Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 33

25/12/201113:22(Xem: 12369)
Thư số 33
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 33]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

D.T con,

Trong thư con có hỏi Thầy về một triệu chứng khi chánh niệm tỉnh giác là cảm thấy trơ cứng, khô khan và giả tạo trên đối tượng sở quán. Con đừng ngại, rất nhiều người có cảm tưởng đó, tất nhiên là có lý do, nhưng trước hết con đừng chán nản dao động, cứ tiếp tục chánh niệm tỉnh giác rồi mọi sự sẽ được giải quyết và thấu rõ.

Lý do sinh ra triệu chứng đó có thể là:

1) Lúc đầu chưa quen nên thấy gượng gạo, giống như người mới tập lái xe có vẻ luống cuống, trơ cứng.

2) Cố gắng quá mức đâm ra không được thoải mái nên dễ đưa đến căng thẳng, mỏi mệt và chán nản.

3) Chú ý quá nhiều đến chi tiết hay ngoại tướng của đối tượng nên thấy nó có vẻ khô khan, giả tạo không tự nhiên.

Ví dụ như khi con quan sát hơi thở con có thể làm cho hơi thở mất tự nhiên, giả tạo và thô cứng. Do muốn thấy thật rõ con đã vô tình hay cố ý bắt hơi thở phải chậm lại, sâu hơn, mạnh hơn, thế là con nhanh chóng thấy tức ngực, khó chịu và mệt mỏi. Khi đi kinh hành cũng vậy, con dễ làm cho bước chân khựng lại và cảm thấy mất thăng bằng.

Thực ra trong quán niệm, con càng tự nhiên càng tốt. Và cần nhớ rằng chính yếu không phải là đối tượng gì mà là cái thấy sáng suốt, định tĩnh, trong lành của con trên đối tượng ấy. Đối tượng chỉ là trợ duyên cho cái thấy phát huy tính soi chiếu trong sáng trung thực của nó mà thôi. Vì vậy thấy rõ đối tượng không có nghĩa là phải nắm bắt chi tiết ngoại tướng của đối tượng mà là thấy tính chất phổ quát của nó, tức là chỉ cần thấy cốt lỏi tinh yếu là được.

Con nói “có những lúc con muốn buông ra hết, không cần nhớ, không cần niệm, không cần hiểu, không muốn biết chi cả cho đầu óc rỗng rang an nghỉ”. Chứng tỏ rằng con đã sử dụng chánh niệm tỉnh giác sai hướng và quá mức cần thiết để nhận rõ đối tượng. Chính vì thiếu thoải mái tự nhiên trong chánh niệm tỉnh giác mà con cảm thấy căng thẳng mệt mỏi như vậy.

Tuy nhiên, vô tình con vẫn đi đúng đường, vì chính ngay lúc con buông xả hết là con đang tu tập một yếu tố quan trọng trong thiền quán Tứ Niệm Xứ mà ít người để ý, đó là xả dưới hình thức “buông bỏ tham ưu ở đời”(Vineyya loke abhijjhà domanassam). Khi đối tượng hấp dẫn con khiến con ưa thích và dính mắc, đó chính là tham. Nhưng khi đối tượng làm con bực mình, chán nản, đó chính là sân. Hai tâm thái tham và sân này làm con mất quân bình. Chữ xả (uppekkhà) vốn có nghĩa là quân bình, vậy buông xả tham ưu chính là môi trường phẳng lặng cho chánh niệm tỉnh giác phát huy khả năng soi chiếu.

Vì trong khi quán niệm con quá ham nắm bắt đối tượng (tham) cho nên dễ sinh ra trạng thái đối nghịch là chán nản (sân), do đó tâm con mất quân bình không còn là môi trường thích hợp cho chánh niệm tỉnh giác soi chiếu được nữa.

Con cũng cần nhớ một điều: buông xả là lập lại quân bình giữa hai thái cực tham và sân, chứ không phải là buông xuôi vì chán nản, hay cố gắng loại bỏ tham sân.

Xả cũng còn là một trong bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi):

1)Niệm: là chú tâm trên đối tượng hiện quán, tức đương xứ của thực tại thân, thọ, tâm, pháp, để tâm không lãnh đạm quên mình hay tán tâm hướng ngoại.

