Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 41

25/12/201113:22(Xem: 12701)
Thư số 41
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 41]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

T. thân mến,

Những điều T băn khoăn về ý nghĩa của cuộc sống là vấn đề lớn của con người: “Ta có quyền tự do hành động hay chỉ là hành động theo một định mệnh đã an bài? Phải chăng thuận thiên lập mệnh là an phận để trả quả của nghiệp, hay phản kháng lại số mệnh cũng vẫn là nghiệp dĩ? Làm thế nào vượt lên và đâu là giải thoát?”.

Định mệnh và tự do là một cặp mâu thuẫn khi chúng ta chưa thấy rõ sự thật và khi vô minh dục vọng còn phân chia chúng thành hai đối cực phải loại trừ một. Đó chính là nhị nguyên, cái mà Đức Phật gọi là “chẻ cái đầu ra làm hai”(muddham vipàtayam) tức là khởi trí phân biệt ưa - ghét, lấy - bỏ v.v... làm cho trí tuệ bị phân hóa.

Tất cả các pháp đều có đối cực, những đối cực ấy có thể sinh, khắc, hoán vị và biến đổi trong sự tương giao trùng trùng duyên khởi. Vì vậy lấy cái này bỏ cái kia là phân biệt, là nhị nguyên. Cầm lên một chiếc mề đay chúng ta chọn mặt đẹp, bỏ mặt xấu, nhưng thật ra khi lấy ta phải lấy cả hai và khi bỏ cũng phải bỏ cả hai. Cũng như khi chúng ta mong muốn được ổn định, an toàn, hạnh phúc chúng ta vô tình mời gọi cả xáo trộn, bất an và đau khổ.

Định mệnh phải chăng là đối nghịch với tự do? Và hành động theo ý muốn là đồng nghĩa với tự do? nhìn kỹ ta thấy lắm lúc ngược lại. Người hành động chiều theo ý muốn của mình thật ra đã bị ràng buộc trong chính ý muốn ấy, nên họ đã mất tự do ngay từ khởi điểm. Trái lại người từ bỏ tư dục và thuận theo sự sống chân thực, nghĩa là sống đúng quy luật tất nhiên của sự sống (thuận thiên hay thuận pháp) người ấy lại được hoàn toàn tự do.

Nếu định mệnh hiểu theo nghĩa một khuôn phép do ai đó áp đặt theo tư ý của họ, thì đó chính là nghịch thiên hay phi pháp (trái với quy luật tự nhiên), định mệnh ấy tự nó sẽ bị đào thải.

Nhưng nếu định mệnh được hiểu như là quy luật tất yếu và tự nhiên của sự sống thì thuận thiên hay thuận pháp chính là hành động của trí tuệ. Vì không có những quy luật tất yếu đó hoặc chống lại quy luật thì sự sống liền trở nên bất an, xáo trộn và đau khổ.

Nhờ vận hành theo quy luật mà sự sống vốn rất trật tự, an toàn và hạnh phúc. Thấy và sống đúng quy luật ấy thì không thể nào có xáo trộn, bất an và đau khổ được.

Vì không thấy và không sống đúng quy luật đích thực của sự sống nên chúng ta mới khởi tạo vọng nghiệp, bản ngã, luân hồi và đau khổ. Đói thì ăn là quy luật của sự sống, nhưng tham ăn, giành ăn là vọng nghiệp và tất nhiên phải đưa đến kết quả bệnh khổ. Bởi vậy y học mới có nguyên tắc “thống tắc bất thông, thông tắc bất thống”.Thông tức là thuận quy luật vậy.

Khi con người muốn thoát khỏi quy luật vì một ý muốn tự do nào đó thì vọng nghiệp bắt đầu và đó là khởi điểm của sự trói buộc. Cũng vậy, khi người ta tự đặt ra một chân lý lý tưởngrồi buộc mình vào nỗ lực hành động để đạt đến lý tưởng đó thì vô tình người ta bắt đầu những bước đi ra khỏi chân lý thực tại và dấn thân vào cõi luân hồi sinh tử. Cuộc phiêu lưu mạo hiểm này được thực hiện bằng cái gọi là ý chí tự docủa vọng nghiệp. Thế rồi khi bị chính nghiệp ấy trói buộc người ta cho rằng có một định mệnh áp đặt lên đời sống tự do của họ, và họ muốn thoát ra.

