Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 37

25/12/201113:22(Xem: 12392)
Thư số 37
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 37]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

H.H,

Thầy mừng là con đã đến với đạo một cách chân thành và thiết thực. Có những người tìm Thầy, tìm đạo như tìm một thú tiêu khiển, không có gì quan trọng lắm đối với họ. Bất quá không theo Phật thì theo Chúa chứ có gì mà bận tâm. Nhưng con đã đến với đạo bằng chính sự sống của con, bằng niềm vui và nỗi khổ, bằng ưu tư và nước mắt, vì con đã thấy được giá trị chân thực và bức thiết của đạo.

Có một nhà văn đã viết: “Hãy khao khát Chân - Mỹ - Thiện như đứa con thơ khao khát sữa mẹ. Hãy kiếm tìm Chân - Mỹ - Thiện như kẻ lạc đường tìm vì sao Bắc đẩu. Hãy hướng về Chân - Mỹ - Thiện như hoa hướng dương vươn mình theo ánh mặt trời” vì ông đã thấy đạo là mạch nguồn của sự sống đích thực.

Chính những nỗi khổ đau của con đã hướng dẫn con về với đạo, cũng như chính vì khát sữa mà đứa con thơ tìm về với tình thương yêu của mẹ. Cho nên trước hết con phải cám ơn những nỗi bất hạnh trong đời, vì không có khổ đau làm sao có giải thoát, con có bao giờ nghĩ thế không?

Chuyện nàng Pàtàcàrà trong Kinh Pháp Cú, đã được Đức Phật thức tỉnh sau khi mất hết tất cả: chồng, con, cha mẹ, họ hàng, nhà cửa, tài sản.

Chuyện bà Gotamì đã giác ngộ sau khi biết Đức Phật xác định đứa cháu thân yêu của đời bà không bao giờ sống lại nữa.

Trong Kinh Phật, những hiện tượng khổ đau cũng được Đức Phật gọi là các Thiên sứ. Nó nhắc nhở chúng ta giác ngộ bốn sự thật:khổ, nhân sinh khổ, khổ diệt và con đường diệt khổ, nhờ vậy chúng ta mới biết thế nào là sống đúng chân lý.

Như vậy hãy can đảm lên, đối diện với khổ đau để học ra nơi nó những giá trị đích thực.

1) Khổ đau cho chúng ta thấy bản chất của đời sống.

Khi một lý tưởng được sự mù quáng (vô minh) và lòng ham muốn (ái dục) dự phóng thành những hình ảnh hoa lệ của hạnh phúc, sung sướng, tự do, thỏa mãn... thì khổ đau sẽ là câu trả lời thẳng thắn và chân thực cho những lý tưởng lầm lạc đó. Có lẽ vì thế mà người đời nói nôm na là “ghét của nào trời trao của ấy” như một sự thật phũ phàng.

Vậy qua khổ đau ta phải rút ra được bài học đâu là thực chất, đâu là lý tưởng, đâu là chân, đâu là vọng, đâu là sai, đâu là đúng.

2)Khổ đau giúp chúng ta tăng sức chịu đựng bền bỉ (kham nhẫn).

Sức chịu đựng càng cao, sự giải thoát càng lớn. Giống như một người chưa bao giờ gánh nặng sẽ thấy một gánh 10 ký là cực hình, nhưng với người đã từng gánh nặng thì dầu 100 ký cũng vẫn nhẹ nhàng.

Sợ hãi khổ đau, mong cầu sung sướng đều là những cách lẩn tránh sự thật vì yếu đuối. Thực ra, trên đời không có gì khó, chỉ tại lòng không kham nhẫn. Vì vậy, chấp nhận đau khổ chính là nuôi lớn lòng kiên trì nhẫn nại. Có nhẫn nại mới làm được những việc khó làm, chịu được những việc khó kham mà tâm hồn vẫn an nhiên thanh thản.

Có lẽ vì thế mà trong Thánh Kinh, Chúa nói: “Hãy vác thập tự giá mà vào nước Chúa”, nghĩa giống như câu Thầy nói với các con:

Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

3)Đau khổ cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân sâu xa của nó.

Nếu ta bình tĩnh sáng suốt để chiêm nghiệm thật kỹ thì ta sẽ thấy đau khổ không phải từ bên ngoài đến, không phải do người khác tạo ra. Điều kiện bên ngoài chỉ là duyên, còn nhân là ở trong ta.

Như người bị trúng gió không phải chỉ thuần túy là do gió mà chính là do thể lực của anh ta đang yếu. Cũng vậy, khi có đau khổ chắc hẳn không phải do bên ngoài đem lại mà chính là bắt nguồn từ động lực bên trong.

