Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Những Ðiều Kiện Hỗ Trợ

24/07/201208:03(Xem: 7398)
04. Những Ðiều Kiện Hỗ Trợ

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Yếu tố thứ tư: Những Ðiều Kiện Hỗ Trợ

Yếu tố thứ tư làm cho ngũ lực phát triển là phải có những điều kiện thuận lợi giúp cho trí tuệ hiển lộ. Có bảy điều kiện thuận lợi cho việc hành thiền minh sát.

1. Nơi chốn thích hợp: Nơi hành thiền cũng như những khu vực gần đó phải có phương tiện đầy đủ (chẳng hạn như có đủ nước dùng, có điều kiện vệ sinh tốt, có an ninh, không nhiều muỗi mòng, thú dữ, v.v..,) một nơi có thể giúp đạt tuệ giác một cách tốt đẹp.

2. Ði lại thích hợp: Ðiều này nói đến việc đi khất thực hằng ngày. Chỗ ở của chư tăng hành thiền đừng gần làng xóm quá, vì gần làng xóm quá sẽ ồn ào và dễ bị phóng tâm. Cũng đừng xa làng xóm quá, vì chư tăng phải sống nhờ vào thực phẩm dâng cúng của dân làng qua việc khất thực hàng ngày. Ðối với thiền sinh cư sĩ, đồ ăn phải được cung cấp đầy đủ và thường xuyên. Dĩ nhiên là cũng vừa phải, đừng để bị phân tâm vì thức ăn. Nên tránh những nơi có thể làm cho sự định tâm của mình bị sút kém, nghĩa là những nơi có quá nhiều hoạt động và bận rộn làm cho tâm bị tán loạn, khó tập trung vào đề mục. Tóm lại, nơi ở cần có sự yên tịnh tối thiểu, nhưng đừng quá xa làng xóm, vì ở nơi quá xa làng xóm thì thiếu phương tiện sống nên cũng trở ngại cho việc hành thiền.

3. Ngôn ngữ thích hợp: Trong khóa thiền, lời nói được giới hạn. Không nên nói quá dài dòng, chỉ nói những vấn đề quan trọng và cần thiết. Chú giải có ghi rõ: Nghe pháp là ngôn ngữ thích hợp. Chúng ta có thể kể vào đây việc trình pháp với thiền sư. Khi có điều gì trở ngại trong việc hành thiền thì nên hỏi ý kiến thiền sư để thiền sư điều chỉnh giúp chúng ta dễ dàng tiến bước trên đường thiền.

Nhưng nên nhớ, cái gì quá nhiều thì không tốt. Như có lần tôi dạy ở một nơi có những cây kiểng. Người thị giả của tôi tưới nước quá nhiều nên lá cây bị rụng hết. Tương tự như vậy, trong khi hành thiền mà bạn bàn luận giáo pháp quá nhiều thì sự định tâm của bạn cũng bị phá vỡ. Ngay cả những bài pháp của thiền sư cũng cần được thẩm định xem có đem lại lợi ích cho sự định tâm của mình không. Một bài pháp thuyết cho thiền sinh cần phải được xét xem có đem lại lợi ích cho họ về hai điểm sau đây hay không? Thứ nhất là sau khi nghe bài pháp này tâm định đã có, có được phát triển thêm không? Thứ hai là sau khi nghe bài pháp này, tâm định chưa có, có được phát sinh lên không? Nếu sau khi xem xét mà thấy không có được hai điểm thuận lợi trên thì tránh đi. Ngoài những giờ trình pháp thường xuyên, nếu thấy những giờ trình pháp bổ túc làm cản trở việc định tâm thì cũng nên tránh đi.

Thiền sinh trong một khóa thiền tích cực nên tránh nói chuyện. Tránh nói chuyện được càng nhiều càng tốt, nhất là nói chuyện thế sự. Ngay cả việc bàn luận giáo pháp một cách nghiêm túc cũng không thích hợp trong lúc hành thiền tích cực. Nên tránh tranh luận về giáo pháp giữa các thiền sinh trong khóa thiền. Trong khóa thiền cũng không nên nói chuyện hay bàn thảo về thức ăn, chỗ ở, công việc, chính trị, kinh tế, v.v... Ðây là những lời nói vô bổ. Mục đích của sự cấm đoán này là để ngăn ngừa sự phóng tâm. Ðức Phật với tình thương sâu xa đã dạy: Thiền sinh hành thiền tích cực thì phải thận trọng giữ gìn lời nói; nói chuyện thường xuyên sẽ bị phóng tâm nhiều.

