh thánh. Nếu một người tham gia việc trị liệu bằng tâm lý muốn thầy thuốc hay buổi làm việc với người thầy thuốc hoàn tất công việc thay cho mình thì người đó đánh mất quyền hạn của mình. Khi khuyến khích xu hướng này, người thầy thuốc ích kỷ đã tiếp tay tạo ra sự lệ thuộc làm cho bệnh nhân bị bế tắc trong một trạng thái ấu trĩ. Vả lại, trong việc đọc Kinh thánh, Thần khí là người hướng đạo, vị thầy thuốc đích thực khuyến khích người đọc làm việc. Để biết chắc mình đọc tốt, quyền duy nhất dành cho chúng ta là vận dụng tất cả sự chú ý vào việc đọc. Chỉ có sự chú ý là cần thiết để cho hành trình trên con đường đạo và sự thực hành của chúng ta dựa vững chắc trên hai trụ cột của quyền bính tâm linh : quyền bính của sự hiểu biết của trực giác cá nhân và quyền bính của truyền thống sống động đã truyền lại cho chúng ta.

Bằng việc đọc Phúc Âm, tri thức thần bí phát triển trong chúng ta. Dần dần, nó chiếu sáng là làm phong phú cuộc sống bình thường. Người ta từ bỏ thái độ gán một quyền lực ma thuật vào ý nghĩa của bản văn, một lầm lẫn có thể làm lệch lạc nhiễu loạn cuộc sống bình thường thay vì phải đào sâu suy nghĩ về nó. Một ngày nọ, một độc giả Kinh thánh là người thuộc trào lưu chính thống đã quyết định nhờ cuốn sách Kinh vàng úa của mình để tìm một lời khuyên bảo. Ông lật các trang sách và đặt ngón tay mò mẫm trên một câu kinh. Ông đọc : “Và Giuđa đi treo cổ”. Nghĩ rằng đã có sự lầm lẫn lọt vào câu bói toán của mình, ông quyết định làm lại. Lần này câu Kinh thánh rút ra một cách ngẫu nhiên nói rằng : “Ngươi hãy đi và làm như thế.” Điều ấy có thể là bước đầu củaviệc học tập phương cách đúng đắn để đọc Kinh Thánh !

Việc đọc Phúc Âm là tác phẩm nghệ thuật của con tim. Tìm lại nghệ thuật đọc Kinh thánh vốn đã bị đánh mất là một trong những nhiệm vụ to lớn của Kitô giáo hôm nay. Vào lúc cuối của cuộc hội thảo, khi cám ơn Đức Đạt Lai Lạt Ma về tặng vật mà ngài đã ban cho cử tọa cũngnhư cho Giáo hội phương Tây nói chung, một cách nào đó, tôi cũng nghĩ đến nhu cầu tìm lại một nghệ thuật đọc Kinh thánh. Sự thánh thiện của ngài trả lại cho tôn giáo uy tín và sự công minh mà tôn giáo đã đánh mấtdưới mắt nhiều người phương Tây. Mặt khác, ngài còn chỉ ra rằng có biếtbao nhiêu việc thực hành tôn giáo theo truyền thống, cũng như việc đọc Kinh thánh, người phương Tây có thể tái thích nghi, dù đang ở trong giaiđoạn mà tâm linh bị tha hóa nặng nề.

Thiền định

Một trong những hoa quả đầu tiên của thiền định là khám phá việc đọc và sống Phúc Âm thế nào cho đích thật. Ngay cả những người không có thói quen đọc sách tâm linh cũng phát triển một lòng khaokhát không thể nghi ngờ đối với Ngôi Lời hiện diện trong Kinh thánh từ khi họ thực hành thiền định. Những người khác đã đọc Kinh thánh từ nhiềunăm nay cảm thấy một sự thay đổi quan trọng về chất lượng của việc đọc trong chiều hướng là từ nay, chính họ được đọc bởi Kinh Thánh.

Thiền định là con đường của đức tin, và do đó, nó củng cố đức tin. Con mắt đức tin được mở ra và làm cho trong sáng, một chiều kích hoàn toàn mới của tâm thức được đánh thức. Chúng ta đọc Phúc Âm, các tạng kinh và tất cả thánh thư của nhân loại với con mắt đức tin ấy. Chiều kích của tâm thức mà con mắt ấy mở ra không phải để tranh đua với luận cứ khoa học và luận lý triết học ; nó phân biệt với chúng bởi phong thái tự do. Đức tin không thuộc bình diện chính xác của luận lý. Luận lý học không chừa chỗ cho tự do cá nhân. Tâm trí phải áp đặt chân lý bằng một phát biểu luận lý. Nhưng với đức tin, những cấp độ sâu của chân lý yêu sách một câu trả lời cá nhân mà chúng ta mãi mãi được tự do đưa ra hay giữ lại. Nếu tinh thần duy lý nói với các bạn rằng mười chia cho năm bằng hai thì khi bạn tin hay không tin, bạn không thật sự tự do.Phủ nhận điều đó là phi lý. Trái lại với con mắt đức tin, nếu bạn nhận thấy rằng mình đang được yêu thương, lúc đó một vùng đất bao la của tự do con người mở ra trước mặt bạn ở đó chân lý ấy có thể được sống hoặc chối từ, chấp nhận hoặc lẩn tránh.

