Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Chướng Ngại và Sự Ðề kháng

24/07/201208:03(Xem: 7006)
03. Chướng Ngại và Sự Ðề kháng

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Tầng Thiền Minh Sát

oo0oo

Chướng Ngại và Sự Ðề kháng

Tâm thiếu chánh niệm như bóng tối che phủ căn phòng không đèn đuốc vào lúc nửa đêm, bóng tối si mê và ngu muội tràn ngập. Bóng đêm thì dầu sao nó cũng chỉ là trống rỗng và bình thường. Trong khi đó, mỗi một phút giây bị si mê che lấp thì tâm sẽ tiếp tục tìm kiếm, đeo đuổi theo dục lạc ngũ trần. Con người vì sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, nơi động chạm vừa lòng mà bỏ ra biết bao nhiêu thời gian để săn đuổi, tìm kiếm, nắm giữ và dính mắc vào chúng. Bị dính mắc vào những phiền não rối như mớ bòng bong khiến họ không thể nào hiểu được một loại hạnh phúc khác cao hơn, vượt xa hơn các loại ngũ dục thông thường. Chúng ta làm sao có thể giải thích cho những người như thế hiểu được những loại hạnh phúc thanh cao, tối thượng hơn do việc hành thiền đem lại.

Thiền Minh Sát là hoàn toàn và liên tục chú tâm vào đề mục bao gồm cả hai khía cạnh của hai sự định tâm, đó là tầm và tứ, hay hướng tâm và áp đặt tâm trên đề mục. Hai thiền chi này giúp cho tâm hút chặt vào đề mục ghi nhận. Nếu chúng vắng mặt thì tâm sẽ phóng đi nơi khác. Khi tâm bị ngũ dục và phiền não, nhất là những phiền não do sự mong muốn hưởng thụ lâu dài các dục lạc chi phối, tâm sẽ bị tràn ngập bởi mờ tối và si mê. Khi tâm bị mờ tối và si mê thì ba chi thiền còn lại làm sao có được ánh sáng, có được cơ hội để tao ngộ với hai yếu tố đầu tiên hầu tạo nên một môi trường an tịnh, tĩnh lặng, vui vẻ, trong sáng cho hoa trí tuệ khai nở?

Năm Chướng Ngại

Có năm chướng ngại khiến cho tâm trượt ra khỏi đề mục. Phiền não thì nhiều vô cùng vô tận và ở dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng ta có thể kể đến năm chướng ngại chính. Gọi chúng là chướng ngại vì chúng cản trở sự hành thiền của chúng ta.

Bao lâu tâm còn bị say mê bởi những cám dỗ của dục lạc thì tâm không thể an nhiên để quán sát đề mục, khiến chúng ta không thể đi trên con đường giải thoát dẫn đến hạnh phúc thanh cao vượt hẳn những hạnh phúc bình thường của thế gian.

Như vậy, tham ái là chướng ngại đầu tiên và to lớn nhất đối với việc hành thiền của chúng ta.

Khi đối diện với một đề mục không vừa lòng thích ý thì tâm tràn đầy sân hận, và tâm cũng rời khỏi đề mục chính hay rời khỏi hướng đi đến chân hạnh phúc. Ðây là chướng ngại thứ hai, sân hận.

Có lúc sự tinh tấn và nỗ lực mất đi, tâm trở nên giải đãi, lờ đờ, thụ động, lười biếng, thì tâm cũng không thể ở trên đề mục được. Sự dã dượi buồn ngủ này là chướng ngại thứ ba.

Ðôi khi tâm nhảy từ đề mục này sang đề mục khác và không an trụ được trên đề mục chính. Tâm bất an và giao động, đầy rẫy những tư tưởng hối tiếc, ân hận, lưu luyến quá khứ, lo âu, suy nghĩ đến tương lai. Ðó là chướng ngại thứ tư.

Chướng ngại thứ năm là hoài nghi, phân vân, do dự, thiếu quyết đoán. Thiền sinh gặp phải những trở ngại này khi họ nghi ngờ khả năng của chính mình, nghi ngờ phương pháp hành thiền và nghi ngờ cả thiền sư nữa. Nhiều lúc so sánh việc hành thiền của mình với người khác hay với những gì mình học được khiến tâm thiền sinh như tê liệt chẳng khác nào kẻ lữ hành trước ngã ba đường, chẳng biết định hướng để tiếp tục hành trình.

