Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ tám

25/03/201213:05(Xem: 9731)
Phần thứ tám
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch: Vĩnh An

PHẦN THỨ TÁM

Cha Laurence : Thưa Đức ngài. Chúng tôi còn được hân hạnh tiếp đón ngài ở giữa chúng tôi. Trong buổi họp này, xin ngài chú giải hai đoạn Phúc Âm sau cùng, cả hai đều của Thánh Gio-an. Đoạn đầu liên quan đến Đức tin và đoạn thứ hai là một bài tường thuật về sự Phục Sinh.

“Tuy nhiên Đức Giêsu lớn tiếng nói : “Ai tin ở Ta, không chỉ tin ở Ta, mà ở Đấng đã sai phái Ta; và ai thấy Ta, thấy Đấng đã sai phái Ta. Ta đã đến thế gian này như là ánh sáng; vậy ai tin ở Takhông sống trong bóng tối. Nếu người nào nghe lời Ta mà không tuân giữ thì không phải Ta sẽ kết tội họ ; bởi lẽ Ta không đến để kết tội thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai khinh bỉ Ta và không chấp nhận lời Ta đãbị kết tội rồi : lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử trong ngày sau hết. Quả thật, không phải chính Ta tự mình đã nói ra nhưng Cha, Đấng saiphái Ta đã truyền lệnh Ta phải nói gì hay dạy gì. Và Ta biết lệnh truyền của người, đó chính là sự sống đời đời. Vậy các lời Ta nói thì như Cha đã nói với Ta sao, Ta cũng nói vậy.” [Gio-an 12, 44-50]

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Đoạn kinh trích từ Phúc Âm của Thánh Gio-an theo tôi có lẽ là một đoạn quan trọng của Kinh Thánh. Điều đầu tiên làm tôi xúc động, vì nó gần giống với một đoạn văn đặc biệt củaKinh Phật trong đó Đức Phật tuyên bố người nào thấy được nguyên lý nhânduyên sinh người ấy nhìn thấy Pháp và người nào nhìn thấy Pháp, người ấy thấy được Phật Như Lai (Tathagata). Bởi thế với sự hiểu biết bản tínhcủa nhân duyên sinh và Pháp, người ta biết được bản chất chân thực của Phật tính. Một khía cạnh khác của vấn đề là tri giác thị giác đơn thuần thân thể của Đức Phật không đồng nhất với thị kiến chân thực về Đức Phật. Để thấy Phật chân thực, phải ý thức rằng Pháp thân (dharmakaya) Đức Phật là chân như. Có như thế mới gọi là thật sự nhìn thấy Phật. Cũngthế, đoạn Phúc Âm này xác nhận nhờ nhân cách lịch sử của Đức Kitô mà các bạn có kinh nghiệm về Cha, Đấng mà Đức Kitô biểu hiện. Đức Kitô là con đường dẫn đến sự gặp gỡ Cha.

“Cũng ở đoạn Phúc Âm này, chúng ta gặp ẩn dụ về ánh sáng, có chung ở mọi truyền thống tôn giáo lớn. Trong bối cảnh Phật giáo, ánh sáng được kết hợp chặt chẽ với trí huệ và tri thức ; bóng tối là của vô minh và lầm lẫn. Điều này tương ứng với hai khía cạnh của đạo :khía cạnh phương pháp bao gồm những thực hành như lòng từ bi và khoan dung và khía cạnh trí huệ hay tri thức, một cái nhìn sáng tỏ thấu suốt bản tính của thực tại. Chính khía cạnh tri thức hay trí huệ của đạo mới là thuốc trị làm tiêu tan vô minh.

