Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Làm Dịu Tâm

24/07/201208:03(Xem: 6836)
01. Làm Dịu Tâm

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Tầng Thiền Minh Sát

oo0oo

Làm Dịu Tâm

Ðức Phật dạy rằng, "Thật vậy, thông qua Thiền Minh Sát, ta có thể phát triển trí tuệ rộng lớn, bao phủ cả quả đất này". Ðặc tính của trí tuệ này là thẩm thấu qua tâm làm cho tâm bành trướng và phát triển rộng rãi. Không hành thiền, tâm sẽ trở nên chật hẹp, khô cứng vì luôn luôn bị phiền não quấy nhiễu. Mỗi một phút giây thiếu chánh niệm, phiền não sẽ len lỏi vào. Mỗi một phút giây chánh niệm thì phiền não không thể xen vào, không thể làm cho tâm cứng ngắc, giao động.

Các pháp trần hay là đối tượng của tâm đi vào sáu cửa, đôi khi là những pháp tốt, đôi khi là những pháp xấu; đôi lúc làm ta vừa lòng, đôi lúc làm ta khó chịu. Khi một hình ảnh đẹp đẽ đập vào mắt ta, nếu ta không chánh niệm thì tham ái và dính mắc sẽ tràn ngập và quấy nhiễu tâm ta. Khi bị căng thẳng và giao động bởi tham ái và dính mắc thì tâm bắt đầu đặt kế hoạch và tính toán tìm phương cách để nắm giữ vật mình ưa thích hay điều mình mong muốn. Từ tâm tính toán đó lời nói và hành động phát sanh.

Nếu tâm không được phòng ngự, bảo vệ bởi chánh niệm, thì khi tiếp xúc với một đối tượng không hài lòng, sân hận sẽ phát sinh. Thế là tâm bị giao động. Sự giao động này biểu lộ ra ngoài khiến người khác có thể thấy một cách rõ ràng. Mặt đương sáng sủa đẹp đẽ bỗng tối sầm lại, nhăn nhó, khó coi; lời nói trở nên cộc cằn, thô lỗ, có thể tiến đến thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, và có thể đưa đến việc đả thương, hay gây án mạng.

Sự vật chính nó chẳng đáng yêu mà cũng không đáng ghét tí nào, nhưng vì tâm thiếu chánh niệm nên bị đám mây si mê chế ngự tâm trí khiến ta không thể thấy rõ bộ mặt thật hay bản chất tự nhiên của đối tượng. Thế là vào lúc đó, sự căng thẳng, sự giao động và các phiền não khác sẽ có cơ hội chen vào. Nhiều người cho rằng chúng ta nên ngăn chặn đừng để các cảm xúc vui thích, không vừa lòng hay vô ký đi vào tâm ta. Ðó là một ý tưởng sai lầm, lệch lạc. Ðiều quan trọng là chúng ta phải duy trì chánh niệm và nhìn chúng với cặp mắt bình thản, tự nhiên, không thiên vị.

Nhiều người tự nghĩ rằng có lẽ chúng ta phải bịt mắt, bưng tai trong khi hành thiền. Nhưng làm sao có thể bịt mũi và ngăn cản lưỡi cảm nhận vị? Và làm thế nào có thể khiến thân không cảm nhận sự nóng lạnh, đau nhức, v.v... Chánh niệm không có nghĩa là bịt mắt, bưng tai, nín thở. Trong khi ngồi thiền, chúng ta cố gắng tập trung tâm ý vào đề mục chính, nhưng âm thanh và những cảm giác mạnh mẽ dấy lên trong thân thể ta, ta vẫn biết được. Dầu có tinh tấn đến đâu, nhiều lúc tâm cũng trượt khỏi đề mục và tâm phóng đi nơi khác. Ðiều quan trọng là chúng ta ghi nhận những gì xảy ra khi chúng mạnh mẽ hơn đề mục chính, rồi đưa tâm trở về đề mục chính. Nếu các đối tượng khác không mạnh hơn đề mục chính thì ta chẳng cần để ý đến chúng làm gì.

