Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát

02/01/201205:43(Xem: 13324)
28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

28. DỤNG Ý VẬT PHẨM CÚNG DƯỜNG PHẬT, BỒ TÁT
    Như trái cây, nước trong, nhang đèn, … Phật và Bồ tát không đòi hỏi chúng ta điều đó. Vậy ýnghĩa chân chính ở chỗ nào? Vẫn ở chỗ giáo học. Dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói, những vật phẩm cúng dường đó chính là công cụ giáo dục học. Khi tiếp xúc với những vật đó, chúng ta sẽ có cảm xúc. Thí như chúng ta đứngtrước tượng Phật để cúng Phật, Phật là biểu tượng cho đức tính của tự tánh, Bồ tát là biểu tượng cho tu đức. Thông thường, chúng ta thờ cúng chỉ có một vị Phật hay một vị Bồ tát, nên nhân đó mà đức tánh cũng chỉ có một. Tu đức thì có nhiều mặt. Song, nói tóm lại không ngoài hai loại:Một là tri, hai là hành. Trong Phật giáo gọi là giải hạnh, một là giải môn, hai là hành môn, cho nên lấy hai đại Bồ tát làm đại biểu. Tiên sinhVương Dương Minh giảng “tri hành hợp nhất”, đều lấy từ nơi Phật pháp màkhai thị, đạt đến chỗ linh cảm. Tri hành hai từ này trong nhà Phật giảng là giải hạnh và giải môn. Như bình thường chúng ta cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cúng dường ngài Văn Thù, Phổ Hiền Bồ tát, chúng tahiểu Đức Phật là tượng trưng cho tánh đức, ngài Văn Thù, Phổ Hiền là đại biểu cho tu đức. Văn Thù là đại biểu cho giải môn, cho trí tuệ; Phổ Hiền là đại biểu cho hành môn, đại biểu cho thực hành, thực tiễn. Cho nên, hai vị Bồ tát này là đại diện cho toàn bộ các vị Bồ tát. Phần lớn các vị đồng tu tu theo Tịnh độ thường cúng dường Tam thánh. A Di Đà Phậtcó nghĩa là “Vô lượng giác”. Chữ “A” nghĩa là “Vô”, chữ “Di Đà” nghĩa là “lượng”, Phật nghĩa là Vô lượng giác ngộ. Đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật cho đến tận hư không pháp giới, không có một điểm nào là không giác ngộ. Đó là tánh đức cứu cánh viên mãn mà Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí là hai vị đại biểu. Bồ Tát Quan Thế Âm là đại biểucho sự thực hành, Bồ tát Đại Thế Chí là đại biểu cho giải môn, cho trí tuệ, song tịnh tông lại lấy hành trước, sau đó mới đến giải, đó cũng là cách cúng dường Phật có sai khác. Riêng chúng ta luôn chú trọng ở thực hành, cho nên đem hành môn thực hiện trước. Phải hiểu được ý nghĩa này, nếu không chúng ta sẽ dễ sinh quan niệm sai lầm.
    Chúng ta cúng dường hoa lên Phật. Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả, thế gian và xuất thế gian đều không lìa nó. Rải rác trong các kinh, Phật thường nói: “Vạnpháp đều không, nhân quả bất không”. Vì sao? Vì tất cả các pháp vốn chuyển biến, nhân sẽ biến thành quả, quả sẽ biến thành nhân. Nhân quả tương quan mật thiết,hằng biến chuyển không gián đoạn, cho nên nói nhân quả bất không. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ýnghĩa là như vậy.

    Cúng quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tutrồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những điều đó gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt đến quả báo viên mãn. Cúng hoa có ý nghĩa là như thế. Cho nên, khi chúng ta cúnghoa cho Phật, hay lúc nhìn thấy các loài hoa, từng phút từng giây chúngta đều luôn cân nhắc mình phải tu nhân thiện, tu nhân thiện sẽ được quảlành, đó là ý nghĩa cúng hoa quả lên Phật, Bồ tát.