Dĩ nhiên khi có chuyện thật sự cần thiết thì nên nói, nhưng cũng không nên vượt quá những gì cần nói. Bạn cũng phải chánh niệm vào tiến trình nói nữa. Trước tiên là ý muốn nói. Tư tưởng sẽ khởi sanh trong tâm về những gì cần nói và phải nói như thế nào. Bạn nên ghi nhận và nên niệm thầm mọi tư tưởng khởi sinh, tâm chuẩn bị nói, và sau đó, tác động nói bao gồm những chuyển động vật chất. Sự chuyển động của môi và mặt, những cử chỉ đi kèm đều là đề mục để chánh niệm.

Vài năm trước đây, ở Miến Ðiện, có một ông công chức cao cấp vừa mới về hưu là một Phật tử rất hăng say. Ông đã đọc nhiều kinh điển và văn chương qua những bản dịch sang tiếng Miến, và cũng đã bỏ ra một ít thời gian để hành thiền. Việc hành thiền của ông không khá lắm, nhưng ông có nhiều kiến thức tổng quát và muốn dạy. Bởi thế, ông trở thành một vị thầy.

Một hôm, ông đến thiền viện ở Rangoon để hành thiền. Khi hướng dẫn thiền sinh, tôi thường giảng giải việc thực hành, và sau đó so sánh những điều tôi hướng dẫn với kinh điển, cố gắng giải thích và dung hoà những điểm có vẻ khác nhau. Vị cựu công chức này bắt đầu hỏi tôi: "Bạch ngài, những điều ngài trích dẫn ở trên là do từ kinh sách nào vậy?" Tôi nhã nhặn khuyên ông ta nên bỏ qua những chi tiết đó đi, và hãy tiếp tục hành thiền. Nhưng ông không quên được. Ba ngày liên tiếp ông đều làm như vậy trong mỗi lần nghe hướng dẫn.

Cuối cùng, tôi hỏi ông ta: "Tại sao ông đến đây? Ông đến đây để học, hay để dạy tôi?". Ðối với tôi, hình như ông ta đến đây để khoe kiến thức tổng quát của ông chứ không phải để hành thiền.

Ông ta trả lời yếu đuối: "Tôi đến đây để học, và ngài là thầy".

Tôi nói: "Tôi đã cố gắng nhỏ nhẹ bảo cho ông biết điều này từ ba hôm nay, nhưng bây giờ tôi phải nói thẳng với ông. Ông giống như một mục sư, nhiệm vụ chính là đứng làm đám cưới cho cô dâu và chú rể. Một hôm, đến lượt ông mục sư cưới vợ. Thay vì đứng vào chỗ chàng rể đứng, ông lại lên bục thờ và hướng dẫn lễ cưới trước sự ngạc nhiên của khách tham dự".Nghe xong, ông cựu công chức nhận ra khuyết điểm của mình, ông xin lỗi và từ đó trở thành một thiền sinh chăm chỉ và biết vâng lời.

Một thiền sinh muốn thấy giáo pháp không nên có thái độ như vị công chức trên. Thực vậy, kinh điển có dạy rằng, dù bạn học hành giỏi dắn và kinh nghiệm đến đâu, nhưng trong thời gian hành thiền phải có thái độ như mình không thông hiểu gì về lãnh vực sở trường của mình mà phải luôn luôn vâng lời thiền sư. Trong chiều hướng này, tôi muốn chia xẻ với các bạn một thái độ mà tôi đã cố gắng tập luyện ngay từ lúc còn nhỏ. Khi tôi không rành về lãnh vực nào, thì tôi không xen vào. Ngay cả khi tôi thành thạo, có thẩm quyền cũng như từng trải về một lãnh vực nào đó, nhưng nếu không có lời yêu cầu thì tôi cũng không xen vào.

