Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 13

25/12/201113:22(Xem: 12524)
Thư số 13
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 13]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Thư con viết khá rành mạch chứng tỏ con có tiến bộ nhiều. Diễn tả rành mạch nội tâm mình là kết quả của chánh niệm tỉnh giác. Một người thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh thức và tự tri không làm được điều đó.

Những điều con giải bày chứng tỏ con đã bắt đầu lãnh hội và thể nghiệm được những gì Thầy đã hướng dẫn, Thầy mừng cho con.

Trong thư con có bốn điểm Thầy còn phải giải thích thêm:

1) Khi tâm trí con không bị chi phối bởi những dao động của tình và lý như vui, buồn, mừng, giận, thương, ghét hay kiến chấp, vọng tưởng, ý hệ v.v... thì đó không phải là trạng thái vô cảm giác. Nó không phải là trạng thái ngưng đọng hoặc thụ động như cơn nhập định, xuất thần, giấc ngủ hay trạng thái bị thôi miên. Trái lại lúc ấy là lúc tâm trí bén nhạy nhất mà người ta có thể gọi nó là trực giác, bát-nhã (pannà) hay trí tuệ quán chiếu (vipassanà-nàna). Vì tâm lúc ấy có đủ ba yếu tố: sáng suốt (tuệ), an tĩnh (định) và trong lành (giới). Nếu để ý kỹ hơn con sẽ thấy tâm ấy còn có những trạng thái phụ thuộc như linh động, thích ứng, ngay thực, tế nhị, nhẹ nhàng, thoải mái v.v... chắc chắn đó không phải là bệnh tâm lý như con nghĩ đâu. Trái lại, đó là liều thuốc tối thượng của tâm hồn, như Hoàng Đế Nội Kinh (một cuốn sách Đông y được liệt vào hàng Kinh) đã nói:

Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi
Tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai

Nghĩa là khi tâm hồn sáng suốt, định tĩnh và trong lành là khi bệnh tật chóng tiêu tan và chân khí chóng hồi phục nhất.

Về phương diện sám hối cũng vậy. Khi tâm trí vọng động là tội lỗi phát sinh. Khi tâm trí an tịnh là tội lỗi tiêu tan (tội từ tâm khởi đem tâm sám, tâm được tịnh rồi tội liền tiêu) cho nên chỉ cần thấu hiểu được tâm tính mình để tự ổn định là có ngay một tâm hồn lành mạnh trong sáng.

Tóm lại, sáng suốt, định tĩnh, trong lành là yếu tố chữa bệnh tâm thần chứ không phải là bệnh tâm thần như con nói.

2) Khi chờ đợi con thường tưởng tượng ra một cái gì tốt đẹp để khỏi sốt ruột và căng thẳng, như vậy cũng tạm được nhưng quả không phải là thượng sách. Vì nó chỉ tạm giải quyết vấn đề chứ không giải quyết đến tận gốc. Cũng như khi bệnh con có quyền uống thuốc để cho qua cơn bệnh, nhưng nếu bản thân con vẫn là nguyên nhân gây ra các thứ bệnh thì con phải cứ uống thuốc hoài. Người chữa bệnh thực sự phải tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, bệnh trạng, kết quả v.v... bệnh của mình và giải quyết ngay từ bản thân thì không những có thể tự chữa được bệnh mà còn ngăn ngừa được bệnh nữa. Y học dạy ta phòng bệnh hơn chữa bệnh mà muốn phòng bệnh ta phải hiểu biết bệnh ấy là gì đã chứ, phải không con?

Sốt ruột, căng thẳng, bực mình không phải phát sinh ở sự chờ đợi, chờ đợi chỉ là điều kiện (duyên) kích thích cho sốt ruột, bực mình phát sinh. Vậy quan sát kỹ con sẽ thấy chính sốt ruột, căng thẳng, bực mình là bệnh trạng phát xuất từ nguyên nhân nội tâm thiếu ổn định, thiếu tu tập, một nội tâm hoang dã. Con phải tự khám phá sự bực mình từ nguồn gốc của nó để thấy rõ nguyên nhân, và giải quyết nó từ đấy. Chánh niệm tỉnh giác giúp con làm việc đó một cách dễ dàng. Khi cơn bực mình phát sinh trước hết con hãy giảm trừ những điều phụ thuộc để đối diện ngay với yếu tố chính. Sự chờ đợi là phụ thuộc vì nó chỉ là điều kiện (duyên), đau khổ là phụ thuộc vì nó là kết quả thụ động, chính sự bực mình (bệnh trạng) mới phát xuất trực tiếp từ nguồn gốc (nguyên nhân) của nó là nội tâm. Với chánh niệm, tỉnh giác rất tự nhiên con soi chiếu vào trạng thái bực mình ấy và theo dõi cho đến khi nó diệt, nghĩa là nó trở về nguồn gốc chưa sinh của nó. Ở đó con tìm lại được sự quân bình hay ổn định của nội tâm.

