Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Thiền hành

24/07/201208:03(Xem: 6195)
03. Thiền hành

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Giới Luật Căn Bản và Hướng Dẫn Cách Hành Thiền


Thiền hành

Trong khóa thiền, các bạn sẽ được ngồi thiền và kinh hành xen kẽ nhau. Cứ một giờ ngồi thiền, lại một giờ kinh hành. Một giờ là tiêu chuẩn căn bản, nhưng bốn mươi lăm phút cũng được. Chọn một chỗ đi khoảng hai mươi bước rồi đi tới, đi lui chậm rãi trên đó.

Trong sinh hoạt hằng ngày, thiền hành cũng hỗ trợ đắc lực. Một thời gian ngắn chừng mười lăm phút kinh hành trước khi ngồi thiền giúp bạn tập trung tâm ý dễ dàng. Chánh niệm được khai triển trong lúc kinh hành rất ích lợi cho chúng ta vì trong lúc làm việc hàng ngày chúng ta cũng thường đi từ nơi này đến nơi khác. Ðây là cơ hội để chúng ta luyện tâm.

Thiền hành hỗ trợ cho sự tỉnh thức chánh niệm được quân bình, chính xác và giúp cho sự tập trung tâm ý lâu dài. Thiền sinh có thể quan sát một cách sâu xa các khía cạnh của thân tâm trong khi thiền hành và có thể giải thoát ngay trong khi đi kinh hành. Thiền sinh không chịu đi kinh hành trước khi ngồi thì chẳng khác nào một chiếc xe hơi hết bình điện. Thiền sinh ấy sẽ gặp khó khăn trong việc khởi động máy chánh niệm vào lúc ngồi.

Thiền hành bao gồm sự chú tâm vào tiến trình đi. Nếu bạn đi hơi nhanh, hãy ghi nhận trái phải, trái phải, trái phải và tỉnh thức theo dõi cảm giác đang diễn tiến nơi chân. Nếu bạn đi chậm hơn, hãy ghi nhận dở, bước, đạp. Dầu theo dõi "trái, phải" hay "dở, bước, đạp", bạn cũng phải cố gắng chú tâm vào cảm giác diễn ra trong khi đi và chỉ chú tâm vào những cảm giác này thôi. Hãy ghi nhận tiến trình xảy ra khi bạn đứng lại ở cuối lối kinh hành, khi bạn quay và bắt đầu bước trở lại. Ðừng nhìn theo chân mình, chỉ theo dõi cảm giác bên trong chân. Việc chính của bạn là chú tâm vào cảm giác mà cảm giác thì không có hình ảnh; bởi vậy đừng giữ hình ảnh của chân trong tâm khi theo dõi cảm giác. Nhiều người đã khám ra nhiều sự kỳ lạ và lý thú khi nhìn thấy được những yếu tố thuần tịnh về vật chất (sắc) như: nặng, nhẹ, nóng, lạnh, v.v... mà không có một ý niệm nào về hình dáng, tư thế hay tướng trạng của thân.

Thông thường chúng ta chia động tác của một bước đi ra làm 'dở, bước, đạp'. Và để hỗ trợ cho việc chánh niệm một cách chính xác, chúng ta chia chuyển động ra làm ba thời kỳ và niệm thầm sự khởi đầu của mỗi chuyển động nhỏ này đồng thời theo dõi các cảm giác và diễn biến bên trong mỗi chuyển động đó. Một điểm nhỏ nhưng quan trọng là bạn nên bắt đầu ghi nhận "chuyển động đặt chân xuống" ngay vào lúc chân bắt đầu hạ thấp.

Khám Phá Mới Về Cảm Giác

Chúng ta hãy xét đến thế giới mới trong cảm giác. Bây giờ nói đến sự dở. Chúng ta biết "dở" là một danh từ chế định. Khi hành thiền, chúng ta phải bước qua sự chế định để hiểu rõ bản chất thật sự của toàn thể tiến trình "dở", bắt đầu hiểu rõ ý định dở chân và tiếp tục là các tiến trình khác gồm nhiều cảm giác trong đó.

Sự tinh tấn ghi nhận dở chân đừng vượt quá cảm giác mà xa hẳn mục tiêu, cũng đừng quá yếu kém mà không với đến mục tiêu. Phải hướng tâm vào đề mục một cách chính xác. Khi tâm được hướng vào đề mục một cách chính xác thì sự tinh tấn sẽ được quân bình. Nói cách khác, chánh tư duy hay chánh hướng tâm sẽ giúp tinh tấn quân bình. Khi tinh tấn quân bình và tâm hướng vào mục tiêu một cách chính xác thì chánh niệm sẽ tự ổn cố trên đề mục quan sát. Chỉ khi nào ba yếu tố tinh tấn, tâm hướng vào mục tiêu hay chánh tư duy và chánh niệm có mặt thì sự định tâm mới phát triển. Ðịnh tâm là tâm tập trung vào một điểm. Tính chất của định tâm là giữ tâm khỏi bị tán loạn và tản mát.