“Về đoạn kinh này đồng thời xác nhận sự quan trọng của đức tin trong sự thực hành tâm linh của mỗi người, tôi nghĩ rằng đưara một vài lời giải thích về cách hiểu đức tin của Phật giáo là một điều hữu ích. Từ ngữ đức tin trong tiếng Tây Tạng là té-pa có lẽ gần vớitin cậy hay tín thác. Truyền thống Phật giáo phân biệt ba loại đức tin khác nhau. Loại thứ nhất là sự thán phục dành cho một người đặc biệt haymột tình trạng đặc biệt. Loại thứ hai là đức tin ước muốn. Người ta tìmthấy ở đây ý niệm ganh đua. Các bạn ước muốn đạt đến tình trạng ấy. Loại thứ ba là đức tin xác tín.

“Tôi nghĩ rằng ba loại đức tin đó đều có từ tương đương trong bối cảnh Kitô giáo. Như thế, môït Kitô hữu hành đạo đọc và suy nghĩ về cuộc đời của Đức Giêsu có thể cảm thấy một sự sùng tín và thán phục rất mạnh đối với Đức Giêsu. Đó là trình độ đầu tiên của đức tin, đức tin thán phục và sùng tín. Sau đó, khi lòng thán phục và đức tin ngày càng vững chắc, có thể đạt đến trình độ thứ hai, đức tin ước muốn. Nếu các bạn là Phật tử, các bạn khát vọng Phật tính. Còn với tư cách Kitô hữu, các bạn không sử dụng ngôn từ giống như thế, nhưng các bạn có thể nói rằng các bạn ước muốn đạt đến sự trọn hảo của Thiên tính,của sự hợp nhất với Thiên Chúa. Kế đó, một khi ước muốn ấy đã phát triển, các bạn sẽ đạt được một niềm xác tín sâu xa có thể thực hiện viênmãn một trạng thái như thế. Đó là trình độ thứ ba của đức tin. Tôi nghĩrằng ba trình độ này đều áp dụng được trong bối cảnh Phật giáo và Kitô giáo.

“Phật giáo không ngừng nhấn mạnh đến nhu cầu liên kếtđức tin và lý trí để tiến tới trên con đường tâm linh. Nagarjuna, vị thầy Ấn Độ ở thế kỷ thứ II tuyên bố trong cuốn sách luận nổi tiếng của ngài, Tràng Hoa Quý Giá rằng đức tin và lý trí, hay đức tin và sự phân tích là những đòi hỏi của khát vọng tâm linh. Đức tin sẽ dẫn các bạn đếnmột trạng thái hiện hữu cao hơn, trong khi lý trí và sự phân tích dẫn các bạn đến sự giải thoát trọn vẹn. Trong bối cảnh của việc thực hành tâm linh, điểm quan trọng là đức tin phải có nền tảng là lý trí và sự hiểu biết.

“Để phát triển một đức tin xuất phát từ lý trí hay sựhiểu biết, một người có khát vọng tâm linh bước đầu phải tỏ ra có sự cởi mở tinh thần. Do thiếu từ ngữ thỏa đáng, chúng ta có thể gọi đó là tình trạng hoài nghi lành mạnh. Khi các bạn ở trong trạng thái tinh thầncởi mở, các bạn có thể lý luận, và qua lý luận ; các bạn có thể triển khai một sự hiểu biết nào đó. Khi sự hiểu biết ấy được củng cố, nó sẽ sinh ra một xác tín, một niềm tin, một lòng cậy trông vào đối tượng ấy. Lúc bấy giờ đức tin, lòng cậy trông và sự tín nhiệm này sẽ rất vững chắcbởi vì nó cắm rễ trong lý trí và sự hiểu biết. Chính vì thế, chúng ta thấy Đức Phật trong các kinh điển khiển trách các môn đệ chấp nhận lời Ngài chỉ vì lòng tôn kính đối với nhân cách của Ngài. Đức Phật khuyến khích họ đem lời Ngài ra thử thách giống hệt một người thợ kim hoàn đem vàng ra thử trong lửa. Chỉ khi đó, họ mới hiểu mình có thể chấp nhận giátrị của lời Phật dạy hay không.