Nhưng ngay khi chúng ta nóng lòng muốn thoát ra khỏi số mệnh ấy là chúng ta muốn tắt lửa mà lại thêm dầu, vì ý muốn giải thoát này là tự thân của sự bất an. Người ta nói ma cao nhất trượngchính vì sự biến hóa muôn mặt của vô minh ái dục. Bất an là nó, muốn thoát khỏi bất an cũng chính là nó.

Con người tự dựng lên một bản ngã để thực hiện ước vọng của vô minh, ái dục. Thế rồi cũng chính bản ngã ấy nhận lấy hậu quả mà nó tạo ra. Bây giờ khi kết quả không như ý muốn, bản ngã đòi giải thoát ra khỏi tình trạng này và ngay khi đó tạo ra nhân khác và cứ thế chồng chất thêm những trói buộc mà nó muốn thoát khỏi.

Bản ngã muốn giải thoát, nhưng đó là giải thoát của bản ngã hay giải thoát chính bản ngã? Giải thoát của bản ngã là giải thoát ra khỏi cái mà bản ngã không thích để mong đạt đến cái sở thích, còn cái nó đang thích thì chẳng bao giờ nó muốn giải thoát cả. Nhưng khi giữ lại cái ưa thích, bản ngã quên rằng chính cái nó thích tạo ra cái nó không thích. Nghĩa là trên thực tế bản ngã chỉ có thể chạy qua chạy lại trong sợi dây ràng buộc của chính mình chứ chẳng bao giờ có sự giải thoát thật sự, bởi vì bản ngã chính là trói buộc!

Bản ngã phát sinh cùng một lúc với số mệnh, bản ngã chính là số mệnh. Bản ngã muốn thoát ra khỏi số mệnh là một nghịch lý, trừ phi bản ngã tự hủy diệt mình. Nhưng khổ thay chẳng bao giờ bản ngã có thể làm được điều đó, cũng như nó chẳng bao giờ có được tự do. càng được tự do nó càng bị ràng buộc!

Có một anh sinh viên khi sống ở Việt nam thì muốn mau chóng rời khỏi Việt nam để qua Mỹ. Nhưng khi qua Mỹ anh lại nói rằng bây giờ anh không được thanh thản như lúc còn ở Việt nam. Đời sống ở Mỹ luôn luôn chạy đua với thời gian, mà để đuổi kịp thời gian thì phải khẩn trương, không làm thế nào thanh thản được. Nhưng anh không biết rằng chính ý muốn được thanh thản đã làm cho anh mất hết thanh thản.

Thanh thản không phải là nhàn hạ nên không đối nghịch với khẩn trương, cũng không phải là phóng túng nên không phản lại nề nếp sinh hoạt có kỷ cương nhất định.

Chính sự lựa chọn của bản ngã giữa phóng túng và kỷ cương, giữa thanh nhàn và bận rộn, giữa khổ cực và sung sướng, giữa tự do và ràng buộc v.v... đã tạo ra mâu thuẫn, đấu tranh, phân vân, căng thẳng và dĩ nhiên thanh thản phải biến mất.

Thanh thản thật sự là có thể thanh thản cả trong ràng buộc lẫn tự do, trong thong thả hoặc cấp bách, trong lúc vui cùng khi khổ. Vì thanh thản đích thực thì vượt ngoài điều kiện.

T thân mến,

Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là con đường giác ngộ. Đạo Phật thường nói đến con đường, như con đường thanh tịnh, con đường chơn chánh, con đường giác ngộ, con đường giải thoát v.v... và vì vậy Đạo Phật thường bị hiểu lầm.

Nói đến con đường người ta nghĩ ngay đến chỗ khởi điểm, chỗ chung cùng, nơi đi, nơi đến, cái lấy, cái bỏ... Như đi từ tướng đến tánh, từ sinh tử đến Niết-bàn, từ vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh đến thường, lạc, ngã, tịnh v.v... và họ tưởng tượng ra một con đường thật bình yên dẫn đến “Miền đất hứa”. Thế là người ta hy vọng từ bỏ được cảnh khổ này và hướng cầu đến một tương lai đầy lạc phúc. Đó thật ra vẫn là một thứ vô minh ái dục lớn nhất trong các vô minh ái dục.