4. Người thích hợp: Người thích hợp, phần lớn liên quan đến thiền sư. Nếu một vị thiền sư có khả năng hướng dẫn giúp thiền sinh tiến bộ, phát triển được định tâm đã có, hay tạo nên định tâm chưa phát sinh, thì đó là một thiền sư thích hợp.

Hai khía cạnh khác về người thích hợp là sự hỗ trợ của cộng đồng giúp cho thiền sinh, và thái độ của thiền sinh đối với các vị đã hỗ trợ mình. Trong một khóa thiền tích cực, thiền sinh phải cần có nhiều hỗ trợ để dễ dàng phát triển chánh niệm và định tâm. Thiền sinh tránh xa mọi việc thế sự. Bởi thế, thiền sinh cần có những người bạn có thể làm giúp cho họ những công việc như đi sắm sửa vật dụng, thức ăn; sửa soạn chỗ ở, v.v... Vì nếu để thiền sinh làm những công việc này trong khi đang hành thiền tích cực thì tâm thiền sinh sẽ tán loạn. Về phần thiền sinh, khi đã sống chung với một tập thể đông người, thì cũng phải xét xem những hành động của mình có ảnh hưởng bất lợi đến việc hành thiền của những người khác không. Cử chỉ thô tháo, hay gây tiếng động, có thể quấy rầy người khác. Ðiều mà thiền sinh cần nhớ nằm lòng là nên nghĩ đến người khác, tôn trọng người khác.

5. Thực phẩm: Thức ăn thích hợp là một sự hỗ trợ lớn lao cho sự tiến bộ của thiền sinh. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng không phải dễ dàng thỏa mãn điều này. Bởi vì thiền sinh quá đông, thực phẩm nấu chung cho mọi người, không phải cho riêng từng cá nhân nên dầu sao cũng không thể nào thích hợp cho từng người được. Vì vậy, tốt nhất là thiền sinh phải có thái độ thích ứng với hoàn cảnh là có cái gì, ăn cái nấy. Không đòi hỏi gì cả. Nếu việc hành thiền thực sự bị quấy động vì việc ăn uống không hợp khẩu vị, thì cũng nên kịp thời điều chỉnh.

Câu Chuyện Matikamata

Một lần nọ có sáu mươi vị sư hành thiền trong rừng. Bà thiện tín hộ độ cho các thầy là bà Matikamata, một thiện tín nhiệt thành. Bà cố gắng tìm hiểu các vị sư thích ăn gì và hằng ngày nấu đầy đủ thức ăn cho các thầy. Một hôm, Matikamata hỏi các nhà sư là liệu các cư sĩ có thể hành thiền như các thầy được không. Các nhà sư trả lời "được," và dạy cho bà cách hành thiền. Bà mừng rỡ và về nhà bắt đầu hành thiền. Bà duy trì việc hành thiền ngay cả lúc bà nấu ăn và làm công việc nhà. Cuối cùng, bà đắc quả thánh A-Na-Hàm. Nhờ phước báu tích tụ từ các kiếp trước, bà có thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông và tha tâm thông. Nghĩa là bà có thể nghe, thấy xa ngàn dặm và có thể hiểu được tâm người khác.

Rất thỏa thích về kết quả mình đã đạt được và lấy làm biết ơn các vị sư đã chỉ dẫn cho mình, bà Matikamata tự nhủ: "Pháp bảo ta chứng ngộ thật là kỳ diệu. Mặc dầu ta là một người bận rộn, phải làm các công việc trong nhà và nấu thức ăn cho các nhà sư hàng ngày, nhưng ta vẫn có thể thấy pháp bảo thì các nhà sư chắc chắn tiến bộ hơn ta nhiều". Với thần thông bà xem xét sự tiến triển về thiền của sáu mươi vị sư. Bà ngạc nhiên thấy rằng chẳng có thầy nào đạt được một chút tiến bộ trong Thiền Minh Sát.

