Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?

02/01/201205:43(Xem: 14176)
11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An
11. NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ? NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?
    Nghiệp là sự nghiệp. Thời gian tạo tác gọi là sự, sự tình sau khi làm hoàn tất đưa đến kết quả gọi là nghiệp. Thí như chúng ta là học sinh đến trường để học, thời gian học tập đó chính là tạo nghiệp. Sau ba năm học hoàn tất gọi là mãn khóa hay ra trường. Cho nên nghiệp là kết quả của những hành động tạo tác thành thói quen. Người bình thường chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp, vì vậy từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp. Phật dạy yếu tố chính tạo nghiệp không ngoài ba cửa: thân, khẩu và ý. Tâm chúng ta khởi những tư tưởng động niệm gọi là ýnghiệp, miệng chúng ta phát ra ngôn ngữ là khẩu nghiệp, thân chúng ta tạo tác các việc gọi là thân nghiệp. Vì thế, mỗi một hành động tạo tác của thân, miệng, ý tất cả đều tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là nghiệp. Nghiệp phátsinh ra chướng ngại, chướng ngại là gì? Là định, tuệ như trên đã nói. Vì sao chúng ta không có định? Vì tâm chúng ta luôn hướng ngoại, bị ngoại cảnh dẫn dắt, đã bị dẫn dắt tức phải tạo tác, một khi đã tạo tác và bị dẫn dắt là chúng ta không có định và tuệ, do đó nó biến thành nghiệp chướng. Chúng ta làm việc thiện cũng có thể là chướng ngại. Vì sao? Vì khi chúng ta làm việc thiện tâm chúng ta khởi làn sóng hoan hỷ, thì gió phiền não cũng từ đó phát sinh. Vì thế, tất cả đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp có ba đường: Trời, người, A tu la; ác nghiệp cũng có ba đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nói một cách khác, dù thiện hay ác nghiệp tất cả đều còn nằm trong sáu đường luân hồi. Chúng ta có nghiệp chướng là chúng ta không có định, tuệ. Chỉ có định và tuệ mới vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi, mới có thể giải quyết được vấn đề sinhtử. Do đó, Phật giáo dạy chúng ta tu tịnh nghiệp, tức là chúng ta khônglàm việc xấu mà làm việc tốt. Chúng ta làm thiện nghiệp nhưng nếu khôngchấp vào việc mình làm, chúng ta sẽ không gặp chướng ngại. Đây là điều chúng ta cần phải ghi nhớ. Trong đời sống sinh hoạt, lúc cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, xã giao, từ sớm đến tối, hành động và việc làm chúng ta cần phải tương ưng với giới, định và tuệ. Giới, định, tuệ, ba chữ này nếu chúng ta hiểu được sẽ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta là người sơ cơ khó mà hiểu được. Có thể nói nó tương tự như tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. Bình đẳng là không phân biệt, thanh tịnh thì khôngchấp trước. Đối với tất cả mọi việc không có phân biệt và chấp trước, thường nhận biết rõ ràng là trí tuệ; không phân biệt, không chấp là định. Hành động nếu tương ưng với định và tuệ thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ có tự tại và mỹ mãn. Sự nghiệp của chúng ta nhất định thuận buồm xuôi gió, nhất định chúng ta sẽ làm tốt hơn người khác, vì chúng ta có định và tuệ.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    07/08/2011(Xem: 16639)
    Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
    03/08/2011(Xem: 12467)
    Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
    03/08/2011(Xem: 8555)
    Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
    02/08/2011(Xem: 19573)
    Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
    02/08/2011(Xem: 7450)
    Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
    02/08/2011(Xem: 6493)
    Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
    01/08/2011(Xem: 14123)
    Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
    31/07/2011(Xem: 12909)
    Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
    30/07/2011(Xem: 17821)
    Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
    27/07/2011(Xem: 10928)
    Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]