Năng Lực Của Sự Thu Thúc

Thực hành thu thúc là một phương thức có hiệu quả trong việc ngăn chận phiền não. Thu thúc không có nghĩa là trở thành điếc hay tê liệt, mà là canh chừng, phòng ngự các giác quan đừng để tâm chạy khỏi các cửa đó mà thiếu chánh niệm. Chánh niệm đóng vai trò chủ động trong việc thu thúc. Khi tâm đi ra các cửa đó mà không chánh niệm thì nó sẽ tính toán kế hoạch. Khi giữ tâm chánh niệm trong từng sát na một thì tâm không bị lôi cuốn vào tham lam, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tích cực nỗ lực tinh tấn thì tâm chúng ta sẽ được huấn luyện thuần thục và hoàn toàn thoát khỏi sự phục kích của phiền não.

Chúng ta phải kịp thời ghi nhận ngay tức khắc khi tiếp xúc với đối tượng, cố gắng chánh niệm thế nào để khi nghe chỉ thuần là nghe, khi thấy chỉ thuần là thấy, khi nếm chỉ thuần là nếm, khi đụng chỉ thuần là đụng, khi suy nghĩ chỉ thuần là suy nghĩ. Mỗi tiến trình phải được ghi nhận một cách rõ ràng, đơn giản, đừng để sự suy nghĩ xen vào, cũng đừng để phiền não làm cho tâm ngưng đọng, đóng cục hay xơ cứng. Nếu hoàn toàn chánh niệm, chúng ta sẽ nhận thấy đối tượng sinh rồi diệt mà không thông qua sự suy nghĩ hay phản ứng. Dầu cho đối tượng nào xuất hiện đi nữa, chúng ta cũng phải can đảm đối đầu với nó. Nếu làm được như thế, ta sẽ không bị yêu và ghét chi phối.

Vào thời Ðức Phật có một vị vua rất thắc mắc về giới luật của các vị sư trẻ tuổi. Không biết làm thế nào những nhà sư trẻ có thể giữ giới luật được, nhất là các vị sư đang ở vào lứa tuổi thanh xuân. Làm thế nào họ có thể duy trì sự thanh khiết khi ái dục phát sinh. Nhà vua bèn hỏi một vị sư lớn tuổi về vấn đề này. Vị trưởng lão trả lời: "Khi những vị sư trẻ gặp phụ nữ trẻ hơn mình thì xem họ như em gái mình; khi gặp phụ nữ bằng tuổi hay lớn hơn một chút thì xem họ như chị của mình; khi gặp phụ nữ lớn hơn mình thì xem họ như mẹ mình; nếu gặp phụ nữ lớn tuổi hơn nữa thì xem họ như bà nội, bà ngoại của mình".

Không bằng lòng với câu trả lời này, nhà vua nói: "Nhưng tốc độ của tâm rất nhanh. Ngay cả khi ta chưa kịp suy nghĩ thì ái dục đã phát sanh rồi".

Vị trưởng lão cố gắng giải thích thêm: "Nếu vị sư gặp một phụ nữ mà quên chánh niệm, bắt đầu ngắm nghía gương mặt và vóc dáng cô ta, thì tự nhiên ái dục phát sanh. Nhưng nếu nhà sư nhìn người phụ nữ như nhìn ba mươi hai thể trược: tóc, lông, móng, răng, da, ruột, gan, xương, tủy, v.v... và quán tưởng đến sự ghê tởm của các thể trược này, thì ái dục không có cơ hội chi phối. Khi tâm đầy sự ghê tởm nhàm chán đối với hình sắc người phụ nữ, thì ái dục không thể phát khởi được". Ðây là đề mục niệm thân mà Ðức Phật chỉ dạy.

Vẫn chưa thỏa mãn với sự trả lời của vị trưởng lão, nhà vua hỏi tiếp: "Gặp trường hợp nhà sư giàu tưởng tượng hơn sự định tâm thì sao?"

