Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không

02/01/201205:43(Xem: 14175)
06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

6. QUY Y VÀ THÂN CẬN MỘT VỊ THẦY TỐT CÓ TƯƠNG QUAN GÌ KHÔNG?

Hoàn toàn không có liên quan gì. Quy y là giai đoạn trước tiên mà người muốn học Phật cần phải làm. Ýnghĩa của quy y là chúng ta hướng về một vị thầy tốt mà tiếp thọ sự dạydỗ. Do đó, chúng ta nhất định phải thân cận một vị thầy có đạo đức và học vấn, vì người đó là người đem cương yếu và nguyên tắc tu học của Phật pháp để truyền thọ cho chúng ta. Quy y có nghĩa là gì? Quy nghĩa làhồi đầu, y nghĩa là nương tựa. Do đâu mà hồi đầu? Vì quá khứ chúng ta mê hoặc, thấy biết sai lầm, thân tâm bị ô trược trầm trọng do si mê. Vì thế, chúng ta quy y chính là quay đầu lại với cái thấy biết sai lầm của mình mà nương tựa về chánh tri chánh kiến, quay đầu với tất cả tâm ô trược mà về nương tựa với tâm thanh tịnh. Vì thế, điều kiện cơ bản của người học Phật , nhất định là chúng ta phải quay đầu với si mê tà kiến mà nương tựa trở về chính, giác, tịnh. Mê nhiễm ở tại mình, chính, giác,tịnh cũng ở tại mình. Cho nên người chân chính quy y là quy y với tự tánh Tam bảo, đó là chính, giác và tịnh. Bình thường có một số người cónhững ngộ nhận sai lầm về quy y. Họ cho rằng quy y là quy y với một vị thầy nào đó, hay càng quy y với nhiều vị thầy càng tốt, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quy y không phải là nương tựa một vị thầy nào, cũng không phải nhiều vị thầy càng tốt, mà chính là đem cương lĩnh và nguyên tắc tu học Phật pháp mà trao truyền cho chúng ta, đó gọi là quy y. Vì vậy, quy y là quy y tự tánh Tam bảo, không phải là quy y một ngườinào từ bên ngoài. Thậm chí đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không có tương quan, bạn nói tôi quy y với Đức Phật là sai lầm lớn. Đức Phật không nói chúng ta quy y là phải quy y với Phật, mà Đức Phật dạy chúng ta quy y là quy y với tự tánh giác của mình. Giác là Phật bảo, Phật có nghĩa là giác ngộ, quy y Phật là quy y với bậc giác ngộ, nói theo ngôn ngữ hiện đại phổ thông để dễ hiểu, quy y là trở về nương tựa lý tánh, không phải hành động theo cảm tình cá nhân. Lý tánh là giác, cảm tình cánhân là mê. Chúng ta quy y Phật, là Phật dạy chúng ta trong cuộc sống đời thường, lúc tiếp nhân đãi vật, chúng ta nên y theo lý tánh, không nên hành động theo cảm tình cá nhân, đó gọi là chân chính quy y. Chúng ta muốn hỏi lý tánh và cảm tình, Phật và pháp sư có quan hệ gì hay không?

Không có quan hệ gì, nếu nói chúng ta quy y là quy y với một người nào đó là một sai lầm lớn. Vì thế vị thầy là đại diện cho tăng đoàn, đem Tam quy truyền thọ cho chúng ta, chúng ta quy y là quy y với tăng đoàn, tất cả mọi thiện hữu tri thức đềulà thầy của chúng ta. Không nên cho rằng người quy y cho mình là thầy dạy đạo duy nhất của mình, có như thế tâm lượng của chúng ta mới rộng lớn, những chấp trước mới bị phá vỡ, chúng ta mới có thể đạt đến lợi íchchân chính. Nhưng khi học Phật pháp nhất định chúng ta phải học với mộtvị thầy, vì là người sơ học nên chúng ta nhất định phải làm như vậy. Vìmột vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta một con đường, hai vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta học hai con đường, cùng một lúc mà chúng ta đi hai con đường được rất khó. Nếu chúng ta học với ba vị thầy thì đến lúc đó chúngta chẳng biết nghe theo ai. Do đó, điều quan trọng nhất của người sơ cơhọc Phật là phải theo học với một vị thầy. Chúng ta học đến lúc nào trítuệ khai mở, có đầy đủ trí tuệ để phân biệt thật hư, chân vọng, đúng sai, tà chính, dĩ nhiên lúc đó chúng ta mới đủ năng lực rời thầy để thamhọc với các vị thầy khác, đồng thời có thể học rộng nghe nhiều. Nhưng nếu chúng ta chưa có đầy đủ năng lực, một khi tiếp xúc với hoàn cảnh lạiphát sinh phiền não, thì tuyệt đối chúng ta không được rời thầy sớm, phải ở lại với thầy, bồi dưỡng tu học đến lúc nào tự thấy năng lực đầy đủ mới thôi, đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của một vị thầy khi thâunhận đệ tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 5917)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
08/11/2021(Xem: 15563)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 11598)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4677)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7904)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3871)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 7545)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 9325)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5620)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 8407)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]