Ðến gần hơn tiến trình của sự dở, chúng ta sẽ thấy nó giống như một đàn kiến nối đuôi nhau bò trên tường. Từ đằng xa, ta chỉ thấy sợi dây bất động nằm trên tường. Nhưng đến gần hơn, ta thấy sợi dây nhúc nhích và chuyển động. Và đứng gần hơn nữa, ta thấy sợi dây là những con kiến riêng rẽ bò theo nhau thành một đường dài. Từ đó, ta thấy ý niệm về một sợi dây của chúng ta chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ ta thấy rõ từng con kiến một, chúng nối đuôi nhau bò. Cũng vậy, khi nhìn kỹ và chính xác vào tiến trình dở chân từ lúc đầu đến lúc cuối thì các yếu tố, hay các đặc tính của tâm, gọi là "minh sát", sẽ tiến gần hơn đến đối tượng được quan sát. Minh sát càng đến gần bao nhiêu thì bản chất thật sự của tiến trình dở càng được nhận thấy rõ bấy nhiêu. Tâm của con người ta thật kỳ diệu. Khi tuệ minh sát phát khởi và mạnh dần nhờ thiền minh sát thì những khía cạnh đặc biệt của chân lý dần dần và tuần tự xuất hiện. Sự xuất hiện tuần tự của trí tuệ này gọi là các tuệ minh sát hay tuệ giác.

Tuệ giác đầu tiên là thiền sinh bắt đầu hiểu được, không phải do đọc sách hay suy nghĩ mà do trực giác, rằng tiến trình của sự dở là tổng hợp của hai hiện tượng thân và tâm cùng xảy ra song song với nhau. Sự chuyển động của thân là hiện tượng vật chất và sự nhận biết là tiến trình của tâm. Cả hai liên kết nhau nhưng tính chất thì hoàn toàn khác biệt. Thiền sinh bắt đầu thấy toàn thể các hiện tượng tâm (danh) và tất cả các cảm giác diễn biến trên thân (sắc). Thiền sinh lại thấy rõ ràng nữa rằng tâm là nhân và thân là quả. Ví dụ: khi có ý định dở chân thì cơ thể mới chuyển động được (ý định giở chân là nhân và cơ thể chuyển động là quả). Và thiền sinh lại thấy thân là nhân và tâm là quả. Ví dụ: khi thân cảm thấy nóng, khiến tâm muốn đi tìm chỗ có bóng mát để nghỉ (thân cảm thấy nóng là nhân và tâm muốn đi tìm chỗ có bóng mát là quả). Sự trực nhận hay tuệ giác về nhân quả có muôn hình vạn trạng và khi tuệ giác này phát khởi thì cái nhìn của chúng ta về cuộc đời sẽ trở nên đơn giản hơn lúc trước. Cuộc sống của chúng ta không có gì khác hơn là một chuỗi dài nhân quả của thân và tâm. Ðây là tuệ giác thứ hai mà thiền sinh trực nhận được.

Khi định tâm phát triển, thiền sinh sẽ thấy rõ và sâu hơn rằng những hiện tượng trong tiến trình dở chân là vô thường, phi ngã, sinh ra rồi diệt đi theo một tốc độ nhanh chóng không lường được. Ðây là tuệ giác tiếp theo mà thiền sinh có được nhờ sự tập trung tâm ý cao. ở tầng mức này thiền sinh có thể thấy được trực tiếp rõ ràng bản chất thực sự của thân và tâm. Hiện tượng sinh diệt là một tiến trình tự nhiên diễn ra theo luật nhân quả chẳng có một tác nhân nào xen vào cả. Chúng ta thấy các hiện tượng có vẻ liên tục, chẳng qua chỉ là ảo tưởng. Sự liên tục của hiện tượng thật ra chỉ là một chuỗi dài các tiến trình sinh diệt nối tiếp nhau như một cuốn phim chiếu trên màn ảnh. Chúng ta thấy hình ảnh chuyển động liên tục giống như thật; nhưng nếu quay chậm lại, chúng ta sẽ thấy rõ từng diễn biến một, sẽ thấy các hình ảnh rời rạc, đứt đoạn, nối tiếp nhau chạy qua ống kính.