Tôi muốn mở một dấu ngoặc ở đây về vấn đề tưởng tượng. Một thiền viện nọ, giữa thiền đường có chưng bày một chiếc tủ kiếng, trong đó treo một bộ xương để mọi người có thể nhìn thấy mà quán tưởng đến sự thúc bách của cái chết. Nhìn vào bộ xương, người ta có thể nhìn thấy được sự giả tạm của cuộc sống. Dưới chân bộ xương có để một tấm bảng nhỏ ghi chữ: "Cô gái mười sáu tuổi".

Người có hành thiền và có sự chú tâm sáng suốt, khi nhìn bộ xương có thể tự nhủ: "Chà, cô bé thật đáng thương. Còn quá trẻ mà đã chết. Ta cũng vậy. Cũng sẽ chết". Lúc bấy giờ một tư tưởng khẩn cấp trước cái chết nảy sinh, và người xem sẽ cố gắng làm những việc phước thiện như bố thí, trì giới, tham thiền với một sự tinh tấn nhiệt thành. Một người khác khi nhìn bộ xương có thể phát sanh sự ghê tởm, nhàm chán và thấy rằng thân thể này chẳng có gì cả. Nó chỉ là bộ xương được nhồi nhét và đắp lên gan, tim, phèo, phổi, thịt, da đầy ô trược; hay chẳng qua chỉ là một cái túi da, bên trong chứa đựng xương, thịt, máu, phẩn, nước tiểu, v.v...

Một hôm có một chàng thanh niên nhiều tưởng tượng đến thiền đường. Sau khi quán sát bộ xương, ngắm đi ngắm lại, ngắm tới ngắm lui, chàng thanh niên để ý đến tấm bảng dưới chân bộ xương rồi tự nhủ: "Thật đáng thương! Chắc là trước khi chết cô bé này đẹp lắm". Chàng ta bắt đầu thêm da thịt vào cái sọ khô, và bỗng nhiên trước mắt chàng là một khuôn mặt kiều diễm, tóc dài óng mượt, làn da mịn màng, cổ cao ba ngấn, vóc dáng thon thả. Thế rồi chàng ta đứng ngẩn ngơ trước bộ xương. Chàng thanh niên đã bị tham ái bao phủ do những hình ảnh mà anh ta vừa tạo nên. Hình ảnh này chẳng khác nào một con thú nhồi bông hay bộ sườn tre của những người làm đồ mã được dùng giấy bổi để đắp lên.

Trở lại câu chuyện của nhà vua ở trên. Vị trưởng lão trả lời: "Tất cả những vị sư trẻ đều phải hành Thiền Minh Sát, giữ tâm chánh niệm, thu thúc lục căn, không để cho tâm phóng túng vọng động, không bị chi phối bởi những gì nhìn thấy".

Nhà vua cảm thấy hài lòng với câu trả lời và nói: "Vâng, như vậy mới đúng. Tôi có thể minh chứng điều này qua kinh nghiệm của chính tôi, vì mỗi khi tôi đi ngang qua tam cung lục viện mà không chánh niệm thì tôi gặp nhiều rắc rối, nhưng nếu tôi chánh niệm thì không có vấn đề gì cả".

Hy vọng rằng câu chuyện trên sẽ giúp cho các bạn cố gắng thu thúc lục căn để khỏi bị phiền não quấy nhiễu.

Sự Thu Thúc Trong Khóa Thiền Tích Cực

Trong một khóa thiền tích cực, ta phải giữ hạnh thu thúc. Nhiều người nghĩ rằng thu thúc quá nhiều, nhưng thật ra thì thu thúc biết bao nhiêu cho vừa! Thu thúc chẳng bao giờ đủ cả.

Trong khi hành thiền tích cực, chúng ta phải giữ ít nhất bốn sự thu thúc đã được ghi trong kinh điển.

Thứ nhứt, thiền sinh có mắt phải làm như mù. Trong khi đi, mắt phải nhìn xuống đất, không tò mò nhìn đây nhìn đó khiến tâm trí bị phân tán.

