Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

24/07/201208:03(Xem: 8020)
01. Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Phụ Lục

Bảy Pháp Trợ Bồ Đề
Chướng Ngại và Pháp Đối Trị
Tóm Lược Cách Trình Pháp

oo0oo

Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

Trong bản liệt kê sau đây, mỗi giác chi trong thất giác chi hay bảy pháp trợ bồ đề sẽ được phân tích theo ba khía cạnh: Ðặc tính (quan trọng), công năng (khi nó ảnh hưởng đến tâm sở phổ thông) và sự biểu hiện (hay kết quả hiển hiện trong lãnh vực tâm thức). Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có diễn tả đầy đủ các chi tiết về bảy yếu tố dẫn đến giác ngộ này. Chúng tôi ghi ra đây bản tóm lượt về đặc tính, công năng, sự biểu hiện và nguyên nhân phát sinh theo Kinh tạng và theo chú giải để giúp các thiền sinh phát triển các pháp này trong lúc hành thiền.

1. Chánh Niệm (SATI)

Ðặc tính: Không hời hợt bề mặt
Công năng: Luôn luôn có mặt, giữ đối tượng trong tầm quan sát
Biểu hiện: Ðối mặt với đề mục

Nguyên nhân phát sinh: Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh chánh niệm chính là sự chánh niệm.

Theo chú giải: Có bốn nguyên nhân:

1. Chánh niệm và giác tỉnh hay ghi nhớ biết mình
2. Không thân cận với người thất niệm
3. Thân cận với người chánh niệm
4. Hướng tâm vào việc phát triển chánh niệm

2. Trạch Pháp (DHAMMA VICAYA)

Ðặc tính:Trực giác về bản chất của các pháp và Niết Bàn.
Công năng: Phá tan sự đen tối, hắc ám
Biểu hiện: Không lầm lộn, mập mờ

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh trạch pháp là tưởng hay tri giác trực tiếp.

Theo chú giải: Có bảy nguyên nhân:

1. Ðặt câu hỏi về giáo pháp và thực hành
2. Sạch sẽ nội và ngoại xứ
3. Quân bình ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, huệ)
4. Tránh xa người thiểu trí
5. Thân cận bậc thiện trí
6. Suy tư đến những giáo pháp thâm sâu
7. Hoàn toàn chí tâm (để tâm) vào việc phát triển trạch pháp giác chi

3. Tinh Tấn (VIRIYA)

Ðặc tính: Kiên trì đối diện với đau khổ, khó khăn
Công năng: Nâng đỡ, hỗ trợ tâm sở
Biểu hiện: Tâm cương quyết và dũng mãnh

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh tinh tấn là sự chú tâm sáng suốt

Theo chú giải: có mười một nguyên nhân:

1. Suy nghĩ đến sự khổ ở bốn ác đạo
2. Suy nghĩ đến những lợi ích của tinh tấn
3. Suy nghĩ đến những bậc giác ngộ đã đi trên con đường này
4. Nhớ ơn người khác đã giúp đỡ ta
5. Suy tư đến bảy di sản của người cao thượng
6. Suy tưởng đến ân đức và năng lực của Ðức Phật
7. Suy nghĩ đến sự vĩ đại của dòng dõi chúng ta (giáo pháp đã nối kết Ðức Phật, Chư tăng và chúng ta)
8. Suy tưởng đến sự cao quí của bạn đạo, các bậc thầy, các bậc thiện trí
9. Tránh xa người biếng nhác
10. Làm bạn với người siêng năng tinh tấn
11. Kiên trì hướng tâm vào việc phát triển đức tinh tấn

4. Hỉ (PITI)

Ðặc tính: Hân hoan, vui thích và thỏa mãn
Công năng: Làm cho thân tâm nhẹ nhàng và đầy năng lực
Biểu hiện: Cảm giác nhẹ nhàng trong thân

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh hỉ là sự chú tâm sáng suốt

Theo chú giải: Có mười một cách làm phát sanh hỉ:

1. Nhớ đến đức hạnh của Phật
2. Suy tưởng đến ân đức Pháp Bảo
3. Suy tưởng đến ân đức Tăng
4. Suy tưởng đến sự trong sạch, thanh tịnh của giới luật chính mình
5. Nhớ đến việc bố thí, giúp đỡ mà mình đã làm
6. Nghĩ đến đức hạnh của chư thiên và phạm thiên
7. Niệm tưởng đến sự an lạc tĩnh lặng hoàn hảo
8. Tránh những người thô lỗ
9. Thân cận người thanh nhã
10. Tụng, đọc hoặc suy tưởng đến nghĩa lý của kinh
11. Hướng tâm vào việc phát triển hỉ

5. Thư Thái Giác Chi (PASSADDHI)

Ðặc tính: Thân tâm an tĩnh, thư thái, không giao động
Công năng: Trấn áp hay đè nén sức nóng của tâm do bất an hay hối hận chi phối
Biểu hiện: Thân tâm không giao động

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh thư thái là hướng tâm vào việc phát triển các tâm sở tốt đặc biệt là các tâm qua sự hành thiền có công năng đem lại sự thư thái.