Ðạo Hiển Lộ Trong Lúc Kinh Hành

Khi thiền sinh thật chánh niệm trong mỗi tiến trình dở chân, nghĩa là khi tâm dính chặt vào chuyển động một cách chánh niệm, thấy rõ bản chất thật sự của những gì xảy ra vào lúc đó, đạo giải thoát sẽ rộng mở. Bát Chánh Ðạo còn được gọi là Trung Ðạo bao gồm tám yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy (hay Chánh Hướng Tâm), Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh. Vào mỗi giây phút chánh niệm mạnh mẽ, năm trong tám chi đạo sẽ có mặt. Ðó là: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh, Chánh Hướng Tâm và khi bắt đầu có trí tuệ, thấy rõ bản chất thật sự của các hiện tượng giới thì Chánh Kiến phát khởi. Vào lúc năm yếu tố của Bát Chánh Ðạo có mặt, tâm hoàn toàn thoát khỏi mọi phiền não và lúc đó nếu chúng ta sử dụng tâm trong sạch ấy để quán thấu vào bản chất tự nhiên của các hiện tượng thì chúng ta sẽ thoát khỏi mọi ảo tưởng hay mê lầm về một cái ta. Chúng ta chỉ còn thấy một hiện tượng đến và đi đơn thuần. Khi ta đã có tuệ giác thấy được hiện tượng nhân quả, thấy được sự tương quan của danh và sắc, chúng ta sẽ không còn có quan niệm sai lầm về bản chất của các hiện tượng. Khi thấy rõ rằng mọi đối tượng chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc, chúng ta sẽ không còn có ảo tưởng về sự trường tồn bất biến, không còn ảo tưởng về sự liên tục. Khi hiểu rõ vô thường và sự bất toại nguyện ẩn tàng trong đó thì ta không còn ảo tưởng sai lầm rằng thân và tâm không đau khổ.

Sự thấy rõ trực tiếp đặc tính phi ngã giúp chúng ta thoát khỏi cống cao ngã mạn và không còn có sự hiểu biết sai lầm rằng chúng ta có một cái ngã. Khi thận trọng quan sát tiến trình dở, thấy thân và tâm là bản chất của đau khổ và bất toại nguyện, thì ta thoát khỏi tham ái. Ba trạng thái tâm ngã mạn, tà kiến và tham ái gọi là 'pháp trường tồn' vì chúng giữ chúng ta trong luân hồi, trong vòng tham ái và khổ đau do nguyên nhân là không hiểu biết chân đế hay sự thật tuyệt đối. Thận trọng chú tâm trong việc kinh hành sẽ phá vỡ được 'pháp trường tồn' này và đưa chúng ta đến gần giải thoát. Như vậy chỉ trong một cái 'dở chân' thôi mà bạn đã thấy được biết bao điều kỳ diệu. Khi chú ý vào sự bước hay đạp, bạn cũng thấy những điều kỳ diệu không kém.

Những chi tiết được đào sâu trong phần thiền hành này cũng được áp dụng để ghi nhận chuyển động của bụng khi ngồi và tất cả mọi tác động khác.

Lợi ích Của Sự Ði Kinh Hành

Ðức Phật dạy năm lợi ích của kinh hành:

1. Người đi kinh hành sẽ có sức chịu đựng bền bỉ để đi đường xa. Ðây là điều quan trọng vào thời kỳ của Ðức Phật vì thời bấy giờ, tỳ khưu và tỳ khưu ni không có phương tiện đi lại mà chỉ đi bộ. Là một thiền sinh của thời đại này với đầy đủ tiện nghi vật chất, bạn không còn đi bộ như các nhà sư thời xưa. Bạn có thể nghĩ đến lợi ích thứ nhất này một cách đơn giản là nó giúp bạn có sức mạnh thể chất.

2. Người đi kinh hành sẽ có sự chịu đựng bền bỉ trong khi hành thiền. Trong khi đi kinh hành thiền sinh buộc phải cố gắng gấp đôi sự tinh tấn của mình vì ngoài sự cố gắng thể chất để dở chân lên, thiền sinh còn cần có nỗ lực tinh thần để chánh niệm vào sự chuyển động, mà đây là yếu tố chánh tinh tấn trong Bát Chánh Ðạo. Nếu sự tinh tấn gấp đôi này được duy trì trong suốt chuyển động dở, bước, đạp, sức mạnh và sự bền bỉ của tâm tinh tấn sẽ được tăng cường, và đây là điều quan trọng vì tâm tinh tấn là yếu tố chủ yếu trong pháp hành Thiền Minh Sát.