Trong Phật giáo người ta gọi hành trình này là Tứ Diệu Đế: thấy khổ, thấy nguyên nhân phát sinh ra khổ, thấy khổ đi đến hoại diệt và thấy yếu tố nào đưa khổ đi đến hoại diệt (khổ, tập, diệt, đạo).

Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử gọi đó là tiến trình “quy căn viết tịnh, tịnh viết phục mạng, phục mạng viết thường, tri thường viết minh” (trở về gốc của tâm gọi là tịnh, tịnh gọi là phục mạng, phục mạng là thường, biết được tâm thường ấy gọi là minh).

Thấy bực mình, thấy bực mình trở về gốc, hay diệt, tức là chữa được nó tận gốc.Như vậy đòi hỏi con phải đối diện với sự thật, không trốn chạy, không giải quyết tạm thời.

3) Vấn đề thiền tuệ và thiền định Thầy có giảng giải trong nhiều thư chắc con cũng có đọc rồi. Rất nhiều người lầm lẫn thiền tuệ với thiền định. Sống thiền hay sống đạo theo thiền tông hoàn toàn khác với nhập định. Định là tập trung tư tưởng vào một đối tượng để đưa tâm vào một trạng thái an nghỉ (appanà) gọi là “ngoại tức chỉ duyên, nội tâm tĩnh chỉ” (cắt đứt hoàn cảnh bên ngoài và bên trong tâm ngưng lắng).

Thường người ta gọi chung thiền gồm cả định và tuệ, nhưng thực ra Tuệ nghiêng về Quán còn định nghiêng về Chỉ. Trong Đạo Phật cả Chỉ lẫn Quán đều được dùng. Nhưng phần đông nói tới tu thiền là nói tới Chỉ (định) với những phương pháp tập trung tư tưởng làm cho tâm tĩnh chỉ, có khi rơi vào trạng thái không còn hay biết gì nữa, như vô tưởng định. Ngược lại, một số người khác đả kích thiền định, chủ trương thiền là “kiến tánh thành Phật” mà thôi. Còn khi nói tới Quán thì người ta lại hiểu theo nghĩa suy nghĩ về sự chết, về vô thường, về sự khổ, về vô ngã, về bất tịnh v.v...

Thấy sự lệch lạc đó, nhiều thiền sư kêu gọi Phật tử trở lại chỉ quán song tu, tức là tâm vừa sáng suốt vừa định tĩnh, trong đó chỉ là định tĩnh bất loạn, và quán là sáng suốt thấy biết như thật. Chỉ quán song tu cũng còn gọi là định tuệ song tu, theo nghĩa tâm vừa có yếu tố định (an tĩnh) vừa có yếu tố tuệ (sáng suốt), chứ không phải dành một thời gian để tu chỉ rồi một thời gian khác để tu quán như người ta thường làm.

Vì tâm thường dao động, căng thẳng và tiêu mòn sinh lực nên chúng ta cũng cần phải tu tập chỉ tịnh (định) để lấy lại thăng bằng,phục hồi nguyên khí, nhưng khi người ta đã biết cách định tuệ song tu thì hình như ít ai còn quan tâm đến thiền định nữa.Thực ra chánh định vẫn được Đức Phật khuyến khích vì nó có những lợi ích như:

- Chế ngự tâm tán loạn
-
Được định tĩnh nhất tâm
- Được hiện tại lạc trú
- Phát huy năng lực thắng trí
- Làm nền tảng cho trí tuệ

Tiếc rằng thiền định rất khó tu, cần theo đúng phương pháp và có thầy hướng dẫn, bằng không có khi không những không ổn định được tâm ý mà còn bị tẩu hỏa nhập ma nữa. Vì vậy có nhiều vị Thiền sư cấm hẳn đệ tử tu chỉ tịnh theo lối tọa thiền nhập định.

Một hôm, Chí Thành bạch với Lục Tổ Huệ Năng:

- Thầy con hằng chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi mãi không nằm .

Tổ nói:

- Trụ tâm quán tịnh là bệnh, chớ chẳng phải thiền, ngồi mãi thì bó buộc thân thể, không lợi ích chi, hãy nghe kệ:

Khi sống ngồi không nằm
Chết rồi nằm chẳng ngồi
Gốc thiệt đầu xương thối
Làm sao lập công tội !