Theo chú giải: Có bảy nguyên nhân:

1. Thực phẩm thích hợp và bổ dưỡng
2. Khí hậu tốt
3. Tư thế thoải mái
4. Duy trì sự quân bình tinh tấn trong khi hành thiền
5. Tránh người nóng nảy
6. Thân cận người an tịnh
7. Hướng tâm vào việc phát triển thư thái giác chi

6. Ðịnh Giác Chi (SAMADHI)

Ðặc tính: Không tán loạn
Công năng: Tâm tập trung
Biểu hiện: An lạc tĩnh lặng

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh định là chú tâm sáng suốt nhằm vào việc phát triển định tâm

Theo chú giải: Có mười một nguyên nhân:

1. Sạch sẽ nội ngoại xứ
2. Quân bình tâm (quân bình ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, huệ)
3. Thiện xảo trong đề mục định tâm
4. Nâng đỡ tâm khi tâm suy yếu, sa sút
5. An định tâm khi tâm quá phấn chấn
6. Khích lệ tâm bị héo mòn vì đau nhức
7. Liên tục quân bình chánh niệm trong mọi lúc
8. Tránh người không định tỉnh
9. Gần người định tâm
10. Nhớ đến sự bình an tĩnh lặng của sự nhập định
11. Hướng tâm vào việc phát triển định tâm

7. Xả (UPEKKHA)

Ðặc tính: Quân bình các tâm sở đối nghịch
Công năng: Làm đầy những cái thiếu và làm giảm những cái thừa trong ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, huệ)
Biểu hiện: Tình trạng dễ dàng và quân bình

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh xả là sự chú tâm sáng suốt, nghĩa là tiếp tục chánh niệm hướng tâm vào việc phát triển xả

Theo chú giải: Có năm nguyên nhân:

1. Phải có thái độ xả đối với tất cả chúng sanh, không quá luyến ái hay dính mắc vào ai cả
2. Có thái độ xả đối với vật vô tri, vô giác như tài sản chẳng hạn
3. Tránh người quá luyến ái, thiếu tâm xả
4. Thân cận người không quá luyến ái và thân cận người có tâm xả
5. Hướng tâm vào việc phát triển tâm xả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2020(Xem: 5068)
Trước khi vào bài viết, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa về từ ngữ an cư: an cư theo tiếng Phạn là Varsa hay Vassa, là mùa mưa. Tàu dịch: vũ kỳ hay vũ an cư (an cư mùa mưa) vì là mùa mưa tại Ấn Độ, “an” là an tịnh nội tâm, “cư” là kỳ hạn cư trú tu tập, trong suốt thời gian nhất định nào đó. An cư cũng có nghĩa là ‘an kỳ tâm, cư kỳ thân’, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư. Như vậy Mùa An Cư tức là mùa ở yên một chỗ (còn gọi là cấm túc) để tĩnh tâm tu tập. Thời gian khi Phật còn tại thế và tại Việt Nam hiện nay là Chư Tăng an cư 3 tháng vào mùa hạ, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7, còn Tăng Già các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…thì đa số là “nhất Tăng nhứt tự” lại xa xôi cách trở nên tùy vào từng quốc độ mà tập trung an cư trong 10 ngày, sau đó trở về trụ xứ tiếp tục tâm niệm an cư cho đến khi giải hạ.
23/04/2020(Xem: 5704)
Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài. Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.
22/04/2020(Xem: 5408)
Trong thời kỳ nghiêm trọng bởi đại dịch hiểm ác Virus corona chủng mới, “việc này Tôn giáo có thể cùng sẻ chia - 宗教能提供哪些服務”, đáp ứng nhu cầu san sẻ trong từ bi tâm, lòng bác ái bao la là quan tâm hàng đầu của cộng đồng tôn giáo. Buổi “Tọa đàm toàn diện giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo- National Buddhist-Christian Dialogue -全美佛教與基督教座談” được tổ chức trực tuyến tại Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, Los Angeles, Hoa Kỳ vào ngày 15/4/2020.
21/04/2020(Xem: 8274)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
21/04/2020(Xem: 6845)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
21/04/2020(Xem: 5228)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 4928)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5479)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5516)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7221)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]