Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 10

25/12/201113:22(Xem: 12473)
Thư số 10
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 10]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Con đã trình bày khá rõ trình độ học Phật của con, có như thế Thầy mới dễ hướng dẫn con hơn.

Lúc đầu ai cũng thế, tin Phật một cách sai lạc, nhưng càng theo, càng hiểu rõ Phật hơn và dần dần điều chỉnh những quan niệm sai lầm của mình.

Từ nhỏ con đã hiểu Đạo Phật là ăn chay, thắp hương, niệm Phật, khấn vái, cầu xin, sám hối v.v... để được ban phước và xá tội.

Tín ngưỡng ấy mất dần tính chất thần quyền và chuyển thành những lý tưởng siêu nhiên theo lối siêu hình học. Rồi tính siêu hình cũng mất dần để nhường chỗ cho khuynh hướng triết học mà ở đây vai trò trọng yếu là luận lý. Sau đó luận lý phải nhường bước cho đời sống xã hội thực tế hơn và từ đó tính đạo đức xuất hiện.

Khi Đạo Phật được hiểu theo lối tu thânhay đạo làm ngườilà đã có tính đạo đức. Đạo Phật càng được hiểu thực tiễn chừng nào, càng đúng chừng đó. Tuy nhiên thực tế của người ngộ khác xa thực tế của kẻ mê.

Có một vị thiền sư khi ngộ đã tuyên bố: Lúc chưa tu ông thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông. Sau ông nhập đạo tu hành, ông thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Nhưng đến khi giác ngộ, ông lại thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.

Núi là núi, sông là sông thế mà khi mê không giống ngộ. Do vậy giá trị của Đạo Phật là ở chỗ chuyển mê khai ngộ chứ không phải ở tín lý, siêu lý, luận lý hay đức lý... như người ta thường hiểu.

Tín lý, luận lý, siêu lý, đức lý,... đều có trong Đạo Phật, nhưng đó chỉ là hình thức bề ngoài tùy theo căn cơ sai khác của con người. Cốt tử của Đạo Phật vẫn là giác ngộ.

Con thích đọc sách học làm người, lại nghiên cứu Đạo Phật để có thể có được một “bonne vie” như con nói, vậy là con thiên về đức lý. Nhưng như Thầy đã nói, đức lý là kết quả phụ tùy của người ngộ đạo và sống đạo chứ không phải là điều kiện tất yếu để giác ngộ giải thoát. Ví như người quán thông bệnh và thuốc có thể do vậy mà không bệnh, nhưng không phải ai không bệnh cũng thông hiểu bệnh và thuốc. Có khi ngược lại là khác. Cũng vậy, một người giác ngộ chân lý của sự sống có thể vì vậy mà có đạo đức, nhưng không phải ai có đạo đức cũng đều giác ngộ, có khi càng đạo đức càng ngã mạn, cố chấp và quá xa để giác ngộ.

Khi người ta nói: “Une bonne vie, voilà la vraie religion” thì ở đây religion chỉ là một tôn giáo bình thường hiểu theo nghĩa đức lý, chứ không hiểu theo nghĩa giác ngộ như Đạo Phật. Không dùng thuật ngữ religion để dịch Đạo Phật được. Tốt hơn dùng thuật ngữ Bouddhisme để dễ phân biệt hơn. Vì Bouddhisme bắt nguồn từ Phạn ngữ Bodhi, Buddhi... có nghĩa là giác ngộ. Rama Krishna, một giáo sư người Ấn nổi tiếng dạy Phật học tại các đại học phương Tây đã định nghĩa “Phật giáo là con đường sống” (Buddhism is the way of life). Định nghĩa như vậy rất đúng, nhưng dường như cũng có vẻ nghiêng về tính đạo đức hơn là tính giác ngộ.

Vì con hiểu Đạo Phật theo nghĩa đức lý do đó không khỏi đưa đến điều khổ tâm mà con trình bày: “Càng đọc sách hay, càng biết nhiều điều tốt, cách sống tốt v.v... con càng thấy khổ tâm khi thấy rằng con có nhiều tánh xấu quá. Biết điều đó là hay, là tốt mà con không làm được cho hay cho tốt, không khắc phục được những tánh xấu của mình, con đâm ra lo âu buồn phiền hơn”. Thật là quá đúng. Mâu thuẫn đó là điều tất nhiên. Nó không bao giờ có thể được giải quyết trừ phi con chuyển cái nhìn đức lý của con thành cái nhìn giác ngộ. Nghĩa là trước kia con để yếu tố đạo đức đóng vai chính, nay con hãy để cho yếu tố giác ngộ đóng vai chính và đưa đạo đức xuống vai trò thứ yếu là con có thể giải quyết được mâu thuẫn trên một cách dễ dàng ngay.

