Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 34

25/12/201113:22(Xem: 12561)
Thư số 34
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 34]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Thầy đã nhận được thư và ảnh của con chụp lúc con đang sinh hoạt tại thiền đường PZC phái Lâm Tế của một thiền sư người Đại Hàn. Thầy sắp đi Huế, sẽ đem thư và ảnh cho các sư thúc cùng xem.

Trong hình tướng xuất gia con có vẻ chững chạc lắm, nhưng tính con thì ưa phóng khoáng tự nhiên mà sinh hoạt thiền đường đó thì có vẻ nghiêm túc và bài bản quá như vậy, không biết con có chịu được lâu không?

Con hỏi sau này Thầy có viết gì thêm không và trong thời gian con xa quê hương, ở nhà Thầy hướng dẫn phật tử tu tập có gì mới mẻ không?

Về viết lách thì Thầy chỉ thỉnh thoảng viết Vi Tiếuđể tiêu khiển, và khi nào có thư thì trả lời cho phật tử vậy thôi chứ chưa viết chuyên đề gì cả. Các sư thúc con có đề nghị Thầy ghi lại thành sách những khóa giảng giáo lý tinh yếu ở Huyền Không, Bửu Long, Phật Bảo v.v... để Thầy xét lại xem.

Còn về việc hướng dẫn phật tử thì vì phần đông không kham nổi tinh thần sống đạo một cách uyển chuyển tự nhiên và sáng tạo trong tự giác kiểu “vô môn” như hồi con còn ở nhà, nên Thầy đã tùy căn cơ của những Phật tử mà chia quá trình tu tập thành nhiều giai đoạn từ dễ đến khó, từ thấp đến cao khác nhau, để Thầy dễ hướng dẫn mà Phật tử cũng dễ thực hành.

Con đã biết, chung qui tất cả các phái thiền Phật giáo từ Nguyên Thủy đến Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cang thừa và Thiền tông đều lấy chánh niệm tỉnh giác làm yếu tố cơ bản, chỉ khác nhau ở cách vận dụng mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là chánh niệm tỉnh giác có nhiều mức độ khác nhau tùy theo trình độ của mỗi người.

Theo thiền tuệ quán Vipassanà Nguyên Thủy của Đức Phật thì đối tượng của chánh niệm tỉnh giác phải là pháp có yếu tính là đệ nhất nghĩa đế(paramattha), thực tại hiện tiền(sanditthiko),phi thời gian(akàliko), hồi chiếu(ehipassiko),hướng nội(opanayiko), tự chứng(paccattam veditabbo) v.v... do đó, nhìn chung, hành giả ngày nay ít ai trực tiếp đi vào tuệ quán ngay được.

Như vậy cần phải có những giai đoạn chuẩn bị cho những hành giả chưa đạt tiêu chuẩn chánh niệm tỉnh giác, chưa có thể đi thẳng vào tuệ quán Vipassanà, như sau:

1. Giai đoạn nhất niệm.

- Nếu con là người thuộc căn cơ đức tin thì con có thể niệm Phật. Ngày đêm giữ một câu niệm Phật cho đến khi các tạp niệm lắng dịu, ổn định và đưa đến nhất tâm bất loạn.

Đối với đức tin hướng về tự lực, như phần đông hành giả Nguyên Thủy thì họ thường niệm một trong 10 ân đức Phật, điển hình như niệm: Araham là thanh tịnh vô nhiễm, Buddho là tính giác trong sáng v.v...

Đối với đức tin hướng về tha lực, như hành giả Tịnh Độ tông thì họ thường niệm danh hiệu A-di-đà Phật, hay danh hiệu các Bồ Tát mà họ tin tưởng.

Đối với đức tin hướng về thần lực huyền bí, như hành giả Mật tông thì họ thường hành trì một câu chú.

Đối với đức tin hướng về bản thể tự tánh, như hành giả Thiền tông thì họ thường tham một công án hay một thoại đầu.

- Nếu con là người có căn cơ về thiền định thì con có thể dùng một đề mục thiền định, như hơi thở chẳng hạn, để nhiếp phục tâm.