3. Sự quân bình giữa đi và ngồi giúp có sức khỏe tốt. Sức khoẻ tốt khiến thiền sinh tiến nhanh trong việc hành thiền. Rõ ràng là lúc bệnh hoạn ốm đau thì rất khó hành thiền. Ngồi quá nhiều thì cơ thể đau và mệt mỏi. Sự thay đổi tư thế và chuyển động trong khi đi phục hoạt bắp thịt (làm cho bắp thịt hoạt động trở lại) và kích thích máu lưu thông điều hòa giúp ngăn ngừa bệnh tật.

4. Thiền hành cũng giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng. Việc tiêu hóa khó khăn sẽ đem lại nhiều bực dọc khó chịu và có thể khiến cho ta bần thần uể oải, thiếu sự thoải mái. Và đây là một trở ngại trong việc hành thiền. Kinh hành giúp cho sự bài tiết được dễ dàng, giảm thiểu dã dượi buồn ngủ. Sau khi ăn và trước khi ngồi, nếu đi kinh hành một cách chánh niệm thì sẽ tránh được uể oải buồn ngủ và làm gia tăng đức tinh tấn, một đức tính quan trọng trong việc hành thiền. Ði kinh hành ngay khi thức dậy vào buổi sáng cũng là một cách thiết lập chánh niệm, tránh ngủ gục ngay trong giờ ngồi đầu tiên trong ngày.

5. Kinh hành tạo nên một sự định tâm bền vững. Khi chú ý tập trung vào mỗi tác động lúc đi kinh hành thì sự định tâm sẽ trở nên liên tục, mỗi bước đi tạo nên một căn bản vững chắc cho việc ngồi thiền tiếp theo, và giúp cho tâm trụ trên đề mục từng thời khắc một. Cuối cùng, sẽ nhận chân được thực tướng của mọi vật ở tầng mức cao thâm nhất. Ðó là lý do tại sao chúng ta so sánh sự kinh hành với bình điện của một chiếc xe. Nếu xe để lâu không chạy thì bình điện sẽ yếu và mất hẳn điện. Một thiền sinh không đi kinh hành sẽ khó đạt được kết quả trong lúc ngồi thiền. Nếu đi kinh hành đều đặn và tinh tấn thì lúc ngồi, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh mạnh mẽ sẽ tự động đến.

Hy vọng các bạn sẽ hành thiền một cách tinh tấn và đạt được kết quả hoàn toàn. Cầu mong các bạn giữ gìn giới luật trong sạch: trong sạch trong lời nói, trong sạch trong hành động. Ðó là những điều căn bản thiết yếu để phát triển định và huệ. Mong bạn thận trọng thực hành theo những điều hướng dẫn về hành thiền trên đây. Ghi nhận thật chính xác và chánh niệm trong từng phút giây các hiện tượng xảy ra để có thể trực nhận được thực tướng của các pháp. Cầu mong các bạn thấy rõ danh sắc, sự hỗ tương nhân quả, và đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của chúng, để cuối cùng trực nhận cứu cánh tối hậu Niết Bàn trạng thái vô điều kiện, chấm dứt nhân quả và nhổ tận gốc rễ phiền não ngay trong kiếp hiện tại này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2024(Xem: 665)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2105)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1825)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2113)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1808)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
28/08/2024(Xem: 1431)
..Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chia sẻ cùng cả Chùa hình ảnh Đại Lễ Vu Lan ngày thứ Bảy 24/8/2024 tại chùa Linh Phong Switzerland, Thụy Sỹ do Ni Sư trụ trì Thích nữ Viên Hoa tổ chức với sự tham dự của chư Tôn đức Tăng, Ni.. TT Thích Trí Thuyên, Thích Tánh Tuệ, Thích nữ Viên Diệu, Tn Viên Bảo, Tn Tịnh Hóa, Tn Tuệ Anh, Tn Tịnh Lự, Tn Chân Không, Tn Xả Không... cùng chư đồng hương Phật tử xa gần tại Âu Châu.. Kính Chúc đại chúng một mùa Vu Lan vô lượng an lành, vẹn tròn tâm hiếu hạnh... Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát- Ma ha tát.
21/08/2024(Xem: 968)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
21/08/2024(Xem: 1012)
MỘT BÔNG HỒNG TRẮNG Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua. Trời ơi, sao mà đông người như thế. Tôi bực bội tự nhủ thầm: “Cả đống người thế này thời bao giờ mới xong việc đây. Còn bao nhiêu nơi phải đi nữa chứ!”
10/08/2024(Xem: 1477)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
24/07/2024(Xem: 1475)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]