2)Trạch pháp:là chú ý sâu sát hơn trên đối tượng hiện quán để tìm thấy tính chất tinh yếu của pháp mà niệm chỉ mới ghi nhận. Trạch pháp giúp con soi rọi khối thân tâm qua cái nhìn tách bạch rõ ràng và vi tế, nhưng không phải bằng lý trí mà là trí tuệ trực kiến (nànadassana). Chính nhờ trạch pháp mà con thấy rõ tính sinh diệt, tính vô thường-khổ-vô ngã của pháp, thấy rõ yếu tố đất, lửa, gió v.v... trong sắc, hoặc yếu tố thọ, tưởng, hành, thức trong danh, để không còn chấp lầm thân tâm này là bản ngã.

3)Tinh tấn:là phát động sự chuyên cần, hăng hái trong thiện pháp nhất là chánh niệm tỉnh giác. Tinh tấn giúp con không còn giải đãi thối thất, không tiêu cực lười biếng, không buông trôi hờ hững. Tuy nhiên tinh tấn phải đúng mức và tự nhiên, nghĩa là không quá yếu ớt, không quá gắng gượng hăng say.

4)Hỷ:là yếu tố làm cho tâm hân hoan, phấn khởi, vui vẻ khi tiếp xúc với đối tượng, dù thuận hay nghịch. Hỷ giúp tâm vượt qua trạng thái bực mình, chán nản, bức xúc, khó chịu, và giúp cho hành giả cảm thấy hứng thụ trong thời gian hành trì lâu dài mà không mỏi mệt. Ví dụ, lúc ngồi thấy tê chân hay nhức mỏi mà có yếu tố hỷ thì vẫn thấy dễ chịu chứ không bị bức xúc, bực bội.

5)Khinh an:là lắng dịu, thư thái và thư giãn. Yếu tố này giúp con vượt qua trạng thái căng thẳng, phấn khích, dồn nén hoặc cố gắng quá sức, giống như đang bị một áp lực đè nặng mà tự nhiên nhẹ hẳn đi. Khi đi kinh hành với tâm khinh an con sẽ cảm thấy thật thanh thản, thong dong, ung dung, tự tại.

6)Định:là trạng thái nhất tâm, tĩnh lặng và an chỉ khi tâm an trú vững vàng trên đối tượng, do đó không còn dao động, trạo cử, hay tán loạn. Định giúp tâm nghỉ ngơi hoàn toàn và có khả năng tập trung được năng lực. Nhưng nếu định là cố gắng tập trung tư tưởng vào một mục đích sở đắc thì nó có thể không còn là chánh định nữa.

7)Xả: là trạng thái quân bình của tâm buông bỏ hai thái cực tham và sân, tức là không ưa không ghét, không nắm không bỏ mà chỉ thản nhiên trầm tĩnh. Có thể nói lúc xả là lúc sáng suốt nhất chứ không phải rơi vào trạng thái buông xuôi theo nghĩa vô ký, một tình trạng si mê tiêu cực.

Như vậy, khi con cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thụ động, tiêu cực thì con nên tu chánh niệm tỉnh giác kèm với các giác chi trạch pháp, tinh tấn hoặc hỷ để tâm con hưng phấn lên, thoát khỏi tình trạng trì trệ

Khi con cảm thấy bồn chồn, dao động, trạo cử thì nên tu chánh niệm tỉnh giác kèm với các giác chi khinh an, định hoặc xả để tâm lắng dịu xuống, thoát khỏi tình trạng phấn khích.

Tất nhiên việc tu hành còn khó khăn gấp ngàn lần công việc chân tay hay trí óc, vì vậy mà đôi lúc con thấy mệt mỏi chán chường, nhưng đừng vì vậy mà buông lung bất định. Sống theo pháp thì tự nhiên pháp sẽ đem lại cho con nhiều an lạc trong cuộc đời phiền não này .

Chúc con vượt qua được tình trạng khó khăn hiện tại.

Thân ái chào con.
Thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2020(Xem: 6426)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6421)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5805)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6766)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6249)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7879)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7663)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 13282)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 15515)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
11/10/2020(Xem: 5220)
Dharamshala: Khi nhận được tin rằng, Ủy ban Giải thưởng Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2020 được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình lương thực Liên Hiệp Quốc (cũng là cựu thống đốc bang South Carolina, Hoa Kỳ) để chuyển lời chúc mừng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]