Mục đích của giai đoạn này là giúp tâm vượt qua các tạp niệm và phát triển khả năng chú tâm, một yếu tố cần thiết trong chánh niệm tỉnh giác.

2. Giai đoạn tánh niệm.

Trong các pháp môn phương tiện như niệm Phật, trì chú, tham công án, thiền định v.v... hành giả có thể bớt được tâm tán loạn nhưng cũng nhiều người lại bị kẹt vào ngay nơi phương tiện của mình và trở thành bệnh bị ám ảnh bởi chính câu niệm Phật, câu thần chú v.v... không sao bỏ đi được. Vì vậy khi nào thấy tâm đã ổn định thì phải bỏ phương tiện (hồng danh, thần chú v.v...) rồi soi chiếu lại tự tâm để nhận ra tánh sáng suốt, định tĩnh, trong lànhtự nhiên của nó. Đó chính là giai đoạn thấy ra yếu tính của tính giác thanh tịnhsẵn có nơi mỗi người.

3. Giai đoạn danh tướng niệm.

Nếu nhận ra được tính giác thanh tịnhmà không biết sử dụng thì vẫn bị kẹt vào thể tánh, không phát huy được tướng dụng để phá vỡ khối tập nhiễm sâu dày của bản ngã sinh tử luân hồi. Cho nên Ngài Huệ Khả sau khi ngộ tánh nơi Tổ Đạt Ma đã trở về ngày đêm mỗi mỗi tự biết mình (liễu liễu thường tri). Thể tánh của tính giác là tịch tịnh(santì), tướng dụng của tính giác là soi chiếu(bodhi). Vì vậy phải đem tính giác soi chiếu lại toàn bộ thân tâm trong quan hệ với thế giới trong ngoài. Trong thiền Tứ Niệm Xứ, tính giác tịch và chiếu được hóa thân thành chánh niệm (tịch) tỉnh giác (chiếu), và thế giới quan hệ trong ngoài của toàn bộ thân tâm chính là thân, thọ, tâm, pháp. Đây không còn là phương tiện tham công án để hy vọng thấy tánh, mà chính là sử dụng ngay tính giác soi chiếu để thâm nhập vào thực tại hiện tiền, xuyên phá mọi vọng tưởng ảo giác của vô minh ái dục để đương xứ hiện rõ bổn nguyênchân như thực tánh(Yathàbhùtà sabhàva) của pháp.

Tuy nhiên nếu chưa phải là căn cơ bậc thượng, thì tạm thời tập ghi nhận danh tướngcủa thực tại thân, thọ, tâm, pháp trước đã. Vì vậy trong giai đoạn này hành giả chỉ cần khi đang đi niệm là đi... đi..., khi đang đứng niệmđứng... đứng..., khi có cảm giác dễ chịu hay khó chịu niệm làthọ... thọ..., khi có tâm bứt rứt bực bội niệm là sân... sân...v.v.

Tâm thường dễ rơi vào hai trạng thái đối nghịch: hoặc là quá ức chế thụ động, hoặc là quá hưng phấn dao động, do đó không được sâu sắc vi tế, vậy muốn làm quen với công việc soi chiếu minh bạch (vipassanà), chánh niệm tỉnh giác phải tạm mượn đối tượng danh tướng để tự phát huy khả năng tịch và chiếu cho đến khi thật vững chãi tự nhiên.

Phái thiền Vipassanà của Ngài Mahasi Sayadaw người Myanmar dạy hành giả niệm phồng à... xẹp à...khi quán niệm hơi thở chẳng hạn, chính là vận dụng danh tướng niệmnhư một giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị cho tâm có đủ chánh niệm tỉnh giác khả dĩ thâm nhập thực tại như thị của đệ nhất nghĩa đế.