Khi những phiền não này hiện diện thì tâm thiếu hẳn tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm. Năm thiền chi này chỉ là năm yếu tố của tầng định thứ nhất. Chúng sẽ được phát triển tròn đủ, trọn vẹn khi việc hành Thiền Minh Sát có kết quả. Mỗi chi thiền sẽ diệt được một chướng ngại.

Nhất Tâm Diệt Trừ Tham Ái

Trong dục giới này, tham ái là chướng ngại chính kìm hãm chúng ta trong tối tăm mờ mịt không lối thoát. Ðịnh tâm hay nhất tâm là phương pháp đối trị tham ái. Khi an trụ trên đề mục thiền thì tâm không bị dính mắc vào những tư tưởng, cũng như không bị mê đắm vào dục lạc như sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, nơi đụng chạm vừa lòng. Lúc ấy tham ái không còn đủ sức mạnh để chi phối tâm. Tâm không bị phân tán hay tán loạn, mà tập trung vào đề mục hay còn gọi là nhất tâm.

Hỉ Diệt Trừ Sân Hận

Khi tâm định vào đề mục một cách ổn cố và lâu dài thì hỉ phát sinh. Sự phát triển của hỉ này giúp cho tâm thoát khỏi chướng ngại thứ hai bởi vì sân hận không thể xuất hiện và tồn tại cùng một lúc với tâm hỉ. Bởi thế, hỉ có công năng diệt trừ sân hận.

Lạc Diệt Trừ Bất An Dao Ðộng

Khi việc hành thiền phát triển tốt đẹp thì những cảm giác an lạc, thoải mái phát sinh. Tâm quán sát các đề mục không vừa ý một cách thản nhiên, ung dung tự tại, không sân hận, không bực mình. Thiền sinh sẽ an nhiên tự tại, bình thản dù cho đề mục có khó khăn, phức tạp, rắc rối đến đâu. Nhiều khi nhờ chánh niệm mà sự đau nhức tan biến dần, để lại cảm giác dễ chịu trên cơ thể. Khi thân và tâm đều an lạc thoải mái, sự tập trung tâm ý hay định tâm trên đề mục sẽ bền vững, tâm sẽ chẳng chạy đi đâu. Khi lạc có mặt thì bất an và giao động sẽ rũ áo ra đi.

Tầm Diệt Trừ Dã Dượi Buồn Ngủ

Tầm có khả năng khai mở và giúp tâm bị khô héo tươi mát trở lại, khiến cho tâm tích cực và khai mở. Khi tâm liên tục tinh tấn hướng chính xác vào đối tượng thì dã dượi buồn ngủ không phát sinh. Khi bị dã dượi buồn ngủ chi phối thì tâm sẽ bị co rút và trở nên thụ động. Khi tầm có mặt thì dã dượi buồn ngủ sẽ rút lui.

Tứ Diệt Trừ Hoài Nghi

Khi tầm phát triển, có sự hướng tâm vào đối tượng, thì tâm sẽ áp đặt lên trên đề mục, chà xát lên trên đề mục, trú trên đề mục. Ðó là tứ hay sát, tên của chi thiền thứ hai. Tứ có công năng giữ cho tâm liên tục dính vào đề mục quán sát. Khi có sự chú tâm liên tục vào đề mục quán sát thì hoài nghi sẽ không có cơ hội hiện khởi, vì tâm hoài nghi không bao giờ an trú trên một đề mục mà chạy đây, chạy đó. Khi tứ có mặt thì tâm không trượt khỏi đề mục do đó hoài nghi biến mất.

Trí tuệ chưa chín muồi cũng khiến hoài nghi gia tăng. Nếu không có sự thực hành thâm sâu và thuần thục thì chắc chắn là không thể nào thấy được giáo pháp vi diệu. Thiền sinh mới có thể băn khoăn thắc mắc về những gì đã nghe mà chưa tự thân chứng nghiệm, nhưng càng cố tâm suy nghĩ về điều này bao nhiêu, thì trí tuệ sẽ bị thu hẹp bấy nhiêu. Những suy nghĩ như thế này chẳng đem lại lợi ích chi mà còn có hại. Nếu thiền sinh cứ tiếp tục suy nghĩ sẽ dẫn đến sự chỉ trích. Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ theo lối này thì sự phát triển trí tuệ sẽ bị ngăn chận. Nếu tâm luôn luôn quán sát chặt chẽ, kỹ lưỡng đề mục quán sát thì các tư tưởng chỉ trích, chống đối, phỉ báng, v.v... sẽ không bao giờ có cơ hội phát khởi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2013(Xem: 11578)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10962)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 6447)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7927)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 11161)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6487)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 7664)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 9517)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]