Thứ hai, thiền sinh có tai phải làm như điếc. Khi nghe một tiếng động, không nên để ý đó là tiếng động gì. Không phán đoán, đánh giá, phân tích, phân biệt âm thanh. Phải bỏ qua làm như không biết gì đến tiếng động và không để ý đến tiếng động.

Thứ ba, thiền sinh thông minh phải làm như ngu dốt. Mặc dầu được học hỏi hiểu biết nhiều, đọc rất nhiều các sách thiền và đã từng thực hành qua nhiều phương pháp, nhưng trong khi hành thiền, thiền sinh phải gác qua một bên mọi kiến thức của mình. Bao nhiêu kiến thức hãy bỏ vào rương, khóa lại, nhét dưới gầm giường, hãy làm như người không biết gì và không nói gì về những điều mà mình đã biết.

Thứ tư, là thiền sinh khỏe mạnh làm như ốm đau. Ði đứng chậm chạp, chánh niệm.

Cần phải thêm một sự thu thúc thứ năm nữa, đó là còn sống mà làm như chết rồi. Có cảm giác mà làm như không có cảm giác, không biết gì. Ðó là muốn đề cập đến các cảm giác đau nhức. Như chúng ta biết, xác chết dầu có bị băm vằm ra từng mảnh nhỏ thì cũng chẳng có cảm giác gì. Nếu trong khi hành thiền mà sự đau nhức phát sinh, thiền sinh phải thu hết can đảm và nghị lực để nhìn thẳng vào sự đau nhức. Thiền sinh phải có dũng cảm tinh tấn để xuyên thấu và hiểu biết sự đau mà không thay đổi tư thế, cũng không bực tức sự đau nhức này.

Mỗi một phút giây, chúng ta phải cố gắng tinh tấn chánh niệm với những gì đang xảy ra trong hiện tại. Chúng ta cố gắng ghi nhận: thấy, thấy, thấy mỗi khi thấy; ghi nhận nghe, nghe, nghe mỗi khi nghe. Phải tinh tấn để ghi nhận. Cần phải có một cái tâm chính xác hướng về đề mục để tâm có thể tiếp xúc với đề mục quán sát .

Chánh niệm cũng phải có mặt, xuyên thấu sâu xa vào trong đối tượng, và với chánh niệm sẽ đưa đến chánh định giúp cho tâm tập trung không bị tán loạn hay vọng động.

Trí Tuệ Giúp Cho Tâm Mềm Dẻo

Chánh tinh tấn, chánh hướng tâm (hay chánh tư duy), chánh niệm, chánh định là những yếu tố của bát chánh đạo. Khi các yếu tố này hiện diện trong tâm thì phiền não không có cơ hội phát sinh. Phiền não làm cho tâm trơ cứng, trì độn. Khi các yếu tố kia hiện diện thì nó biến tâm trở nên mềm dẻo, linh động. Nếu tiếp tục ghi nhận chánh niệm thì tâm sẽ dần dần xuyên thấu vào trong bản chất của mọi vật. Thiền sinh sẽ thấy rõ mọi vật đều tạo bởi danh và sắc, và tâm sẽ cảm thấy sự an lạc lớn lao. Không có ai ở đó cả mà chỉ có danh và sắc. Không có ai tạo ra danh và sắc. Nếu tiếp theo, ta thấy được sự liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng danh và sắc này thì tâm sẽ không còn hoài nghi nữa. Một thiền sinh đầy nghi ngờ thì khó có thể chữa trị được sự cứng ngắc và sự căng thẳng này. Dầu cho thiền sư có cố gắng bao nhiêu đi nữa, thì sự tinh tấn của thiền sinh cũng khó tăng lên được.