Đoạn trên Tổ Huệ Năng chê ngồi trụ tâm là chưa phải đạo, Ngài còn gọi đó là bệnh vì nó làm ngưng trụ tâm, mất linh động và hoạt dụng của một tâm sáng suốt. Mặc dù định cũng có lợi ích nhưng nghiêng về định quá tâm dễ sinh thụ động, hôn trầm. Người tu tập tọa thiền thường rơi vào hai cực đoan nguy hiểm, một là không định được nên phải gia công tinh tấn nhiều, đưa đến tâm dao động, căng thẳng, mệt mỏi. Hai là đạt được định thì dính mắc vào trạng thái tĩnh chỉ, ngưng trụ, đưa đến tâm thụ động, hôn trầm, trì trệ. Đó là chưa kể những sai lầm khác rất dễ đưa đến điên loạn, mất quân bình nội tâm, và dễ bực mình với đời sống hàng ngày, với hoàn cảnh chung quanh nữa.

Thiền tuệ hay tuệ quán Vipassanà thực ra cũng chính là định tuệ song tu. Vì mặc dù không chuyên về định, thiền tuệ vẫn dùng đến yếu tố định, nhưng không tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất để đưa tới tĩnh chỉ (nhập định) mà là chú tâm, nghĩa là tâm định tĩnh vừa đủ để không bị phân tâm khi quán chiếu thực tại. Trong thiền tuệ, chánh niệm thuộc về định, còn tỉnh giác thuộc về tuệ. Cả hai không thể tách rời nhau được.

4) Tin Thầy và lệ thuộc vào Thầy là hai điều khác biệt. Có những người tin mù quáng, tôn sùng vị Thầy của mình triệt để và hoàn toàn bị lệ thuộc vào Thầy, như vậy chỉ có một phần lợi ích rất nhỏ. Đức Phật đã từng tuyên bố rằng Ngài là người chỉ đường còn mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi. Nếu con tin Thầy vì con thấy những gì Thầy dạy là đúng và khi thực hành những lời dạy ấy có đem lại lợi ích thiết thực thì không ai có thể tước đoạt niềm tin ấy của con. Cho dù một mai Thầy không còn nữa con vẫn không mất niềm tin và những gì con thực hành vẫn đem lại lợi ích cho con mãi mãi. Bổn phận của vị Thầy là giữ vững niềm tin nơi người đệ tử, và đồng thời không để người đệ tử lệ thuộc vào mình. Giữ vững niềm tin không có nghĩa là bắt đệ tử tin nơi mình, nhưng phải hướng dẫn đúng đắn để người đệ tử tin tưởng vào chính họ. Không để đệ tử lệ thuộc vào mình không có nghĩa là từ bỏ họ, mà giúp họ có thể tự đứng vững một mình.

Đã hiểu được những điều Thầy dạy, đã thực hành có kết quả những lời dạy ấy thì con còn sợ gì một mai không còn Thầy nữa. Con cứ yên tâm, chưa bao giờ Thầy bỏ rơi một người đệ tử và chẳng bao giờ Thầy bắt một người đệ tử lệ thuộc Thầy.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2018(Xem: 6079)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
07/06/2018(Xem: 5769)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
07/06/2018(Xem: 7023)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.
06/06/2018(Xem: 5843)
Quét Rác Vườn Tâm Quang Minh Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.
05/06/2018(Xem: 6747)
THÔNG BẠCH AN CƯ KIẾT HẠ TẠI NHƯ LAI THIỀN TỰ Từ 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 Tại NHƯ LAI THIỀN TỰ Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng - Ni và quý Đồng hương Phật tử. Trượng thừa ân đức Tam Bảo và vâng lời Tăng sai, năm nay NHƯ LAI THIỀN TỰ được ủy nhiệm của Giáo Hội V/v tổ chức An Cư Kiết Hạ 7 ngày từ 5 giờ chiều 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Bổn Tự số 3340 Central Ave, San Diego, CA 92105.
05/06/2018(Xem: 6822)
Thông Báo: Tham Dự Khoá Tu "Returning Home" 2018 Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ - Số lượng dự kiến: 150 bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Khoá Tu "Returning Home" sẽ được diễn ra ngày 17/06/2018 tại Như Lai Thiền Tự (San Diego - California - Hoa Kỳ) dành cho các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
05/06/2018(Xem: 8183)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
03/06/2018(Xem: 6662)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
03/06/2018(Xem: 5911)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
01/06/2018(Xem: 29708)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]