Bà Matikamata dùng thần thông để tìm hiểu lý do và thấy rằng không phải do chỗ ở hay vì các thầy không thể sống chung với nhau, mà vì không có đồ ăn thích hợp nên các thầy không tiến bộ. Vài thầy thích chua; các thầy khác thích mặn; một số thích ớt; một số thích bánh và một số lại thích rau trái. Nhớ ơn các nhà sư đã chỉ dẫn cho mình cách hành thiền đạt được kết quả, bà Matikamata bắt đầu nấu thức ăn thích hợp với khẩu vị của từng thầy. Kết quả là tất cả sáu mươi vị đều đắc quả A la hán trong một thời gian ngắn sau đó.

Việc đắc đạo nhanh chóng và sâu xa cũng như sự biết ơn của bà Matikamata đã mang lại cho ta một gương tốt đẹp cho cha mẹ cũng như những người đã bỏ công ra giúp đỡ cho người hành thiền. Mặc dầu phải bỏ công sức ra giúp đỡ người khác, nhưng cũng không cần phải bỏ việc hành thiền của mình. Trong khi giúp đỡ người khác, ta vẫn có thể hành thiền để đạt được những kết quả cao sâu hơn.

Trong phần nói về thực phẩm này, tôi muốn đề cập đến vấn đề ăn chay. Nhiều người cho rằng chỉ ăn rau trái mới hợp đạo đức. Trong Phật giáo không hề có quan niệm ăn chay sẽ dễ giải thoát. Ðức Phật không hề cấm đoán việc ăn cá thịt. Ðức Phật chỉ quy định một vài điều kiện về việc ăn thịt cá. Ngài qui định phải ăn theo tam tịnh nhục: Tức là không thấy con vật bị giết, không nghe tiếng kêu của con vật bị giết, không nghi con vật bị giết với mục đích giành riêng cho mình ăn. Ngoài ra Tỳ khưu phải cử ăn mười loại thịt như: thịt chó, thịt cọp, thịt rắn, thịt người v.v... điều này cho thấy Ðức Phật không cấm Tỳ khưu ăn thịt cá. Ðề-Bà-Ðạt-Ða có yêu cầu Ðức Phật đặt ra luật cấm ăn thịt cá, nhưng Ðức Phật sau khi thẩm định đã từ chối lời yêu cầu.

Vào thời kỳ Ðức Phật cũng như ngày nay, phần đông ăn cá thịt và rau trái hỗn hợp. Chỉ có những người bà la môn, hay những người thuộc giai cấp cao trong xã hội Ấn Ðộ là ăn chay. Khi nhà sư đi khất thực để sống, nhà sư phải nhận mọi thứ thực phẩm của các giai cấp thí chủ khác nhau mà không được phân biệt, nhận của người này và từ chối người kia. Nếu phân biệt thức ăn chay, mặn thì trái với tinh thần khất thực này. Hơn nữa, để cho những người bà la môn và những người thuộc giai cấp khác đều có thể gia nhập tăng hay ni đoàn và không còn chấp trước vào thực phẩm nên Ðức Phật để ý đến sự kiện này khi quyết định vấn đề chay mặn. Như vậy, không cần phải tự thúc buộc mình vào việc ăn chay khi thực hành Thiền Minh Sát. Dĩ nhiên, có sự quân bình về rau trái và cá thịt sẽ có lợi cho sức khoẻ. Nếu bạn muốn ăn chay vì lòng từ bi thì đó cũng là một điều thiện. Mặt khác, nếu vì lý do sức khoẻ, nhất là cần phải có những chất bổ dinh dưỡng chỉ có trong thịt, cá, thì cũng cần nên ăn cá, thịt. Không có vấn đề tội lỗi trong việc ăn cá thịt; ăn cá thịt cũng chẳng làm hại hay cản trở gì trong việc hành Thiền Minh Sát.

