Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Lẽ Phải Căn Bản Của Con Người

24/07/201208:03(Xem: 7143)
01. Lẽ Phải Căn Bản Của Con Người

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Giới Luật Căn Bản và Hướng Dẫn Cách Hành Thiền

Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật và tuân theo những lời chỉ dẫn của các thiền sư, đủ thẩm quyền và đáng tin cậy, để có thể đạt được sự thanh tịnh trong sạch như Chư Phật. Sau khi có được sự thanh tịnh trong chính mình, chúng ta có thể khích lệ và chia xẻ giáo pháp hay chân lý này với người khác.

Những lời dạy của Ðức Phật có thể tóm tắt trong ba phần: Giới, Ðịnh và Huệ.

Giới được nói đến trước vì giới là căn bản hay là nền tảng của Ðịnh và Huệ. Không có giới thì không thể nào có bước kế tiếp là phát triển Ðịnh và Huệ. Ðối với cư sĩ, giới căn bản là ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu và các chất say. Giới luật thanh tịnh sẽ giúp chúng ta tiến bộ dễ dàng trong việc thực hành thiền.

Lẽ Phải Căn Bản Của Con Người

Giới luật không phải là những giáo điều được Ðức Phật áp đặt buộc chúng ta phải tuân theo. Giới luật cũng không phải chỉ giới hạn trong những lời dạy của Ðức Phật mà phát xuất từ lương tri hay là lẽ phải căn bản của con người. Chẳng hạn, khi chúng ta bị sân hận chế ngự và muốn làm hại kẻ khác thì chúng ta nên đặt mình vào hoàn cảnh của người và thành thật nghĩ đến những hành động mà chúng ta sắp đặt hay trù định làm thì chúng ta sẽ nhanh chóng có câu trả lời: "Không, ta không muốn ai làm hại ta như thế. Ðó là một việc làm dã man và bất công". Khi dự định làm một việc gì, nếu ta chịu khó chiêm nghiệm trước khi làm và đặt mình vào hoàn cảnh của người thì ta có thể tránh được những hành động sai lầm.

Trong cách này, giới luật có thể được xem là sự thể hiện lương tri hay là lẽ phải căn bản của một người đối với một người khác. Khi đặt mình vào hoàn cảnh của người, ta sẽ cảm nhận được sự đau khổ của một nạn nhân khi bị kẻ khác làm hại. Giữ gìn giới luật trong sạch là thể hiện tình thương và mối quan tâm của mình đối với người khác. Không những tránh làm hại kẻ khác, chúng ta còn phải tránh nói lời không thật, nói lời chia rẽ, mắng nhiếc hay hạ nhục người khác hoặc nói những lời vô ích, mất thời giờ quí báu. Khi thu thúc hành động nóng nẩy và lời nói giận dữ thì những thô tướng bất thiện của tâm sở có thể dần dần bớt hiện khởi hay ít nhất cũng yếu dần đi và ít xuất hiện thường xuyên.

Dĩ nhiên, nóng giận không phải là nguyên nhân độc nhất khiến ta làm hại kẻ khác. Tham lam khiến ta cố gắng chiếm giữ một vật nào đó không phải là của mình một cách bất hợp pháp, vô đạo đức. Ái dục cũng khiến ta dính mắc vào vợ hay chồng của người khác.

Một lần nữa, trước khi làm điều gì nếu bình tâm suy nghĩ thì chúng ta sẽ cố gắng thu thúc thân tâm không để cho tham ái bùng khởi.

Chỉ một chút rượu và chất say cũng làm cho chúng ta mất trí tuệ, dễ dàng bị dao động bởi các thô tướng của tham và sân. Nhiều người bào chữa cho việc uống rượu và dùng chất say, cho rằng chúng chẳng có gì là xấu. Nhưng thật ra, rượu và chất say rất nguy hiểm; chúng khiến một người thiện lương làm những hành vi bất thiện. Uống rượu và chất say mở cửa cho nhiều vấn đề: nói không suy nghĩ, trở nên hung tợn giận dữ, hành động bất cẩn có thể tổn hại đến tánh mạng mình hay người khác. Thật vậy, khó mà lường được những gì người say có thể làm. Tránh xa dùng rượu và chất say là cách bảo vệ cho chính mình và cho những người khác.