Đức Phật chẳng bao giờ nói đến một con đường đi đến Niết-bàn. Niết-bànkhông phải là một nơi chốn, nên không có khoảng cách để đi đến. Bát thánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chiv.v...không phải là con đường chiếm một thời gian, không gian nào đó để dẫn đến Niết-bàn. Mặt khác Niết-bànkhông phải là một sự thành tựu hay một kết quả rốt ráo do điều kiện hội đủ một số pháp môn tu tập. Đạo đế được mô tả là con đường chấm dứt nguyên nhân đau khổ (Dukkha samudaya nirodhamagga). Nguyên nhân đau khổ là vô minh ái dục. Khi vô minh ái dục (tham, sân, si) chấm dứt thì bản ngã chấm dứt và toàn bộ khổ uẩn cùng với luân hồi, sinh tư, sầu - bi - khổ - ưu - não đều chấm dứt. Chấm dứt là Niết-bànvì vậy được gọi làDiệt đế(Nirodha sacca).

Bản ngã rất sợ sự chấm dứt, sự diệt tận, sự đoạn trừ, sự xả ly này cho nên nó vội vàng tô điểm cho Niết-bàn những ý niệm thường hằng, vĩnh cửu, cực lạc, chơn ngã v.v... Nhưng tất cả ý niệm đó đều là sản phẩm của vô minh ái dục.

Có thể chứng ngộ Niết-bàn(Nibbàna sacchikiriyà) chứ không thể đi đến Niết bànNiết-bànkhông có đến và đi. Nhưng khi tham, sân, si chấm dứt thì sự sống cũng được mở bày. Niết-bànkhông phải là cái gì xa lạ, để ta phải hướng vọng về phía trước, mà chính là ở ngay nơi đó hồi đầu.

Đức Phật dạy: “Vì thắng tri Niết-bànlà Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không định kiến trong Niết-bàn, không tự hào về Niết-bàn, không nghĩ Niết-bànlà của ta, nên không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng dục hỷ là căn bản của khổ đau, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài hữu tình. Do vậy ta nói Như Lai với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Gíác”.

Con đường là con đường giác ngộ giải thoát, là chấm dứt mọi nguyên nhân đau khổ. Con đường ấy được Đức Phật giới thiệu với 37 đạo phẩm. Tất cả các pháp môn phương tiện vận dụng về sau đều phát xuất từ đó. Có thể tóm lại trong giới, định, tuệhay tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.Nói cho dễ hiểu là sáng suốt, định tĩnh, trong lành nơi chính thực tại hiện tiền (Sanditthiko dhammo) tức là tỉnh thức nơi chính sự sống đang là. Ngay khi đó bản ngã với toàn bộ sự lăng xăng của nó đều chấm dứt:Niết bàn.

T thân mến,

Đừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là. Đó mới chính là tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Đói bụng hãy im lặng tỉnh giác đi nấu cơm, đừng quan tâm đến số mệnh hay tự do, việc đó hãy nhường lại cho các triết gia, các nhà tư tưởng và những người suy tư mơ mộng.