6. Khí hậu thích hợp: Con người có khả năng kỳ diệu để chịu đựng với mọi hoàn cảnh và thời tiết. Vấn đề lạnh nóng chẳng là một trở ngại. Trong mọi thời tiết, ta đều có phương cách thích ứng và tạo ra sự thoải mái cho mình. Chính cơ thể chúng ta cũng có những phản ứng để điều hoà và thích nghi với thời tiết nóng lạnh. Khi thời tiết quá khắc nghiệt, vượt ngoài khả năng thích ứng và điều hoà của cơ thể, nhất là vượt quá khả năng chịu đựng của hành giả và trở ngại cho việc hành thiền, thì nên dùng khả năng nhân tạo để biến đổi hoàn cảnh, như dùng quạt máy, dùng máy điều hoà không khí, dùng máy sưởi v.v... nếu không có đủ phương tiện thì phải di chuyển đến nơi thích hợp. Không thể kham nhẫn thì viễn ly vậy.

7. Tư thế thích hợp: Ðó là bốn tư thế thông thường (tứ oai nghi): đi, đứng, ngồi, nằm. Ngồi là tư thế tốt nhất trong thiền chỉ hay thiền vắng lặng. Trong Thiền Minh Sát thì hai tư thế ngồi và đi được hành thường xuyên. Khi việc hành thiền đã vững mạnh và tiến triển tốt đẹp thì tư thế không thành vấn đề; tư thế nào cũng đều thích hợp cả.

Thiền sinh mới nên tránh tư thế đứng hay nằm. Tư thế đứng có thể đem lại sự mệt mỏi và đau nhức nơi chân trong một thời gian ngắn khiến việc hành thiền bị gián đoạn. Tư thế nằm dễ sanh ra buồn ngủ. Khi hành thiền ở tư thế nằm thiền sinh không có nhiều tinh tấn vì không cần phải cố gắng để duy trì tư thế, và tư thế nằm cũng quá thoải mái nên dễ sinh ra buồn ngủ.