Những điều tôi vừa viết ra là một cách nhận định vấn đề theo đúng tinh thần Kitô giáo. Từ đức tin sẽ làm cho một số Phật tử khó chịu. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi đã trao đổi những gì chúng tôi hiểu về từ ấy bởi lẽ chúng tôi muốn rằng việc cùng nhau thiền định phải là nền tảng của một cuộc đối thoại vượt qua sự gặp gỡ ngoại giao hoặc trí thức đơn thuần. Đức Giêsu đã nói rằng đức tin cứu chúng ta, chuyển dời được núi non và nhờ đức tin, chúng ta được chữa lành. Một hành động đức tin, nếu như chúng ta có thể thực hiện trọn vẹn với một người khác hoặc một cộng đoàn làm tiến triển quá trình chữa lành mà sự thống nhất nhân loại tạo ra. Không có hành động đức tin để nuôi dưỡng vàthử thách cuộc sống, chúng ta cảm thấy mình thiếu sự sống động và sự hoàn hảo.

Chính trong đường hướng ấy mà tôi nói rằng thiền địnhlà con đường của đức tin. Bởi vì chúng tôi thực hành thiền định mỗi ngày ba lần nên những lời giảng giải của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Phúc Âm đã có thể được phát biểu và tiếp nhận trong một bầu không khí của đức tin chung. Ngay từ khi bắt đầu, tất cả chúng tôi đều nhận thấy rõ rằng những khoảng thời gian im lặng đó là quyết định cho công việc được thànhcông. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng biểu lộ điều ấy khi nhận lời – Tôi nghĩ rằng ít có những nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn muốn chấp nhận – đến phòng cầu nguyện thật sớm mỗi buổi sáng để rồi sau đó bắt buộc phải quaylại chỗ ở để dùng bữa sáng rồi một giờ sau lại đến trên cùng một lộ trình để bắt đầu buổi làm việc đầu tiên trong ngày.

Mỗi người chúng tôi thiền định theo cách của mình, chúng tôi không tranh luận về các phương pháp hoặc các kỹ thuật và dĩ nhiên cũng không bàn về những gì xảy ra (hoặc không xảy ra) trong thời gian thiền định. Kinh nghiệm này về sự im lặng, về một sự hiện hữu chung, người này hiện hữu cho người khác, cởi bỏ mọi tư tưởng là nền tảng của cuộc đối thoại. Tôi nghĩ rằng nó đã tạo nên hành động đối thoạichủ yếu của cuộc hội thảo. Cuốn sách này truyền đạt lại những lời chúngtôi đã trao đổi, nhưng tôi hy vọng nó xác lập một cách rõ ràng rằng ngôn từ đã tích chứa sức mạnh của sự im lặng. Có lẽ nhờ vào sự im lặng ấy mà chúng tôi đã chia sẻ cho nhau biết bao nụ cười và tình thân ái. Cuộc hội thảo về Phúc Âm đã nhắc nhở chúng tôi một cách mạnh mẽ bản chấtcủa sự im lặng như môi trường xuyên suốt ngôn ngữ và các diễn từ. Ramana Maharshi, nhà đại hiền triết của Ấn Độ của thế kỷ này nói rằng sựim lặng không phải làm ngưng vòi nước thông tin nhưng là quay vòi lại hoàn toàn.

Nếu cuộc hội thảo này dưới mọi hình thức của nó – chính cuộc hội thảo, băng từ hình ảnh, sách vở hoặc truyền thống sống động phát sinh từ đó – chỉ có một điều phải thông qua thì đó là giá trị của sự im lặng.

Trong tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, một nhóm anh em của hội Christian Meditation tổ chức các buổi họp hàng tuần dành cho những người thuộc mọi văn hóa và mọi tôn giáo. Chính tòa nhà là một trong những biểu tượng to lớn và hiện đại của niềm hy vọng. Kiến trúc và những chiều kích rộng rãi của tòa nhà diễn tả khát vọng mãnh liệt được nghỉ ngơi sau hàng ngàn năm chiến tranh, khát vọng hướng về sự hòa giải các dân tộc. Tòa nhà cũng là mê cung của bệnh quan liêu và các cuộc bàn cãi dài dòng. Mọi người bàn luận rồi bàn luận về sự bàn luận. Điều ấy hoàn toàn cần thiết. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Một số người, như người phụ nữ hướng dẫn nhóm thiền định đã cảm thấy rằng sự imlặng không phải là ngưng cuộc đối thoại giữa các quốc gia lại. Sự im lặng làm cho sự đối thoại và hiểu biết được dễ dàng trong tinh thần thânhữu mà chúng ta cần có để đạt đến hòa bình.

