Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 16

25/12/201113:22(Xem: 12391)
Thư số 16
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 16]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Lần trước nhận được thư con Thầy trả lời ngay, Thầy viết rất rõ ràng và giải thích cặn kẽ. Tiếc là con không nhận được thư ấy.

Nay nhân chị NN ra Thầy viết lại cho con.

Con là một Phật tử may mắn ngay từ khi vào đạo con đã gặp những Thầy hay, bạn tốt truyền cho con tinh thần giác ngộ của Đạo Phật. Đạo Phật có giá trị là khi nào nó đem lại cho con người một đời sống giác ngộ. Một người học đạo chỉ đến chùa để cầu phước, van xin khấn vái để được thế này thế kia theo ước vọng trong lòng họ, vậy là Đạo Phật chỉ đáp ứng tham vọng. Người nghèo cầu được giàu, người bệnh cầu được lành, người thường dân muốn được danh vọng, người khổ muốn được vui... họ cầu Phật nếu được thì Phật linh, họ cúng, nếu không được là Phật không linh, họ bỏ chùa. Còn một hạng người thứ hai tìm học tất cả pháp môn của Phật, trở thành học giỏi, thông minh, lý luận, vậy là Đạo Phật đáp ứng khát vọng tri thức. Nhưng rồi khi tiếp xúc với đời sống họ lúng túng, sợ hãi, toan tính, dối gian v.v... cuối cùng họ kết luận Đạo Phật chỉ là một mớ lý thuyết.

Không, Đạo Phật có nghĩa là sự sống giác ngộ. Và giản dị làm sao, khi con ăn biết mình đang ăn, khi đang đi, đứng, nằm, ngồi biết mình đang làm như vậy. Khi sân biết tâm mình có sân, khi buồn biết tâm mình có buồn, khi đau đớn biết mình đau đớn, khi vui thích biết mình vui thích, khi chơn chính biết mình chơn chính, khi sai lầm biết mình sai lầm. Đó là sống đạo, đó là sống hồn nhiên và trong sáng.

Con không cần tính toán, so đo, lo nghĩ vì dù có lo toan con cũng chẳng giải quyết được gì hơn. Con chỉ cần trầm tĩnh để mọi việc được giải quyết một cách trực tiếp và bình thường. Đời sống thực sự mới giản dị làm sao, thế mà con người cứ làm cho nó rắc rối và khó khăn thêm trong khi cố tìm an ổn.

Hai người đi xe đạp ngược chiều vô ý đúng nhau, xây xát chút đỉnh thế mà lớn chuyện mới kỳ. Họ nổi nóng gây gổ, xỉ vả rồi ấu đả... cuối cùng phải bị dẫn tới công an xử phạt mất hết cả buổi, mất công ăn việc làm, ở nhà cha mẹ, con cái trông đợi, v.v... Thế tại sao họ không mỉm cười xin lỗi, phủi bụi, sửa lại dây sên rồi lên xe đi làm công việc của mình nhỉ? Sống biết mình là thế, là giản dị biết bao, cuộc đời thế ra có gì rắc rối đâu, phải không con?

Thầy mong rằng con sẽ hiểu đạo, sống đạo, nghĩa là sống trung thực với sự sống. Chúc con an vui.

Thân ái chào con.
Thầy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2012(Xem: 12779)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
05/03/2012(Xem: 12195)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
05/03/2012(Xem: 7840)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
04/03/2012(Xem: 7326)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối?
04/03/2012(Xem: 53141)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
04/03/2012(Xem: 9799)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
04/03/2012(Xem: 9877)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
02/03/2012(Xem: 8005)
Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội... Cho và nhận
02/03/2012(Xem: 6633)
Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm...
02/03/2012(Xem: 14645)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]