Hãy tự kiểm xét xem bạn có đủ bảy yếu tố thuận lợi trên hay không. Nếu không đủ, hãy cải thiện dần dần để việc hành thiền được tiến triển tốt đẹp. Nếu có những điều cần phải thực hiện nhằm đem lại sự tiến bộ trong việc hành thiền, thì phải thực hiện, đừng ngại ngùng cho rằng đó là đòi hỏi quá đáng, v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2020(Xem: 4768)
Các quan chức Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan cho biết, đã hoàn thiện công việc trùng tu Bảo tháp Phật giáo lịch sử tại tỉnh Parwan, Afghaistan. Theo dự đoán của các quan chức, Bảo Bảo tháp Phật giáo lịch sử 1.850 năm là một trong những di sản văn hóa ở miền trung Afghanistan và trong tương lai có thể thu hút hàng nghìn di khách.
23/11/2020(Xem: 4826)
Hôm thứ Sáu, ngày 20/11/20202, theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) rằng, lần đầu tiên lãnh đạo CTA được Chính phủ của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump mời đến Tòa Bạch Ốc trong 60 năm để gặp Điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng Robert Destro. Động thái này khiến nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tức giận hơn nữa. “Chuyến viếng thăm hôm nay là một sự thừa nhận về cả hệ thống dân chủ của CTA và người đứng đầu lãnh đạo chính trị Chính phủ Tây Tạng lưu vong” theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, “Cuộc họp chưa từng có tiền lệ này, có lẽ tạo ra hài hòa lạc quan cho sự tham gia của CTA với các quan chức Hoa Kỳ và thức hóa hơn trong những năm tới”.
23/11/2020(Xem: 7164)
Tôi đi tìm Phật tánh, trả lời ngay tức thì: không có gặp. Tại sao? Vì ông đã khởi niệm đi tìm kiếm nó nên ông không có phật tánh. Tại sao thế? Phật tánh có sẵn trong thân của chúng ta rồi. Khi dấy niệm đi tìm nó là nó đã ở ngoài thân ta, thì làm sao tìm thấy được. Lý lẽ thật đơn giản. Một thiền sư ngắm nhìn một cái kén, mà con nhộng trong kén đang cố gắng nhoi đầu lên cốt ra khỏi miệng kén. Mà miệng kén thì nhỏ hẹp, còn con nhộng thì bụng to nên chỉ nhoi đầu lên mà không ra được. Thiền sư từ bi thấy tội nghiệp, bèn lấy kéo cắt rộng miệng của cái kén ra.
21/11/2020(Xem: 5266)
Gần đây, Tập Cận Bình người lãnh đạo tại vị suốt đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party, CCP), đã chỉ đạo các đảng viên của ông “xây dựng một pháo đài bất khả xâm phạm trong việc duy trì sự ổn định” bằng cách tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tây Tạng. Ông đã tuyên bố rằng “lòng trung thành tuyệt đối (với ĐCSTQ) (absolute loyalty, to CCP) là tối cần thiết để phản công các trận chiến lớn (tại Tây Tạng) và ngăn ngừa những rủi ro cao”. Cùng quan điểm này, ông cũng nhận xét rằng “Phật giáo Tây Tạng phải thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội và các điều kiện của Trung Quốc”.
19/11/2020(Xem: 5393)
Hạ viện Hoa Kỳ đã Thông qua một Nghị quyết Lưỡng đảng (Abipartisan), và công nhận ý nghĩa văn hóa và tôn giáo của một Tây Tạng tự trị, tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột. Nghị quyết đã công nhận tầm quan trọng của quyền tự trị thực sự của Tây Tạng, của người dân Tây Tạng, và công việc được thực hiện bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhằm thúc đẩy hòa bình, hòa hợp và hiểu biết toàn cầu.
19/11/2020(Xem: 6126)
Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師), vị Cao tăng thạc đức cuối thời Cao Ly, vị Đại sư Cải cách Phật giáo, người khai sáng một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Triều Tiên. Sau khi tu học và đắc pháp dòng thiền Lâm Tế Chính tông, nối pháp mạch truyền thừa Tông Lâm Tế đời thứ 20 tại Trung Hoa và là Sơ tổ Thiền phái Lâm Tế tại Hàn Quốc, Ngài có công kết hợp và thống nhất các Thiền phái trước đó và bản địa hóa thành Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/11/2020(Xem: 4514)
Cháy là một trong những tai nạn khó tránh. Cháy rừng, cháy nhà chùa, cháy nhà dân, hay bất cứ cái gì cũng có thể cháy nếu bà Hỏa có điều kiện đến viếng. Trong quá khứ, những hơn 20 năm trở lại đây, việc cháy chùa trở thành một vấn đề xã hội cần quan tâm.Chùa có tuổi trên ngàn năm đến những ngôi vài mươi năm trở lại đều bị cháy như Chùa Hội Sơn, chùa Bút Tháp, chùa Sùng Đức, chùa Long Thọ, chùa Tà Bết, Chùa Knong Srok (Qui Nông 1.400 năm tuổi), chùa Cự Đà, chùa Dơi,…giờ lai đến chùa Phước Tâm địa chỉ số 71, đường 428, ấp , xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP. HCM do Thầy Thích Phước Huệ làm trụ trì. Ngày 09/09/2019 vừa qua, chùa Phước Tâm đã xảy ra cháy toàn bộ nơi thờ cúng và nhà bếp.
19/11/2020(Xem: 16217)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/11/2020 (05/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Triệu Châu quê quán ở Tào Châu Củ cải, hồ lô, bách tử đầu Bếp lửa, lò rèn nung cháy cả Hư không rộng lớn chẳng cao sâu Bản tâm triệt ngộ lìa chư tướng Sanh tử thoát ly dứt vọng cầu Do bởi chưa tường hai tám nghĩa Bôn ba rong ruổi khắp năm châu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
17/11/2020(Xem: 4985)
Tại sao? Tại sao có sanh già, bệnh chết? Tại sao nhân loại phải khổ đau? Tại sao đế vương quyền uy cũng không tránh khỏi lìa xa vương vị?cha ta, vua một thị tộc tại Ca Tỳ La Vệ rồi cũng vậy sao? Tại sao giai cấp Sát đế Lị quyền uy hơn Thủ Đa la? Tại sao?....
17/11/2020(Xem: 4529)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, cảnh báo về các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh chóng khỏi Trái Đất, với hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người và hủy hoại hành tinh, bao gồm cả quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]