Và tại sao chúng ta cần có hòa bình ? Tại sao chúng ta không đánh nhau và làm cho chiến tranh thành một thứ nghệ thuật như chúng ta đã làm từ bao lâu nay ? Rõ ràng rằng câu trả lời cho câu hỏi ấycó thể được trình bày bằng các từ ngữ. Người ta tìm thấy câu trả lời ấytrong thiền định. Các Phật tử, các Kitô hữu và những người thuộc mọi tôn giáo đều nhất trí nói rằng nguồn gốc của khát vọng hòa bình được diễn tả khá đúng bằng tình yêu hay thiện tâm. Nếu lòng người cơ bản là tốt – có gì để hy vọng đâu nếu chúng ta nghĩ ngược lại – chính bởi vì nócó thể yêu thương.

Cuốn sách này là sự biểu hiện của tình yêu thương ấy,một tình yêu thương không do cảm tính và lòng ích kỷ. Cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Phật giáo có thể dùng làm ví dụ để chỉ ra bằng cách nào nhân loại có thể yêu thương nhau bởi vì họ khác nhau chứ không phải bất chấp những sự khác nhau. Mục tiêu ấy sẽ được làm cho phong phú và vững chắc trong thế kỷ sắp đến dọc theo các cuộc gặp gỡ của tâm và trí –theo hình ảnh của cuộc gặp gỡ của tâm và trí đã được thực hiện khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười chấp nhận đọc Phúc Âm với sự tôn kính sâu xa, trước một nhóm Kitô hữu sống chiêm niệm.

Cuốn sách này là biểu hiện của một tình bạn quảng đạiđược chia sẻ giữa nhiều người. Họ đã đem hết tài năng và nghị lực phục vụ cho cuộc hội thảo, cho băng từ hình ảnh và giờ đây cho cuốn sách này.Ngay từ lúc ban đầu, bà Kesang Y. Takla và nhóm của bà ở văn phòng Tây Tạng tại Luân Đôn đã cộng tác một cách gương mẫu. Ông Robert Kiely đã quảng đại nhận trách nhiệm sửa chữa bản ghi chép thực hiện từ băng ghi âm do Peter Armstrong của nhóm Word Pictures và Mark Schofield của cộng đoàn chúng tôi thực hiện. Bản ghi chép của Gregory Ryan đã được sử dụng như một khởi điểm rõ ràng và chính xác. Ông Giovanni Felicioni, giám đốccủa Medio Media và Judith Longman, không hề tiệt kiệm thời gian và những lời khuyên cho chúng tôi trong mọi giai đoạn thực hiện chương trình. Teresa O’Neill và Sadie Summers của trung tâm chúng tôi tại Luân Đôn đã làm các công việc của ban thư ký và đã thường xuyên tiếp xúc với tất cả các bộ phận xa gần. Bản dịch chính xác nhưng nhân bản của ThuptenJinpa ra tiếng Anh đã góp phần làm cho thuật ngữ Phật giáo trong cuốn sách này đến với đại chúng. Làm việc với Timothy McNeill của Wisdom Publications quả là lý thú, chính ông đã điều phối dự án với sự khôn ngoan và thận trọng. Những chỗ sửa chữa do Susanna Ralli thực hiện và việc đọc lại các bản dịch ra tiếng Anh của John Dunne được ông bổ sung bằng các bản dịch những bài kinh Tây Tạng, tất cả đã góp phần lớn lao vào sự chính xác và lợi ích của cuốn sách này. Connie Miller của nhóm Wisdom đã mang lại sự giúp đỡ cho phần từ vựng và đã đọc lại những lời tham khảo lấy từ Phật giáo để xác định và làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng.Tất cả các vị ấy được nuôi dưỡng bởi các truyền thống khác nhau làm chocuốn sách này còn hơn cả một cuốn sách: một chứng từ của tình bằng hữugiữa những con người đã nhận ra rằng trong thế giới hiện đại, những điểm khác nhau không phải là cái cớ để chia rẽ nhưng là suối nguồn của một sự thống nhất của nhân loại; sự thống nhất này còn lớn hơn điều mà cho tới nay người ta biết được.

Cha Laurence Freeman, O.S.B

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2023(Xem: 3633)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2615)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2002)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4232)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 2773)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1753)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2070)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 3821)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 6924)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
22/09/2023(Xem: 3933)
Hương mây quyện giữa dòng hư huyễn Ai bồi hồi đưa mắt dõi xa xăm Chạnh dâu bể dăm khi hồn nức nở
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]