“Trong đoạn Phúc Âm này, tôi nhận thấy một dẫn chứng về ánh sáng xua tan bóng tối, tiếp theo sau đó là một dẫn chứng về sự cứu độ. Để liên kết hai ý tưởng đó, tôi sẽ nói rằng bóng tối vô minh sẽ bị sự cứu độ chân thật, tình trạng giải thoát xua tan. Trong ý nghĩa ấy,có thể hiểu được ý nghĩa của sự cứu độ ngay cả trong bối cảnh Kitô giáo.

“Xác định bản chất chính xác của sự cứu độ là một vấnđề phức tạp. Trong số các hệ thống tôn giáo khác nhau của Ấn Độ cổ xưa,nhiều người chấp nhận hình thức này hay hình thức nọ của ý niệm cứu độ.Trong ngôn ngữ Tây Tạng “cứu độ” là tharpa có nghĩa là “trả tự do” hay “tự do”. Các truyền thống khác không thừa nhận những ý niệm như thế. Mộtsố trường phái khác chủ trương những ảo tưởng của tinh thần thì cố hữu hay nội tại và do đó chúng là một phần trong bản chất chủ yếu của tinh thần. Theo các trường phái này, không thể nào có được sự giải thoát bởi vì những điều tiêu cực và những ảo tưởng nội tại trong tinh thần và không thể tách rời khỏi tinh thần. Cả những người chấp nhận một ý tưởng về cứu độ hay giải thoát nào đó, cũng không thống nhất nhau về định nghĩa và các đặc tính của giải thoát. Ví dụ như, một số trường phái Ấn Độ cổ xưa, có khuynh hướng mô tả tình trạng cứu độ hay giải thoát bằng những từ ngữ chỉ không gian hoặc cảnh giới bên ngoài với những đặc tính tích cực, có hình thức như một chiếc dù lật ngược.

“Tuy nhiên, nếu một số truyền thống Phật giáo chấp nhận ý niệm giải thoát, họ thích nhìn giải thoát như một trạng thái tâm thức hoặc tâm linh riêng cho mỗi cá nhân tức là tình trạng hoàn thiện tâm thức hơn là một cảnh giới bên ngoài. Phật giáo hoàn toàn chấp nhận ýniệm những tịnh độ của chư Phật, tình trạng thanh tịnh mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nghiệp lực tích cực của cá nhân. Những người bình thường cũng có thể tái sinh và gia nhập những tịnh độ của chư Phật. Đối với cácPhật tử, cảnh giới tự nhiên của chúng ta – trái đất hoặc hành tinh này –không thể coi như một thế giới hiện hữu hoàn hảo. Nhưng bên trong thế giới này, người ta có thể nói rằng có những cá nhân đã đạt đến Niết Bàn và giác ngộ trọn vẹn. Theo Phật giáo cứu rỗi hay giải thoát phải được hiểu như một tình trạng nội tại, một tình trạng của sự phát triển tâm thức.

“Vậy các Kitô hữu quan niệm Thiên đàng như thế nào ?”

Cha Laurence : Thiên đàng là kinh nghiệm của sự chia sẻ niềm vui, sự bình an và tình yêu của Thiên Chúa trong sự trọn hảo củakhả năng nhân loại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Vậy thì, Thiên đàng không nhất thiết kết hợp với một không gian vật lý ?

Cha Laurence : Không ạ, chỉ vì người ta khéo tưởng tượng ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Ngược lại, người ta có thể mở rộng ra để hiểu khái niệm Hỏa ngục như một tình trạng tinh thần rất tiêucực, lầm lạc ?

Cha Laurence : Hoàn toàn đúng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Điều đó có nghĩa là không cần phải cứ nghĩ đến Thiên đàng và Hỏa ngục như những cảnh giới bên ngoài ?