Chào T nhé !
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2020(Xem: 11208)
Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trương ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởương Học viện
18/09/2020(Xem: 7630)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm tình:''Lắng nghe để Hiểu, nhìn lại để Thương'', vào ngày hôm qua thứ năm (17 Sept 2020) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong khi mùa dịch còn dai dẳng.. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 278 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Mauriya & Santi Anus Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 34 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/09/2020(Xem: 6183)
Charles “Chuck” Feeney, đồng sáng lập tập đoàn bán hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS), là nhà hảo tâm lớn nhất và ẩn dật nhất thế giới, theo Observer. Cho đi mọi cái mình có Không như Elon Musks hay Mark Zuckerberg – hai tỷ phú công nghệ cam kết sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản trước khi qua đời, Feeney nổi tiếng với lời hứa cho đi mọi số tiền mình có và sẽ chết như một người đàn ông không có đồng xu nào dính túi.
18/09/2020(Xem: 7065)
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì? I. “TAM QUY Y” HAY “QUY Y TAM BẢO” LÀ GÌ? Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. “Tam Quy Y ” hay “Quy Y Tam bảo” nghĩa là quy kính, nương tựa nơi ba ngôi quý báu đó là Phật, Pháp và Tăng.
18/09/2020(Xem: 6206)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông. Tro bụi mịt mù, bao phủ hết bầu trời, làm cho nền trời lúc giữa trưa mà ửng lên màu vàng cam, có khi đỏ ối như ráng chiều hoàng hôn. Hai vầng nhật nguyệt dường như bị che khuất suốt những ngày cuối hạ. Tro tàn theo gió cuốn đi thật xa, rời bỏ núi rừng, rồi rơi lả tả trên những cánh đồng, sông suối, cỏ cây, nhà cửa, xe cộ... khắp các vùng. Không khí như bị đặc quánh lại với mùi khét lẹt của khói. Lệnh giãn cách xã hội và mang khẩu trang chưa được cởi mở hoàn toàn, lại càng cần thiết hơn trong lúc này, khi con người mong tìm nơi trú ẩn an toàn để thở được không khí trong lành.
16/09/2020(Xem: 6330)
Ni Sư Thích Nữ Diệu Hiếu, là vị Tiến Sĩ đầu tiên tốt nghiệp Thiền Vipassana tại Myanmar vào năm 2016. Đầu năm 2017 Ni Sư về Việt Nam, là giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM đến nay. Hội đủ duyên lành, được quý Phật tử phát tâm cúng dường mảnh đất cách Học Viện Phật Giáo VN tại TP. HCM 3km. (Thuộc Xã Lê Minh Xuân - Huyện Bình Chánh - TP. HCM). Với tâm nguyện hoằng Pháp lợi sanh, Ni Sư muốn xây dựng Thiền Viện để có chỗ Ni Sư cùng 10 vị đệ tử an tâm tu học. Là nơi thực tập Pháp hành cho quý Tăng Ni sinh tại Học Viện Phật Giáo VN. Và là Thiền Viện nơi chúng sanh thập phương về tu học và thực hành lời dạy của Đức Phật.
16/09/2020(Xem: 8129)
Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale (SICMAA) được sự tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria có chương trình đặc biệt để trợ giúp quý vị gặp khó khăn trong giai đoạn COVID-19. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: - Cung cấp các thông tin về COVID-19 - Giúp đỡ các gia đình neo đơn, thăm hỏi, cung cấp các thông tin cũng như hướng dẫn để kết nối các dịch vụ hỗ trợ bao gồm “Gói cứu trợ khẩn cấp” dành cho những trường hợp đặc biệt, giúp đỡ khi bị bạo hành trong gia đình, dịch vụ gia cư, và sức khỏe v.v… - Điền đơn xin các hỗ trợ từ chính phủ, Dịch vụ tìm việc, Centrelink, hỗ trợ tiền điện
15/09/2020(Xem: 12893)
Tranh Minh Họa Kinh Phổ Môn Nghĩa Kinh Dịch: HT. Thích Trí Tịnh Tranh minh họa: Sư Cô Thích Nữ Huyền Linh
15/09/2020(Xem: 6538)
Vào một ngày sinh nhật của tuổi thu đông nào đó trong không gian vắng lặng của những tuần lễ phong tỏa , cô đơn không một bóng thân nhân nghe hạnh phúc đùi hiu và tự bao giờ lệ đã thấm môi ... Thì bạn ơi xin mời bạn hãy nghe một bài hát của Trịnh công Sơn “ Ru Ta Ngậm Ngùi “ hoặc có thể ngâm một bài thơ vừa nghĩ được hầu tự tặng cho mình như an ủi cho những ngày được hạnh phúc làm người ...
15/09/2020(Xem: 6136)
"Phi thời": không hợp thời. Trong thực tế, có trường hợp người thiện gặp ác báo, và ngược lại người ác lại gặp thiện báo - điều nầy làm cho một số người sanh ra nghi ngờ sự công bình của luật nhơn quả. Thật ra, họ phải hiểu rằng luật nhơn quả hoạt động xuyên qua nhiều kiếp người, nên đôi khi thấy có vẻ nghịch lý. Đó là vì việc thiện đời nầy có khi không đủ để bù trừ việc ác trong quá khứ, nên quả ác vẫn tới, nhưng nhẹ hơn - ngược lại việc ác đời nầy không đủ để triệt tiêu việc lành trong quá khứ nên quả thiện vẫn hiện ra, tuy bị suy giảm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]