Nếu thiền sinh kiên trì hành thiền để đạt được ít nhất tuệ thấy rõ nhân quả thì sẽ không còn vấn đề khó khăn, mắc mứu gì nữa. Tuệ giác này sẽ làm cho sự nghi ngờ tan biến và giúp cho tâm trở nên mềm dẻo. Thiền sinh không còn tin vào thượng đế hay một đấng sáng tạo, đấng toàn năng nào đã tạo nên thân và tâm này. Lúc bấy giờ, nghi ngờ sẽ biến mất. Nếu chúng ta tiếp tục chánh niệm sâu xa hơn và sống trong từng phút giây hiện tại, bấy giờ tâm sẽ mềm dẻo, tinh tế, thoải mái, thư thái hơn bởi vì những sự căng thẳng của phiền não đã được nới lỏng.

Khi quán sát bản chất thật sự của thân và tâm, thiền sinh sẽ đạt được tuệ giác thấy rõ vô thường. Khi thấy rõ vô thường thiền sinh sẽ không còn kiêu mạn như trước nữa. Nếu thiền sinh thấy rõ ràng áp lực lớn lao do các hiện tượng danh sắc gây ra, thiền sinh sẽ có trí tuệ xuyên thấu được bản chất của sự khổ và nhờ thế thoát khỏi tham ái.

Nếu thiền sinh thấy được sự vắng bóng của các hiện tượng tự ngã, biết rõ ràng tiến trình của thân tâm là hoàn toàn trống rỗng và chẳng liên quan gì đến ước muốn của chúng ta thì bấy giờ thiền sinh sẽ không còn tà kiến về một tự ngã hay cái tôi vĩnh viễn nữa. Ðó chỉ mới là giai đoạn khởi đầu. Càng xuyên thấu sâu xa hơn vào bản chất thực sự của sự vật thì tâm càng trở nên mềm dẻo, linh hoạt, dễ uốn nắn, dễ điều khiển hơn. Khi thiền sinh đạt được đạo quả tâm đầu tiên thấy rõ Niết Bàn lần thứ nhất thì một số phiền não sẽ không bao giờ xuất hiện làm cho tâm thô cứng, ngưng đọng nữa.

