Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 35

25/12/201113:22(Xem: 12548)
Thư số 35
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 35]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

P.Q con,

Nhân T.Q ra Thầy viết cho con. Hôm ghé Đà Nẵng vì thời gian quá ngắn nên mặc dù đã cố gắng giảng giải thế nào cho các Phật tử mới có thể lãnh hội con đường giác ngộ, Thầy vẫn phân vân không biết các con đã nắm được những nét chính chưa.

Đạo Phật bên ngoài là những hình thức tín ngưỡng với nhiều môn phái, nhiều lễ nghi, bên trong là một rừng giáo lý vừa rộng, vừa sâu, có cao có thấp, có thật có giả, thật là đa diện. Tuy nhiên nếu người nào có cơ duyên gặp được thiện tri thức thì có thể đi vào cốt tử của đạo một cách dễ dàng.

Đạo là đời sống phù hợp với Chân - Mỹ - Thiện. Càng gần Chân - Mỹ - Thiện càng ít khổ đau, càng xa Chân - Mỹ - Thiện càng nhiều nhiệt não. Vì vậy ngay từ lúc tuổi trẻ con cần phải tự mình học hỏi để sống sao cho hợp lẽ đạo. Nghĩa là làm thế nào để có được một thân tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành.

Trong ba yếu tố sống đạo đó thì sáng suốt thuộc về tuệ, định tĩnh thuộc về tâm, còn trong lành soi sáng cho nói năng và hành động của thân, cả ba cần được thể hiện một cách toàn diện, không thiên lệch kết quả mới viên mãn hoàn toàn.

Kinh Karanìya Mettà Sutta Đức Phật dạy 15 đức tính của một người sống đạo như sau:

1) Có khả năng (sakko) sống đúng đạo lý.
2) Chất phác (ujù)
3) Ngay thẳng (suhujù)
4) Nhu thuận (suvaco)
5) Hiền hòa (mudu)
6) Không kiêu mạn (anatimàni)
7) Sống dễ dàng (subharo: không đòi hỏi nhiều về tiện nghi đời sống)
8) Biết đủ (santussako: tri túc)
9) Thanh đạm (sallahuka vutti)
10) Không đa sự (appakicco: không lăng xăng nhiều chuyện)
11) Lục căn trong sáng (santindriyo: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý nhận thức minh bạch)
12) Trí tuệ minh mẫn (nipako)
13) Siêng năng (appagabbho: không cẩu thả buông lung)
14) Không đam mê luyến ái (kulesu ananugiddho)
15) Không làm việc ác dù nhỏ nhặt (na ca khuddam samàcare kinci)

Như vậy, muốn sống đời sống an tịnh, trong sạch, hiền lương phải cẩn thận học hỏi cuộc đời để giác ngộ ra lẽ sống từ nội tâm đến ngoại cảnh. Không nên sống buông lung, phóng túng, bỏ luống tuổi trẻ đầy nhiệt tình và sức sống. Nhiệt tình và sức sống ấy nếu đem dùng vào việc xấu sẽ gặt hái nhiều tai họa nhưng nếu thể hiện việc lành thì có nhiều lợi ích. Người Phật tử khi thấy cái thân nhiều bịnh nhiều khổ này rồi cần phải dùng nó để làm lợi ích cho mình và người, không để nó luống công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, không để uổng phí một đời cơm áo.

Không cần phải xuất gia mới giác ngộ giải thoát. Sống trong đời với đầy đủ tỉnh thức để tự biết mình là có thể giác ngộ giải thoát.

Nói tóm lại, giác ngộ, giải thoát và hữu ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho mình và người.

Chúc con sống đạo một cách thiết thực lợi mình lợi người.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2018(Xem: 4665)
Vách tường được kết hợp từ hồ vữa, gạch, sơn... có vô tri vô giác, vô hồn vô cảm hay không thì không dám khẳng định, phán bừa nói ẩu. Chỉ dám nói chắc nịch một điều là nó cũng có... Duyên.
12/07/2018(Xem: 7407)
Điềm đạm chính là đức hạnh của người có tấm lòng thiện lương và cũng là chìa khóa của chân hạnh phúc. Người điềm đạm là người làm chủ được mọi cảm xúc, tâm lý tiêu cực cũng như tích cực.
11/07/2018(Xem: 6539)
Thầy, một vị tăng không chỉ tài mà là đa tài, đã không ngại đường xa trên mười cây số, từ bi hoan hỷ hạ cố đến nhà của Phật tử để thiết trí gian phòng thờ, bắt hào quang sau tượng đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi tiếu", và bắt thêm cả dàn đèn led sắc màu lung linh huyền diệu thật tỉ mỉ công phu.
10/07/2018(Xem: 5939)
Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại... Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có thêm một nỗi lo khác cho Phật tử thế giới, là sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
09/07/2018(Xem: 6194)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
06/07/2018(Xem: 8344)
MC Lâm Ánh Ngọc về Phật Quang "Tung cánh yêu thương" PV: Trần Nga (PD Tâm Trụ) Hàng năm, khóa sinh tại khóa hè Thiền tôn Phật Quang thường được gặp gỡ những khách mời là nghệ sĩ nổi tiếng có đời sống lành mạnh, nhiều cống hiến cho xã hội. Năm nay, các em vừa có buổi giao lưu vui tươi cùng MC Lâm Ánh Ngọc, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Thanh Long với chủ đề “Tung cánh yêu thương”. MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ, mong muốn của mình là giúp trẻ sống có trách nhiệm, từ bỏ thói quen xấu, dần hoàn thiện mình, trước là đền đáp công ơn cha mẹ, sau là góp sức dựng xây cuộc đời. Bản thân cô trước đây đã từng chông chênh trắc trở, nhưng rồi có duyên lành tham dự những khóa tu thế này, cô như chợt gặp được lẽ sống cho cuộc đời mình một hướng đi cao thượng hơn. Vì thế, cô mong muốn chia sẻ với các bạn trẻ để các em vững vàng niềm tin mà sống thiện, dù đời nhiều cay đắng, thử thách thế nào cũng phải kiên định không thay đổi. Như thế, rồi các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.
05/07/2018(Xem: 10241)
Đối diện & quan sát cơn nóng giận Này bạn! Khi bạn tức giận, hãy nhìn thẳng cái tâm đó. Cái tâm đó như một đứa trẻ con, đừng đánh nó! “Kể cho tôi xem tại sao bạn tức giận thế?”.
04/07/2018(Xem: 11616)
Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm'' Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật tại tâm nào ở đây cả ! - Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có ngày đạt đượ c Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm của mình.
20/06/2018(Xem: 7260)
Chân lý không phải là điều cao xa mà nằm ngay trong đời thường, trong những điều giản đơn. Và chân lý giải thoát cũng vậy, cũng nằm ngay những hành động việc làm đời thường giản dị.
19/06/2018(Xem: 6274)
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp. Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]