    Đến việc cúng dường thực phẩm, không có ý nghĩa quan trọng lắm. Thực phẩm là đại biểu cho tâm thành kính. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và Bồ tát. Đến việc thắp hương cũng vậy. Hương là đại biểu cho tín hiệu. Thời xưa tín hiệu được dùng rất rộng. Nếu ai có đi du lịch đến Vạn Lý Trường Thành sẽ thấy, cứ mỗi khoảng cách lại có một đài đốt lửa, đài này dùng để truyền tin tức, nó giống như một lư hương. Hồi đó, việc truyền tin không hiện đại như ngày nay, người ta dùng những đài này để làm việc truyền tin, nguyên liệu dùng để đốt các đài này là phân của con sói, nên độ khói lửa rất mạnh, không như lửa khói bình thường, gió không dễ thổi tắt được. Vì thế, khói có thể lan tỏa lâu dài, những nơi xa mỗi khi nhìn thấy khói sẽbiết được nơi đó có chuyện xảy ra. Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhang là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ. Giới hương, Định hương, Tuệ hương là ba loại hương chân thật. Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, địnhvà tuệ.

    Đến như việc cúng đèn cũng tương tự như thế. Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu. Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tấtcả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta. Cho nên hương đèn có ý nghĩa như vậy. Nếu chân chính theo đó mà làm,tự nhiên chúng ta sẽ được tráng kiện, sống lâu, cho đến như chuyện thăng quan, phát tài,… chúng ta muốn đều có thể được, vì đó cũng là một phần của quy luật nhân quả. Chư Phật và Bồ tát có năng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu vậy mà cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, Phật và Bồ tát không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúngta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học, tự nhiên chẳng bao lâu sẽ đạt được. Cũng như muốn ăn dưa, chúng ta phải biết chọn giống dưa tốt để trồng, hàng ngày phải biết chăm sóc đúngkỹ thuật thì nhất định chúng ta sẽ có dưa ngon để ăn, không ai tự nhiênmang đến cho chúng ta. Chúng ta nghĩ Phật sẽ mang sự thăng quan phát tài đến cho ta, nghĩ vậy chúng ta mê tín mất. Nhất định chúng ta phải hiểu biết ý nghĩa cho thấu đáo. Đến như việc cầu an, cầu tráng kiện hay trường thọ, Phật dạy chúng ta nếu muốn được, chúng ta nhất định phải thuận theo lẽ tự nhiên, cho nên Phật dạy luôn biết tự tại tùy duyên, chúng ta mới có thể đạt được hy vọng. Hai chữ “tùy duyên” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví như người hiện đại thường nói là do hoàn cảnh môi trường sinh thái chi phối. Mọi người đã biết hoàn cảnh sinh thái trên trái đất này, không luận là thực vật hay động vật đều có mối tương quanhỗ trợ mật thiết với nhau. Nếu một mặt bị phá hoại, mặt còn lại nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Đó là đạo lý mà ai cũng biết, vì hiện tại môi trường sinhh thái của chúng ta bị phá hoại đến mức báo động, cho nên có nhiều loài thực vật và động vật không còn môi trường sinh tồn, thậm chí bị tuyệt chủng, nguyên nhân phát sinh đều do môi trường sinh thái không cân bằng. Tinh thần, thể xác chúng ta, những yếu tố sinh lý bên trong và tinh thần nếu thuận theo đại tự nhiên tất nhiên sẽ được tráng kiện vàtrường thọ, đời sống chúng ta sẽ được an lạc tươi vui. Ngược lại chúng ta không thuận với tự nhiên, phá hoại môi trường sinh thái, nhất định chúng ta sẽ bị nhiều bệnh tật, những tai nạn thiên tai cũng không tránhkhỏi. Phật dạy tâm chúng ta vốn thanh tịnh, bình đẳng, như Lục Tổ nói là “bản lai không một vật”. Song hiện tại, chúng ta do vô minh nên có vọng tưởng, chấp trước và phân biệt. Chính nguyên nhân này mà hàng ngày chúng ta có thương, yêu, giận, ghét,… tâm