Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Kiên Nhẫn và Nghị Lực

24/07/201208:03(Xem: 7339)
08. Kiên Nhẫn và Nghị Lực

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Yếu tố thứ tám: Kiên Nhẫn và Nghị Lực

Nếu bạn hành thiền một cách tinh tấn và thích thú, không quan tâm, không dính mắc vào cơ thể hay mạng sống của mình, thì bạn có thể phát triển năng lực giải thoát. Năng lực này sẽ đưa bạn đến những tầng mức cao hơn trong việc thực hành. Sự dũng cảm, tinh tấn không phải chỉ nằm trong yếu tố thứ bảy, mà nằm luôn trong yếu tố thứ tám giúp cho ngũ lực trở nên mạnh mẽ. Yếu tố thứ tám là kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, đặc biệt là cảm giác đau nhức trong cơ thể bạn.

Mọi thiền sinh đều quen thuộc với những cảm giác đau nhức hay khổ thọ trong lúc ngồi thiền, cộng thêm những đau khổ của tâm phản ứng trước những cảm giác này, và trên hết là sự đối kháng của tâm khi bị kiểm soát, bị kềm kẹp.

Trong một giờ ngồi thiền đòi hỏi nhiều việc phải làm. Trước tiên, bạn cố gắng chú tâm trên đề mục chính càng nhiều càng tốt. Sự thu thúc và kiểm soát này có thể là một đe dọa đối với tâm vì tâm có thói quen lang thang đây đó. Tiến trình để duy trì sự chú tâm đòi hỏi nỗ lực hùng mạnh. Nỗ lực kiểm soát và thu thúc để đương đầu với sự phản kháng của tâm là một hình thức đau khổ.

Khi tâm tràn đầy sự đối kháng, thường thì thân cũng phản ứng theo và sự căng thẳng phát sinh. Chỉ trong chốc lát, bạn bị cảm giác đau nhức vây phủ. Phản ứng đầu tiên sẽ như thế nào khi sự đau nhức này đạt đến cực điểm? Tâm bạn co thắt, thân bạn bị bóp rút lại như bị ai xiết vặn. Bạn mất hẳn kiên nhẫn để nhìn thẳng vào chỗ đau của thân. Bấy giờ bạn trở nên điên cuồng có thể tràn đầy phẫn nộ và sân hận. Sự đau khổ của bạn lúc ấy có ba thứ: Ðầu tiên là tâm phản kháng, tiếp đến là thân đau khổ, sau cùng là tâm đau khổ bắt nguồn từ thân đau khổ.

Ðấy là thời điểm tốt nhất để áp dụng biện pháp thứ tám giúp cho ngũ lực trở nên mạnh mẽ. Kiên nhẫn, nghị lực, và cố gắng nhìn trực tiếp vào sự đau. Nếu bạn không chuẩn bị để đương đầu với đau nhức một cách kiên nhẫn, thì bạn chỉ có nước mở cửa cho phiền não đi vào. Tham lam và sân hận sẽ ung dung tiến vào làm chủ thân tâm bạn: "Ôi, tôi ghét cái đau này quá. Nếu có thể trở lại sự thoải mái dễ chịu trước đây năm phút thì tuyệt biết mấy". Khi tham lam sân hận có mặt và kiên nhẫn đi vắng, thì tâm sẽ rối loạn và mê mờ, không có đề mục nào rõ ràng lúc ấy và bạn không thấy rõ bản chất thật sự của cái đau. Lúc bấy giờ, bạn sẽ tin rằng đau là một gai nhọn, một chướng ngại cho việc hành thiền nên bạn có thể quyết định đổi tư thế để sự định tâm tốt hơn. Nếu sự thay đổi trở thành thói quen, bạn sẽ mất cơ hội đi sâu vào thực hành. Sự an tịnh của thân tạo nên sự an tịnh và tĩnh lặng của tâm. Di chuyển thường xuyên che dấu mất bản chất thực sự của cái đau. Ðau có thể ở ngay trước mắt bạn. Yếu tố nổi bật nhất là cái đau, nhưng bạn lại đổi tư thế để khỏi nhìn thấy nó. Thế là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội vàng ngọc để hiểu biết bản chất thực sự của cái đau.