Đức Phật dạy du sĩ ngoại đạo Kassapa: “Đau khổ không do ai tạo ra. Ở đâu có tham, sân, si ở đó có đau khổ. Ở đâu không có tham, sân, si ở đó không có đau khổ”.

Đã biết đâu là nguyên nhân thì không còn đổ lỗi cho ai, cũng không than trời trách đất, mà chỉ lo chuyển hóa tận nguồn gốc nguyên nhân đau khổ ấy ngay chính trong ta mà thôi.

4) Đau khổ cho chúng ta thấy rõ con đường thoát khổ.

Như Đức Phật đã dạy ở trên, đau khổ bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại. Nguyên nhân ấy chính là tham, sân (ái dục) và si (vô minh). Đau khổ chỉ là kết quả vì vậy thoát khổ không có nghĩa là trốn tránh hậu quả, mà chính là dập tắt nguyên nhân vô minh ái dục để chuyển hóa khổ đau ở tận nguồn.

Khi tỉnh thức sáng suốt thì không có vô minh, lúc trầm tĩnh ổn định thì không có ái dục. Không có vô minh và ái dục thì thân khẩu ý của chúng ta trở nên trong lành, thanh tịnh, vì vậy mọi ngọn gió khổ, vui, thành, bái, được, mất, hơn, thua ở đời không còn lay chuyển chúng ta được nữa.

5) Đau khổ giúp chúng ta sống theo Chân, Mỹ, Thiện.

Khi thấy rõ con đường thoát khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường thể hiện tròn vẹn thể, tướng, dụngcủa đạo. Thể của đạo là chân, tướngcủa đạo là mỹ, dụngcủa đạo là thiện.Sống sáng suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo. Sống định tĩnh thể hiện được tướng toàn mỹ của đạo. Sống trong lành thể hiện được dụng toàn thiện của đạo.

Vậy khi con sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức giới, định, tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.

H.H,

Lúc chưa hiểu đạo con có thể xem đau khổ như thù nghịch và con có thể oán trách người khác đem lại đau khổ cho con. Nhưng nay đã hiểu đạo, con hãy sáng suốt, định tĩnh để nhận chân được sự thật của đời sống, sự thật trong chính bản thân con và giữa cuộc đời. Mọi người đều đau khổ, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng và đau khổ riêng. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận chân được chân lý của sự khổ hay không.

Không có bài học nào trong cuộc đời mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bài học quá dễ dàng là bài học không có giá trị. Vậy từ nay con hãy bình tâm, nhẫn nại và sáng suốt để tinh tấn học bài học giác ngộ, giải thoát.

Thầy hy vọng từ nay con có đủ tự tin để sống bình thản giữa cuộc đời sóng gió.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2016(Xem: 12235)
Bài thứ nhất, tôi xin ghi nhớ - Việc thị phi xin chớ móc moi- Bao nhiêu công chuyện người ngoài- Xin đừng gánh vác cho đời nặng thêm
23/08/2016(Xem: 8700)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
10/08/2016(Xem: 9155)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
10/08/2016(Xem: 11580)
Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing.
07/08/2016(Xem: 10978)
Trước đây, nhớ mùa Vu lan 2548, khi nhận lời viết bài cho một tạp chí Phật giáo, vị thầy tổng biên tập có yêu cầu tôi là làm sao đừng nói những điều người khác đã thường hay nói hoặc những việc quá cũ để tránh bị trùng lắp, được nhắc đi nhắc lại nhiểu lần , đã trở thành điệp khúc muôn thưở.
02/08/2016(Xem: 8813)
Thành công đến sớm, sự trải nghiệm còn non kém đã phần nào thay đổi một con người vốn hiền lành, dễ thương của Lâm Ánh Ngọc. Sự ngã mạn của người mang bệnh ngôi sao, bệnh thành tích, bệnh tài năng… đã khiến chị nhiều lần vấp ngã và thất bại ngay trên đỉnh vinh quang của mình. Đỉnh điểm tuyệt vọng là chị bị lừa dối tình cảm khiến niềm tin tan vỡ và gục ngã. Thế nhưng, chị rất may mắn khi có một người mẹ là Phật tử thuần thành. Từ trong vũng bùn bế tắc, tuyệt vọng, chị đã nương vào Phật pháp qua các bài giảng từ quý thầy cô và chính đạo Phật đã vực chị dậy tìm lại nguồn sống cho chính mình và những người thân, người thương.
01/08/2016(Xem: 12504)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 6560)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11257)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10581)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]