đã động thì bệnh tật làm sao tránh khỏi. Một nguyên nhân nữa là do chúng ta lười lao động, không hoạtđộng, đây cũng là lý do dễ sinh ra bệnh tật. Nhà Phật có phương pháp lạy Phật, đây cũng là phương pháp luyện thân. Trừ lạy Phật ra, lao động cũng là phương pháp dưỡng thân. Như vậy, tâm không có phân biệt, vọng tưởng và chấp trước, thương ghét, giận hờn thì thân tự nhiên tráng kiện,trường thọ. Vì vậy, Phật pháp dạy cho chúng ta phương pháp nuôi dưỡng thân tâm. Đến như phước báo cũng vậy, người giàu sang có thể đạt được hạnh phúc mỹ mãn, người nghèo hèn cũng có thể đạt được hạnh phúc tương đồng, và người người cũng đều có thể đạt được hạnh phúc như vậy. Điều đócó nghĩa, giàu hay nghèo không quan trọng. Giàu nghèo không liên quan gì đến hạnh phúc. Phú quý hay bần tiện là do có tu phước tu đức hay không. Ví như người giàu có là do đâu? Do từ bố thí tài mà có. Bố thí lànhân, được giàu sang là quả. Gieo nhân nhất định phải thọ quả. Chúng tagieo nhân gì nhất định sẽ thọ quả ấy, đạo lý này tuyệt đối không sai. Nếu đời quá khứ và trong hiện tại, chúng ta không chịu tu nhân, lại muốnphát tài thì tài đâu mà có! Điều này nếu xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Thật vậy, “mỗi một miếng ăn miếng uống, chẳng phải dotiền định, tất cả đều có nhân duyên”. Phật, Bồ tát, thiên thần cũng không thể giúp được, dù chúng ta đã gieo nhân bố thí, khi nhân duyên đếngiai đoạn chín mùi, tự nhiên chúng ta có thể phát tài mà chẳng phải do Phật, Bồ tát hay thiên thần linh hiển. Nếu quả thật những vị ấy linh hiển, thì trăm người cầu ắt trăm người phát tài, hoặc một trăm người cầumà hết chín mươi chín người phát tài, nếu còn lại một người chưa phát tài cũng chưa thật sự gọi là linh. Chúng ta cần phải tỉnh táo, không bị người khác lừa, phải có lý trí phân biệt mới thật đạt được lợi ích. Cho nên phẩm vật cúng dường Phật và Bồ tát chỉ là một pháp tượng trưng, không phải là nhu cầu. Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trầnphải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Do đó có thể biết, vật phẩm cúng dường là tất yếu phải có. Nếu gia đình nào không có khả năng cúng dường các vật phẩm khác, tốt hơn hết là nên cúng dường một ly nước trong. Chúng ta có thể đứng trước Phật mà thành tâm cúng dường một ly nước. Đây là vật phẩm cúng dường quan trọng nhất, vì nước là biểu hiện cho tâm linh. Nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mớinói nước là vật phẩm cúng dường quan trọng. Chúng ta có thể thiếu nhữngvật cúng như nhang, đèn, hoa quả, … nhưng tuyệt đối không thể thiếu được nước. Nhìn thấy nước là luôn nhớ đến chính mình, luôn nhớ đến việc phải tu tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm đó là tâm Phật, là chân tâm.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    25/03/2017(Xem: 7809)
    24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
    25/03/2017(Xem: 7839)
    “Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
    23/03/2017(Xem: 6109)
    Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
    23/03/2017(Xem: 5742)
    Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
    21/03/2017(Xem: 10542)
    Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
    20/03/2017(Xem: 7968)
    Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
    20/03/2017(Xem: 7286)
    Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
    20/03/2017(Xem: 6184)
    Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
    18/03/2017(Xem: 16085)
    Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
    18/03/2017(Xem: 11269)
    Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]