Thật ra, chúng ta đang sống với cái đau từ lúc chúng ta được sinh ra trên mặt đất này. Cái đau gần gũi với chúng ta trong suốt cuộc đời. Tại sao chúng ta lại trốn chạy nó? Nếu đau phát sinh, hãy nhìn nó! Ðó là cơ hội quí báu để ta hiểu được một vài điều quen thuộc qua một cái nhìn mới hơn và sâu xa hơn.

Vào những lúc bạn không hành thiền, bạn hãy tập kiên nhẫn đối với cảm giác đau. Ðặc biệt là lúc bạn chú tâm vào những gì mà bạn ưa thích. Chẳng hạn, bạn là người thích chơi cờ. Bạn ngồi trước bàn cờ và chăm chú theo dõi nước cờ mà người đánh cờ với bạn đang đi. Có lẽ bạn đã ngồi trên ghế ấy hơn hai giờ rồi, nhưng bạn không cảm thấy đau nhức gì cả, bởi vì bạn đang cố gắng để giải những nước cờ khó khăn và rắc rối trên bàn cờ. Nếu bạn cảm thấy đau, có lẽ bạn cũng cố gắng để quên nó đi cho đến khi bạn đánh xong mấy ván cờ.

Tập kiên nhẫn trong khi hành thiền còn quan trọng hơn nhiều, vì hành thiền sẽ giúp bạn khai mở trí tuệ ở mức cao hơn là đánh cờ và hành thiền sẽ giúp chúng ta ra khỏi nhiều loại rắc rối hơn.

Chiến Thuật Ðương Ðầu Với Ðau Nhức

Mức độ quán thấu bản chất thực sự của các hiện tượng tùy thuộc vào mức độ định tâm mà bạn khai triển. Tâm càng an trụ vào đề mục thì càng quán thấu và hiểu biết thực tại. Ðiều này cũng rất đúng khi ta tỉnh thức trước các cảm giác đau nhức. Nếu sự định tâm còn yếu, chúng ta sẽ không thật sự cảm giác được sự bất an luôn luôn hiện diện trong cơ thể chúng ta. Khi tâm định bắt đầu sâu hơn, thì một điểm không thoải mái nhỏ nhặt cũng trở thành to lớn và khó chịu. Như trường hợp một người cận thị, nếu không đeo kiếng cận thị, thì mọi vật dưới mắt họ sẽ lờ mờ hư ảo, khó phân biệt, nhưng khi đeo kiếng vào thì tất cả đều rõ ràng sáng sủa. Không phải là sự vật dưới mắt họ đã thay đổi hay trở nên rõ ràng hơn. Sự vật trước hay sau vẫn như vậy nhưng nhờ mắt họ đã được điều chỉnh.

Khi nhìn một giọt nước bằng đôi mắt thường, bạn không thấy gì khác lạ. Nhưng nếu đặt giọt nước vào kính hiển vi, bạn sẽ thấy nhiều sinh vật bé nhỏ nhảy múa, di chuyển, quay cuồng trong đó. Nếu trong lúc ngồi thiền, bạn có thể mang kiếng chánh định, bạn sẽ ngạc nhiên thấy nhiều sự thay đổi xảy ra trong một điểm đau nhỏ. Tâm càng tập trung sâu hơn, bạn càng hiểu rõ sự đau hơn. Bạn sẽ càng say mê hơn khi bạn thấy rõ cảm giác đau là một chuỗi dài biến đổi luôn luôn thăng trầm từ cái đau này đến cái đau khác, thay đổi mau lẹ, lúc tăng, lúc giảm, nhảy múa nhào lộn. Sự định tâm và chánh niệm của bạn càng bén nhọn và sâu xa hơn vào lúc mà cái đau hoàn toàn lôi cuốn bạn và làm bạn say mê theo dõi. Thế rồi cuối cùng, một điều bất ngờ xảy đến. Như tấn kịch đã đến hồi kết thúc, màn hạ, sự đau biến mất một cách kỳ diệu.