Như vậy 3 giai đoạn trên chỉ là dự bị cho hành giả trước khi vào thiền Vipassanà, chúng ta tạm gọi là “giai đoạn tiền Vipassanà”.Khi nào hành tướng của hầu hết thân, thọ, tâm, pháp đều được gọi đúng tên ngay khi nó diễn ra, không trước không sau, thì hành giả bắt đầu có khả năng đi thẳng vào thiền Vipassanà như giai đoạn sau đây:

4. Giai đoạn thực tướng niệm.

Đây là giai đoạn thiền Vipassanà thực thụ, ở đây hành giả không cần gọi tên sự kiện như giai đoạn trước mà chỉ soi chiếu vào chính sự diễn biến của sự kiện mà thôi. Như khi đi chỉ cần chú tâm tỉnh thức trên mọi biến chuyển của cử động đi, khi ngồi chỉ lặng lẽ soi chiếu toàn bộ tư thế ngồi cùng với những hiện tượng động tĩnh, sinh diệt, thô tế đang diễn ra nơi thân. Khi có một cảm giác chỉ lắng nghe trọn vẹn diễn trình sinh diệt của cảm thọ ấy. Khi một tư tưởng khởi lên thấy rõ tâm đang sinh khởi, khi tư tưởng ấy chấm dứt thấy rõ tâm đang diệt. Khi tâm tịch tịnh vô sinh biết rõ tâm tịch tịnh vô sinh v.v...

Con có để ý là những cụm từ Thầy vừa dùng trên như chú tâm tỉnh thức, lặng lẽ chiếu soi, lắng nghe trọn vẹn, thấy rõ, biết rõ, tuệ tri, tịch chiếu, quán chiếu, chiếu kiến v.v...đều đồng nghĩa vớichánh niệm tỉnh giáckhông? Tên gọi không quan trọng mà chính yếu là con cần phải thể nghiệm thực chất nội dung của nó sao cho vừa đủ để thấy đúng thức tướng của quán xứ là được.

Nói là thực tướng niệm, thật ra trong giai đoạn này thực tại tự diễn bày đầy đủ tánh tướng thể dụng v.v... một cách toàn diện như thị như thực dưới cái nhìn trí tuệ soi chiếu minh bạch(vipassanà-nàna) chứ không phải chỉ thực tướng mà thôi.

Đến đây, khi hội đủ nhân duyên thích hợp tâm trí sẽ tự bừng nở những đóa hoa tuệ giác vô cùng vi diệu mà thuật ngữ thiền Vipassanà gọi là 16 tuệ giác. Đức Phật đã mô tả trình tự 16 tuệ giácnày mà không giảng giải chi tiết vì Ngài muốn để cho hành giả tự mình chứng nghiệm và liễu giải. Về sau các nhà chú giải và các vị thiền sư cũng có giảng rõ, nhưng theo Thầy, tốt hơn là để mỗi người tự chứng sự nhiệm mầu của pháp vị mới hứng thú, phải không con?

Thầy cũng xin lưu ý con mấy điểm quan trọng là mặc dù chánh niệm tỉnh giác chính là hai yếu tố tịch và chiếu của tính giác, nhưng tịch chiếu trong thiền Vipassanà Nguyên Thủy của Đức Phật (Như Lai Thiền) không hoàn toàn giống với pháp môn tịch chiếu trong phái Tào động của Thiền Tông (Tổ Sư Thiền). Nói đúng ra, giống hay không là tùy hành giả. Nếu hành giả tịch chiếu theo phái Tào động nhưng lại đúng với Vipassanà như Thầy vừa nói trong giai đoạn 4 thì chẳng có gì khác nhau, nhưng nếu tịch chiếu chỉ làtrụ tâm quán tịnhthì dù có đúng hướng cũng chỉ tương đương với giai đoạn 1 và 2tiền Vipassanàmà thôi. Còn nếu không đúng hướng thì chỉ là “bệnh chứ chẳng phải thiền”như Ngài Huệ năng quở trách Chí Thành vậy.

Mặt khác, nhiều người ngộ nhận chữ quántrong thiền tuệ quán Tứ niệm Xứ là quán tưởng, nên khi định nghĩa thiền Tứ niệm Xứ họ đơn giản cho đó chỉ là quán tưởng thân là bất tịnh, quán tưởng thọ là khổ, quán tưởng tâm là vô thường và quán tưởng pháp là vô ngã, như một công thức tiêu chuẩn để dễ bề suy tưởng.