Cha Laurence : Không, Hỏa ngục chính là sống trong sựchia lìa với Thiên Chúa mà tự nó là điều không chân thật. Đó là một trạng thái hư huyễn bởi lẽ không có gì có thể chia lìa khỏi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ rằng mình đang tách lìa Thiên Chúa, lúc đó mình đang ở trong Hỏa ngục.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong Phúc Âm, Đức Giêsu nói : “Ta không đến để kết tội thế gian… Lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử.” Tôi nghĩ rằng lời này phản ánh rất rõ ý tưởng karma (nghiệp) của Phật giáo. Không hiện hữu một hữu thể độc lập ở “cõi cao xanh” làm trọngtài về những điều chúng ta phải sống và phải biết ; trái lại, có một chân lý chứa đựng trong chính nguyên lý nhân quả. Nếu các bạn hành động cách đạo đức hay mẫu mực, các bạn sẽ lãnh nhận hậu quả tốt đẹp. Nếu các bạn hành động cách tiêu cực hay ác độc, các bạn cũng phải chịu đựng những hậu quả của chúng. Chân lý của luật nhân quả là vị quan tòa chứ không phải một vật hữu thể hoặc một con người đưa ra lời phán xét.

Các bạn hiểu điều đó như thế nào ?

Cha Laurence : Trong Kinh Thánh người ta tìm thấy mộtẩn dụ thi vị Thiên Chúa trừng phạt nhân loại vì tội lỗi của nó. Nhưng tôi nghĩ rằng giáo huấn của Đức Giêsu giúp chúng ta vượt qua hình ảnh Thiên Chúa trừng phạt và thay thế bằng hình ảnh Thiên Chúa yêu thương không điều kiện. Tội lỗi vẫn còn. Tội lỗi là một sự kiện. Nhưng hình phạt liên kết với tội lỗi nội tại trong chính tội lỗi. Thay vì nhấn mạnhtrên nhân quả, mặc dù điều ấy có vẻ hợp lý, tôi nghĩ rằng một Kitô hữu nhấn mạnh trên ý chí tự do. Chúng tôi có sẵn một ý chí tự do trong các vấn đề ấy, ít ra trong một mức độ nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2017(Xem: 11346)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 8030)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
04/12/2017(Xem: 8848)
Khóa tu sẽ được diễn ra trong 2 ngày 06-07/01/2018 (Thứ Bảy – Chủ Nhật) do CLB Nhân Sinh tổ chức cùng với các đơn vị tham gia đồng hành với dự kiến sẽ có hơn 500 bạn trẻ, sinh viên, học sinh…tham dự tại Bảo Lộc – Đà Lạt – Lâm Đồng.
04/12/2017(Xem: 8840)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International... Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec, và cho đến ngày 12 Dec- 2017 là bế mạc.
03/12/2017(Xem: 6417)
Lời nói đầu tiên, chúng tôi xin được tri ân thầy Thông Giới trụ trì chùa Địa Tạng, đã từ bi hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc hoằng pháp của chúng tôi tại ngôi chùa Địa Tạng trang nghiêm này. Sau đó, cám ơn những lời giới thiệu ưu ái của thầy dành cho "Hội Thiền Tánh Không" cũng như cho bản thân chúng tôi.
03/12/2017(Xem: 7052)
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới.
29/11/2017(Xem: 5937)
Cuối tuần qua, chúng tôi lại có duyên tham dự Khoá tu học mùa Thu hằng năm của Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, CA. Khoá tu năm nay có chủ đề: Tu Là Biết Mình. Thiền viện này là một chi nhánh của Thiền Tông Việt Nam từ trong nước do Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ dung hợp từ thập niên 70's. Có thể nói, pháp môn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 xuất xứ từ Tu Viện Chân Không (1970-1986) và Thiền Viện Thường Chiếu từ năm (1974 cho đến nay) do Ngài chủ trương và hướng dẫn. Vì chúng tôi, chỉ được nhân duyên tu học có hai ngày mà lại bán trú nên có thể những gì chúng tôi viết và cảm nhận ở đây không đầy đủ. Vậy mong quý vị rộng lượng mà hoan hỷ.
26/11/2017(Xem: 11154)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15808)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5403)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]