Một người không đủ dũng cảm và kiên trì tinh tấn để nhìn sự đau thì không bao giờ hiểu được tiềm lực ẩn tàng bên trong sự đau này. Chúng ta phải phát triển hùng tâm, hùng lực và dũng cảm tinh tấn để quan sát sự đau. Hãy tập đi vào trong cơn đau, đối diện với sự đau mà đừng trốn chạy nó.

Khi sự đau phát sanh, chiến thuật đầu tiên là đưa sự chú tâm ngay vào nó, vào ngay chính trung tâm của nó. Cố gắng để thấu suốt cốt lõi của sự đau. Thấy rõ đau chỉ là đau. Kiên trì theo dõi ghi nhận những diễn tiến của sự đau. Cố gắng xuyên thấu vào bên trong sự đau chứ đừng quan sát hời hợt bề ngoài. Khi xuyên thấu vào bên trong sự đau, thì bạn sẽ không bị phản kháng. Nhưng nếu chỉ hời hợt bên ngoài, thì bạn sẽ chịu nhiều phản ứng.

Mặc dù bạn cố gắng dữ dội, nhưng bạn cũng bị mệt mỏi vì nó. Sự đau có thể làm tâm bạn kiệt quệ. Nếu bạn không thể kiên trì giữ vững một mức độ tinh tấn, chánh niệm và chánh định thích nghi thì bạn sẽ sớm đầu hàng.Chiến thuật thứ hai để đương đầu với sự đau là hãy đùa với chúng. Bạn đi vào trong cơn đau rồi xả hơi một chút. Nghĩa là bạn vẫn chú tâm vào sự đau, nhưng giảm bớt niệm và định. Làm như thế sẽ giúp tâm bạn nghỉ ngơi. Sau đó, bạn lại chú tâm chánh niệm mạnh mẽ vào cơn đau. Nếu bạn không thành công thì hãy lập đi lập lại chiến thuật này nhiều lần. Lúc căng, lúc dùn, lúc vào, lúc ra, hai hay ba lần như thế.

Nếu cái đau vẫn còn khốc liệt và bạn thấy tâm mình bắt đầu bị thắt lại và co rút mặc dầu bạn đã xử dụng chiến thuật này thì hãy rút lui. Ðiều này không có nghĩa là bạn sẽ thay đổi tư thế ngay khi bạn quyết định. Bạn phải rút lui có kế hoạch mới được. Bạn phải thay đổi tư thế một cách chánh niệm, hoàn toàn bỏ qua sự đau, đừng quan tâm gì đến nó nữa mà hãy đưa tâm về chuyển động của bụng hay đề mục chính của bạn. Cố gắng chú tâm mạnh mẽ vào đề mục mới này.

Chữa Lành Thân và Tâm

Chúng ta phải cố gắng chế ngự tâm nhút nhát, yếu đuối. Chỉ khi nào tâm bạn mạnh mẽ và dũng cảm, như một anh hùng, bạn mới có thể chế ngự được sự đau bằng cách hiểu nó đúng theo thực trạng của nó. Trong lúc hành thiền, nhiều loại cảm giác đau đớn của thân rất khó chịu đựng sẽ khởi sinh. Hầu như mọi thiền sinh đều thấy rõ những sự khó chịu có mặt thường xuyên trong cơ thể, nhưng họ không bị ảnh hưởng bởi chúng nhiều. Nhưng khi hành thiền, vì có sự tập trung tâm ý, nên những khó chịu này được phóng đại ra. Trong lúc hành thiền tích cực, sự đau cũng thường hiện khởi từ những vết thương cũ, từ những bất hạnh lúc tuổi thơ hay những bệnh kinh niên trong quá khứ. Những loại bệnh thông thường trong hiện tại bỗng nhiên trở nặng. Nếu hai loại bệnh kinh niên và thông thường trở thành nặng hiện khởi thì bạn hãy mừng vì mình có dịp may để diệt trừ chúng. Bạn có thể trừ bệnh kinh niên hay một vài loại bệnh nào đó nhờ sự tinh tấn mà chẳng cần phải uống một giọt thuốc. Nhiều thiền sinh đã hoàn toàn dứt hẳn bệnh nhờ tham thiền.