Nhưng như Thầy đã trình bày ở trên, điều kiện tất yếu của chánh niệm tỉnh giác trong thiền tuệ quán Vipassanà là vắng bặt mọi ý niệm, suy nghĩ, tư lường, tưởng tượng v.v... hay nói một cách khác là ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành ý diệt, nghĩa là hoàn toàn vắng bóng thế giới khái niệm(pannatti) để cho bầu trời tâm trong sáng và mặt trời tuệ chiếu soi, như tấm gương trung thực phản ánh thực tánh đệnhất nghĩa đế(paramattha) của pháp giới hiện tiền. Cho nên mọi hình thức sản phẩm của tưởng như tự kỷ ám thị chẳng hạn đều nằm ngoài tuệ quán Vipassanà.

Một điểm quan trọng nữa là ở giai đoạn 4 thực thụ Vipassanà này người ta có thể hành một cách tự nhiên hoặc theo bài bản qui định đều được và đều có kết quả giống nhau như một vài trung tâm thiền đã thí nghiệm. Họ chia hành giả thành 2 nhóm, để hành giả tự do lựa chọn theo sở thích của mình, một nhóm hành theo giờ giấc và cách thức qui định nghiêm nhặt, còn nhóm kia thì sau khi nắm vững yếu tính của thiền họ tự vận dụng lấy tùy theo điều kiện riêng của mình. Kết quả được trắc nghiệm là hai bên đều tiến triển như nhau, kể cả trường hợp áp dụng thiền để chữa bệnh ở một vài trung tâm y khoa ở Mỹ, Pháp v.v...

Đến đây hành giả bước vào một chân trời hoàn toàn mới mẻ nhưng lại hiện đúng bản nguyên, như một người nằm mơ chợt tỉnh. Mới mẻ, nghĩa là không còn chiêm bao, mà là hoàn lại con người thực đầy đủ bộ mặt xưa nay của mình, đó chính là giai đoạn thứ 5 trên hành trình tuệ quán.

5.Giai đoạn bất động niệm.

Khi những đóa hoa tuệ giác bừng nở, như những hoa sen ra khỏi bùn nhớ nước đục, bừng nở dưới ánh nắng mai giữa bầu trời cao rộng, thì hành giả cũng ung dung tự tại giữa cuộc đời phiền não. Chính vì tự mình thoát ly phiền não, nên dù cuộc đời có phiền não bao nhiêu thì tâm thiền vẫn an nhiên bất động. Lúc đó chánh niệm tỉnh giác không cần đến một nỗ lực cố gắng nào mà vẫn tịch tịnh soi chiếu một cách hồn nhiên trọn vẹn. Và chỉ đến lúc đó hành giả mới có thể làm công việc giác tha một cách hoàn toàn vô ngã.

Con thương mến,

Nhân con hỏi sinh hoạt thiền của Thầy ở quê nhà, Thầy trình bày đái khái vài nét như vậy, hy vọng rằng những nét cương yếu ấy có thể giúp con soi sáng thêm chương trình hành thiền: tụng kinh, tụng chú, lạy hồng danh, tọa thiền, qua đường và hỏi đáp cơ phong do thiền sư Seung Sahn hướng dẫn tại thiền đường PZC mà con đã kể cho Thầy nghe trong thư trước.

Chúc con mạnh khỏe và hưởng được thiền vị trong đời sống của một người tăng sĩ.

Thân ái chào con.
Thầy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2017(Xem: 7628)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9494)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5338)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 8982)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8294)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7687)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6307)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
17/01/2017(Xem: 5845)
Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.
17/01/2017(Xem: 6859)
Tôi đến dự các buổi họp của cộng đồng Doanh nhân An lạc và thấy mình may mắn quá vì được an lạc ngay từ những giây phút đầu tiên có mặt. Mở đầu chương trình TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà kiêm chủ tịch cộng đồng Doanh nhân An lạc chia sẻ về an lạc và thỉnh chuông để tất cả các doanh nhân thở nhẹ và êm trong tĩnh lặng để có ngay an lạc. Thật là vi diệu.
09/01/2017(Xem: 6425)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]