Ða số thiền sinh nguyện giữ tám giới hay mười giới, và các vị tỳ khưu phải giữ hai trăm hai mươi bảy giới.

Những Yếu Tố Hỗ Trợ Cho Việc Hành Thiền

Trong một khóa thiền, thiền sinh cần phải thay đổi một số thái độ để hỗ trợ cho việc hành thiền tích cực. Trong khóa thiền, giữ yên lặng là một cách biểu hiện của chánh ngữ. Thiền sinh cũng phải giữ hạnh độc thân, tiết chế trong việc ăn uống để khỏi uể oải buồn ngủ và để làm suy giảm sự tham ăn. Ðức Phật khuyên chúng ta không nên ăn từ mười hai giờ trưa đến sáng hôm sau. Khi hành thiền có kết quả, ta sẽ thấy giáo pháp có hương vị tuyệt hảo hơn mọi hương vị trên thế gian này.

Sạch sẽ gọn gàng cũng là một đức tính khác giúp cho trí tuệ phát triển.

  1. Sạch sẽ bên trong: Thân thể cần phải tắm rửa sạch sẽ, tóc tai phải cắt, bới gọn gàng, móng tay nên cắt ngắn, và giữ gìn đừng cho bón uất.
  2. Sạch sẽ bên ngoài: áo quần, phòng ốc phải được sắp xếp ngăn nắp và sạch sẽ, vệ sinh.

Những đức tánh gọn gàng sạch sẽ trên sẽ giúp cho tâm an tịnh trong sáng. Tuy nhiên, cũng đừng quá dính mắc vào sự gọn gàng sạch sẽ này. Ðừng biến nó thành một ám ảnh khiến bạn bị phân tâm trong lúc hành thiền. Trong các khóa thiền cũng không nên trang sức, thoa dầu thơm, trang điểm v.v...

Thực ra, trên thế gian này, không món trang sức nào quí báu hơn giới đức; không chỗ ẩn trú nào mà an toàn hơn giới đức; không một nơi nào thuận lợi hơn để cho trí tuệ nở hoa bằng khu đất giới đức. Giới đức không phải là sự đẹp đẽ tô trét bên ngoài như lớp tường vôi bao phủ những viên gạch loang lỗ tàng ẩn bên trong, nhưng là những đức tính cao quí phát xuất từ phần sâu kín trong tâm hồn chiếu rạng ra toàn thể con người. Ðây là loại trang điểm thích hợp cho mọi hạng người, mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi mùa, không bao giờ bị lỗi thời. Thế nên hãy giữ gìn giới luật trong sạch để tạo cho mình một loại trang sức tươi mát và đẹp đẽ.

Tuy thế, dầu cho giới luật thể hiện qua hành động và lời nói có được tốt đẹp đến đâu đi nữa, cũng không đủ khả năng để đào luyện tâm. Phương cách cần thiết để giúp cho tâm trưởng thành, thấy rõ bản chất thật sự của cuộc sống và đưa tâm đến một mức hiểu biết thâm sâu chẳng có gì khác hơn là sự hành thiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2013(Xem: 44496)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”.
20/12/2013(Xem: 7108)
Lần trước tôi được tổ chức Inwent của Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mời giảng 1 khóa về kỹ năng lãnh đạo 2 ngày tại Hội An cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung. Kết thúc khóa học, một số học viên mời tôi về tận doanh nghiệp. Để tôi tham quan và tư vấn thêm. Tuy nhiên, chẳng biết tôi có giúp gì cho họ hay không nhưng những món quà tôi nhận được thì quý giá vô cùng, thậm chí là rất hiếm nữa là khác.
20/12/2013(Xem: 14291)
Phải thú thật rằng tôi đã xem hầu hết các đĩa của chương trình “Phật pháp nhiệm màu” do chùa Hoằng Pháp tổ chức và tôi đã học đươc rất nhiều từ những vị khách mời đặc biệt này. Tôi đã thầm biết ơn Thượng tọa trụ trì và ban tổ chức đã làm nên những sự kiện quý giá và in ra những đĩa VCD hữu ích giúp cho người tu nhìn lại chính mình để học hỏi, tu tập được tốt hơn.
20/12/2013(Xem: 36660)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
20/12/2013(Xem: 10984)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
18/12/2013(Xem: 13704)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 21775)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14714)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15123)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6164)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]