Năm 1969, có một người đàn ông bị bệnh sưng dạ dày nhiều năm. Khi chụp hình quang tuyến, bác sĩ nói ông ta có bướu trong bụng cần phải mổ. Ông ta rất sợ mổ vì nghĩ rằng mổ sẽ rất dễ chết.

Ông ta muốn tìm một cách trị bệnh an toàn hơn. Ông tự nhủ "Nên đi hành thiền tốt hơn". Ông ta đến hành thiền dưới sự hướng dẫn của tôi. Chẳng bao lâu sau, ông ta đau dữ dội. Lúc đầu thì không đến nỗi nào, nhưng khi việc hành thiền của ông tiến bộ, ông đạt đến mức mà sự minh sát dính liền với sự đau nên ông ta bị đau đớn kinh khủng. Ông ta nói với tôi điều này. Tôi trả lời: "Dĩ nhiên, ông có thể tự do về gặp bác sĩ. Tuy nhiên, sao không cố gắng ở thêm vài ngày nữa xem sao".

Ông ta suy nghĩ về lời đề nghị của tôi và lý luận rằng, có mổ thì cũng không sống được. Thế là ông quyết định ở lại để hành thiền. Cứ hai giờ là ông uống một muỗng thuốc. Cũng có lúc cơn đau giảm bớt, có lúc ông ta hoàn toàn chinh phục được cơn đau. Một trận chiến kéo dài và hai bên đều thiệt hại, nhưng người đàn ông này có một sự can đảm mạnh mẽ. Có lúc, trong một lần ngồi, cái đau hành hạ ông dữ dội. Toàn thân ông rung chuyển và mồ hôi ra ướt đẫm cả áo quần. Cục bướu trong bụng ông càng lúc càng cứng và càng co rút lại. Bỗng nhiên ý niệm về cái bụng của ông biến mất khi ông chú tâm vào nó. Bây giờ chỉ có tâm ghi nhận về cái đau mà thôi, không còn bụng nữa. Rất là đau, nhưng cũng rất thích thú. Ông chú tâm theo dõi và sự đau càng lúc càng dữ dội hơn.

Thế rồi một tiếng nổ lớn như bom nổ. Ông ta nói rằng ông ta có thể nghe tiếng bom nổ lớn này, sau đó thì không còn đau nữa. Ông đứng dậy lau mồ hôi. Ông ta sờ vào bụng và không thấy cục bướu đâu nữa. Thế là ông lành bệnh. Thêm vào đó, ông đã hoàn tất việc hành thiền của mình.

Sau đó không bao lâu, ông ta rời thiền viện, đến gặp bác sĩ để khám lại. Bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy cục bướu đã biến mất. Ông ta trở lại ăn uống bình thường, không đã phải kiêng cữ thứ gì như suốt hai mươi năm nay ông đã kiêng cữ. Hiện bây giờ ông ta vẫn còn sống và rất khỏe mạnh. Ông bác sĩ sau đó cũng đã trở thành một thiền sinh.

Tôi đã gặp nhiều người nhờ hành thiền mà hết bịnh nhức đầu kinh niên, đau tim, lao phổi và ngay cả ung thư. Một số trong họ bệnh nặng đền nỗi bác sĩ đã phải bó tay. Tất cả đều trải qua những cơn đau khủng khiếp. Nhưng nhờ lòng kiên trì và dũng cảm tinh tấn lớn lao, họ đã tự cứu mình. Ðiều quan trọng hơn là nhiều người đã hiểu rõ sâu xa chân lý thực tại nhờ quan sát sự đau với một lòng can đảm bền dai và sau đó, xuyên thấu trí tuệ nội quán.

Thế nên các bạn đừng chán nản trước cảm giác đau. Thay vào đó, phải có đức tin và kiên nhẫn. Kiên trì cho đến khi tự mình thấy bản chất thật sự của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5209)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4329)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4093)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7619)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4928)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5012)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4356)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4597)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16959)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5078)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]