Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn

02/01/201205:43(Xem: 13653)
24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

24. KINH ĐỊA TẠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP TU HỌC NHẬP MÔN
    Quá trình tu học Phật pháp, tại nước chúng ta có đề cập rất rõ. Người tu học được chia thành bốn giai đoạn. Trong các giai đoạn đó, giai đoạn thứ nhất là học kinh Địa Tạng, địa là chỉ cho đất tâm, tạng là bảo tạng. Trong tâm địa của mỗi chúng ta có vô lượng trí tuệ, vô lượng tài nghệ, vô lượng công đức. Theonhư kinh nói thì tất cả chúng sinh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai. Cho nên, trí tuệ của chúng ta bình đẳng với chư Phật, không haikhông khác. Song hiện tại, vì sao hiển hiện lại có cao có thấp, không bình đẳng. Như trên đã nói, nguyên nhân đều do từ mê mà có. Người nghiệpchướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng nhẹ thì trí tuệ hiển xuất nhiều, nên trí tuệ không bình đẳng là do ở chỗ trí tuệ sâu haycạn. Nếu nghiệp chướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng tiêutrừ thì trí tuệ nhất định sẽ bình đẳng như nhau, vì thế mới nói tâm là bảo tạng. Nhưng làm thế nào để trí tuệ khai phát? Phải dùng hiếu kính, cho nên Kinh Địa Tạng còn gọi là hiếu kinh. Nhất định phải bắt đầu từ Kinh Địa Tạng mà thực hành, lấy kinh Địa Tạng làm nền móng, sau đó mới tiến lên một bậc nữa là học hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho hạnh đại từ, đại bi, có đại từ bi sẽ có phát sinh tâm từhiếu kính. Tôi hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng những người thân, sau đó hiếu kính, tôn kính, quan tâm đến tất cả chúng sinh, nhưng chúng ta phải dùng lý tánh chứ không được dùng cảm tình. Ngài Văn Thù Bồ Tát đại biểu cho trí tuệ. Sau cùng chúng ta học hạnh của ngài Bồ tát Phổ Hiền. Bồ tát Phổ Hiền là đại biểu cho hạnh bình đẳng. Chúng ta dùng trí tuệ, từ bi, hiếu kính đối với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng không sai biệt, vì vậy, chỉ có học hạnh của Bồ tát Phổ Hiền mới có thể viên mãn.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    12/04/2012(Xem: 11207)
    Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
    12/04/2012(Xem: 12739)
    Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
    11/04/2012(Xem: 8726)
    Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
    11/04/2012(Xem: 10202)
    Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
    10/04/2012(Xem: 7765)
    Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
    10/04/2012(Xem: 7816)
    Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
    09/04/2012(Xem: 7695)
    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
    09/04/2012(Xem: 11525)
    Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
    09/04/2012(Xem: 10311)
    Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
    08/04/2012(Xem: 7373)
    Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]