Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật

02/01/201205:43(Xem: 13481)
07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

7. NĂM THỜI THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT

Cốttủy phương pháp học của Phật pháp được phân chia thành năm giai đoạn. Tương tự như nền học vấn của thế gian từ thấp lên cao, tiến dần theo thứtự. Trong kinh điển đã có ghi chép, ban đầu Phật giảng kinh Hoa Nghiêm,đây là một bộ kinh mà Phật đã nói trong khi đang nhập định, tham dự pháp hội này đều là các đại Bồ tát, không có phàm phu bình thường. Tronglần thuyết pháp này, Đức Phật nói toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, do đó nội dung của pháp này phi thường rộng lớn. Sau đức Phật nhậpdiệt 600 năm, có một vị Bồ Tát tên là Long Thọ, Ngài ở tại Long Cung xem hết toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, nhận thấy số lượng rất lớn, rất khó tưởng tượng. Bồ tát sau khi xem qua, nhận thấy phàm phu khó có thể tiếp thọ được toàn bộ, vì nội dung của bộ kinh quá lớn. Ngài xem từ cuốn trung đến cuốn hạ, ý nghĩa toàn bộ của kinh quá rộng, tuy xem qua phần trích dẫn nhưng vẫn thấy còn lớn. Bồ tát lại so sánh phần trích dẫn và cuốn hạ, nhận thấy cuốn hạ đơn giản hơn nên Ngài chọn bản này làm bản chính của kinh, vì bản hạ này có thể giúp cho người thế gian tụng đọc vàtiếp thọ một cách dễ dàng. Và chính bản kinh này đã được lưu truyền đếnthế gian, sau đó được truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc đã phiêndịch sang Trung văn. Hiện tại, bản Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh mà mọi người xem chỉ là bản đề cương mà thôi. Ngay cả bản Tứ Khố Toàn Thư của người Trung Quốc, bản mà hầu như mọi người cho là trọn bộ, vô cùng phong phú, cũng chỉ là mục lục cương yếu. Kinh Hoa Nghiêm hiện tại chúng ta đọc tụng cũng giống như vậy, tuy nó được xem là bản kinh hoàn chỉnh nhưng thật ra chỉ là phần cương yếu, đã là cương yếu thì chắcchắn không phải là hoàn chỉnh. Hiện tại chúng ta chỉ có được một phần hai bản, số còn lại đáng tiếc đã bị thất lạc, nguyên bản tìm không có, và có thể nói bản dịch sang Trung văn hiện nay là có giá trị hơn cả. Kinh này được Phật giảng nói trong thiền định, nên những cảnh giới Phật nói ra hoàn toàn là cảnh giới thật chứng. Sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhậnthấy cảnh giới nói trong kinh Hoa Nghiêm quá nhiệm mầu, trong khi căn tánh của chúng sinh lại quá ư cạn cợt, thấp kém, nên Phật từ bi nói tiếpthời A Hàm, thời kinh này được ví như giáo trình của bậc tiểu học. Sau thời A Hàm tiến thêm một bước Phật nói thời Phương Đẳng. Thời Phương Đẳng tương đương với bậc trung học, sau Phương Đẳng là thời Bát Nhã, thời Bát Nhã ngang với bậc đại học. Phật nói kinh này thời gian rất dài,giảng đến hai mươi năm. Như chúng ta biết, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài thuyết pháp giảng kinh suốt bốn mươi chín năm, trong đó thời Bát Nhã đã chiếm hết hai mươi hai năm. Như vậy đủ để chúng ta thấy kinh Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, nó là khóa trình chủ đạo. Hiện tại, trong kinh điển Trung văn, Bát Nhã có số lượng rất lớn, tổng cộng có 600 quyển. Thời sau cùng Phật nói kinh Pháp Hoa và Niết Bàn thời gianlà tám năm. Đích đến cuối cùng là cảnh giới của kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, có thể nói Phật giảng kinh thuyết pháp có thứ lớp và rất phương tiện thiện xảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2013(Xem: 9912)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 6751)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9249)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
23/09/2013(Xem: 6486)
Khổ đau là chất liệu của hạnh phúc Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Bụt tại Vườn Nai có nói tới Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu được giáo lý Bốn Sự Thật và Tám Phép Hành Trì Chân Chính, nhưng càng hành trì thì cái hiểu của chúng ta càng sâu hơn. Mình đừng bao giờ cho rằng mình đã hiểu đầy đủ.
19/09/2013(Xem: 6358)
Năm mươi lăm tuổi đời Trôi qua thật là nhanh Bốn mươi lăm tuổi lẻ Tôi mãi bận phân tranh Với cuộc đời nghiêng ngữa Mười năm rồi cũng nhanh Tôi về nương tựa Phật Mặc cho tháng ngày xanh Vẫn âm thầm lặng lẽ Cùng bao nỗi đua tranh Tôi yên bình niệm Phật Tìm nơi chốn an lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]