Hy vọng các bạn tiếp tục và tích cực chánh niệm để có thể phát triển trí tuệ rộng lớn và thâm sâu này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2020(Xem: 6188)
Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa Thượng Ân Sư, Quạnh hiu trên bến sông buồn, Sa Giang nước chảy về nguồn nhớ thương, Bao nhiêu nước chảy bấy nhiêu buồn; Thầy ơi ! Trăng nước còn xót xa. Mỗi độ Xuân về, trong ký ức chúng con lại miên man với bao kỷ niệm thiêng liêng cùng vị Ân sư mà chúng con có phúc duyên được học luật và hầu bên cạnh Ngài trong những giờ phút cuối đời. Đó là Trưởng lão Luật sư Thích Huệ Hưng.
03/10/2020(Xem: 6417)
Cư sĩ Chhimey Rigzen, Đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Trung và Đông Âu và Chính quyền Trương ương lưu vong Tây Tạng, và nữ cư sĩ Thinlay Chukki, người được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) và và Chính quyền Trương ương lưu vong Tây Tạng (CTA) bổ nhiệm đặc biệt về Nhân quyền tại Văn phòng CTA tại Genèva cùng với Đại sứ Andrew Bremberg, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Văn phòng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Quốc tế khác tại Genèva, Thụy Sỹ ngày 30 tháng 9 năm 2020.
03/10/2020(Xem: 5709)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.[1] Mỹ Ngư cất tiếng hát nho nhỏ. Nàng buồn như tâm trạng câu thơ, chỉ man mác, vu vơ không rõ nguyên do. Nếu quay ngược được thời gian trở lại bốn chục năm về trước khi nàng là thiếu nữ thì còn hiểu được, nhưng đằng này... Lòng buồn suy nghĩ mông lung, bỗng nàng nhớ lại lời Phật dạy; phàm việc gì cũng phải do “duyên khởi“. Cái duyên của nàng bắt đầu là một giấc mơ, một giấc mơ kỳ lạ!
02/10/2020(Xem: 5149)
Cuộc họp chung đầu tiên được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, tổ chức hàng đầu việc việc giữ gìn và phát huy pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪), một thực hành truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc. Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Thượng tọa Uijeong (의정스님), Chủ tịch Thượng tọa Gaksan (각산스님) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và cam kết sẽ “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”
02/10/2020(Xem: 5060)
Nhiều người hâm mộ văn hóa thể thao biết rằng, vận động viên bi da chuyên nghiệp nổi tiếng, sinh quán tại Hồng kong và khi 12 tuổi cùng gia đình đến nhập cư tại Vancouver, Canada năm 1990, cư sĩ Phật tử Phó Gia Tuấn (傅家俊) (ba lần đoạt giải vô địch thế giới và 4 lần đạt vị trí Á quân, từng đứng hàng 10 trên thế giới) là một cư sĩ Phật tử ăn trường chay và thường công phu tu tập thiền định Phật giáo. Do đó, nhiều người đã nói về tầm quan trọng của việc giữ cho người chơi thể thao chuyên nghiệp ổn định về mặt cảm xúc trong suốt trò chơi. Việc học Phật pháp và công phu tập thiền định có giúp cho thành tích của cầu thủ Phật tử Phó Gia Tuấn không? Trên thực tế, các môn thể thao ưu tú ngày nay đang trở nên chuyên nghiệp hơn, và tâm lý học thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu của các môn thể thể chuyên nghiệp. Theo nghiên cứu chứng thực của khoa học, việc công phu tu tập thiền định Phật giáo rất hữu ích đối với thành tích của vận động viên.
02/10/2020(Xem: 5558)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta. Bởi con người sống với vọng tâm nên tạo ra dòng lưu chuyển sinh tử khổ đau của chúng sinh hữu tình với những quả báo sai biệt. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhân duyên vọng tâm thiện ác. Chân tâm không sinh diệt chính là dòng hoàn diệt, cho nên chấm dứt được khổ đau, sinh tử tạo thành quả báo cũng như các quốc độ thù thắng, vi diệu, bất khả tư nghì của các bậc hiền thánh. Như vậy, phàm phu là do sống với vọng tâm thiện ác vô thường, biến hoại, sinh diệt; còn những ai sống hay an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt thì trở nên là những bậc hiền thánh. Điều này là một chân lý.
01/10/2020(Xem: 4971)
Theo nhiều cách, khi thực hành Phật giáo cho phép chúng ta nhìn thấy những phần tiềm ẩn của bản thân. Giống như một vận động viên thể hình uốn dẻo các cơ của mình trong gương, chúng ta quan sát thể chất và tinh thần của mình từ mọi góc độ, và ghi nhận những gì ở đó. Đôi khi chúng ta thích những gì chúng ta thấy. Và đôi khi chúng ta không thích. Tuy nhiên, chính trong những khoảnh khắc mà sự phản chiếu của chúng ta khiến chúng ta thu mình lại, chúng ta sẽ tìm thấy cơ hội để phát triển.
01/10/2020(Xem: 5014)
Mấy năm qua, tôi đã quyết định từ bỏ hầu hết tài sản thế gian của mình, và vui sống trong một trang trại. Có nhiều lý do giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ trần tục đến tâm linh. Nhưng cải giải thích đơn giản nhất là nói rằng tôi muốn “Tự do”. Tôi cảm thấy bị vướng mắc trong một công việc của công ty không được như ý. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các công ty phương tiện truyền thông liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần mua hạnh phúc. Và tôi khao khát có cơ hội thực hành Phật pháp trong hòa bình.
01/10/2020(Xem: 4894)
Hội đồng Lập pháp Sikkim đã thông qua dự luật ngày 21 tháng 9 năm 2020, để thành lập một ngôi trường Đại học Phật giáo ở bang đông bắc Ấn Độ. Được biết với tên gọi Đại học Phật giáo Khangchendzonga (KBU), cơ sở này sẽ trở thành trường Đại học tư thục Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ, và là trường Đại học đầu tiên tại Sikkim do người dân bản địa Sikkim sáng lập.
01/10/2020(Xem: 5293)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]