Nếu con có đọc Nho giáo thì đạo đức thuộc về mệnh và giác ngộ thuộc về thiên. Phải “thuận thiên lập mệnh” mới được. Thế mà các nhà nho đã quá đề cao khuôn khổ đạo đức nên Nho giáo càng ngày càng mất hẳn tính chất giác ngộ. Cùng lý tận tínhhay cách vật trí trilà thuật ngữ của nho giáo để chỉ sự giác ngộ.

Để Thầy ví dụ thực tế cho con dễ hiểu, dễ hành. Trước kia khi giận dữ con muốn trấn áp nó bằng đức trầm tĩnh hay hỷ xả (lý tưởng đạo đức), và con cố gắng để khắc phục, dồn nén cơn giận dữ. Con thấy không thành công, đó là lẽ dĩ nhiên. Một khuynh hướng nội tâm khi đã hiện hành bị dồn nén sẽ ở trong thế ẩn ức và chờ dịp trỗi dậy qua ngỏ ngách khác nguy hiểm hơn. Càng dồn nén, càng tạo mâu thuẫn nội tâm. Mâu thuẫn càng gia tăng càng đưa đến thần kinh căng thẳng và suy nhược, đó là kinh nghiệm của những người tu hành khắc kỷ theo lối đạo đức khuôn khổ.

Trong trường hợp này làm sao con chuyển yếu tố đạo đức qua giác ngộ? Trước hết con hãy để qua một bên ý định khắc phục giận dữ. Con hãy âm thầm lắng nghe cơn giận dữ đó xem nó phát sinh thế nào và bình thản theo dõi nó cho đến khi lắng dịu và biến mất. Thấy được cơn giận dữ từ khi nó phát sinh cho đến khi nó chấm dứt có nghĩa là tỉnh giác trước một sự kiện nội tâm và đó chính là tự giác như Đức Phật đã dạy. Càng lặng lẽ khách quan lắng nghe cơn giận dữ đó bao nhiêu càng giác ngộ nó rõ ràng bấy nhiêu. Chúa dạy trong Thánh Kinh: “Ta đến như kẻ trộm, phước thay cho kẻ nào ngày đêm tỉnh thức”cũng là ý đó. Khi con lắng nghe sự sinh, diệt của cơn giận dữ một cách chăm chú không xao lãng con sẽ hiểu được nó và thấy nó biến mất một cách vô cùng mau chóng. Lúc đó mặc dù con đang giận dữ con vẫn thanh tịnh trong hai thời: thanh tịnh lắng nghe cơn giận và thanh tịnh khi cơn giận biến mất.

Như vậy, dù con không cố gắng dồn nén, khắc phục cơn giận để được trầm tĩnh thế mà cơn giận dữ vẫn biến mất trong sự tỉnh giác của con. Nhưng điều quan trọng không phải là nó có biến mất hay không mà là con có lắng nghe được nó trọn vẹn hay không, con có giác ngộ được hành tướng sinh diệt của cơn giận dữ hay không. Cơn giận có thể tùy điều kiện phát sinh lại trong một dịp khác. Càng tốt, vì con có dịp giác ngộ nó rõ hơn. Một ngày kia con làm chủ được cơn giận dữ của con là vì con đã giác ngộ được nó hoàn toàn, đó là lý do tại sao Thầy nói với con giác ngộ là chính, còn đạo đức chỉ là yếu tố phụ tùy.

Tất cả những hành động, lời nói, ý nghĩ khác cũng vậy, hãy giác ngộ chúng thì chúng sẽ trở nên đạo đức chứ đừng bắt chúng phải đạo đức một cách miễn cưỡng mà tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh căng thẳng.

Sách dạy làm người, Nho giáo hiểu theo nghĩa luân lý khắc kỷ, đều là những khuôn khổ đạo đức nguy hiểm khiến con người bị nô lệ vào đạo đức giả tạo hơn là giúp con người có khả năng sáng tạo đạo đức. Luân lý bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tùy thời, tùy chỗ, tùy dân tộc tính v.v... chứ không bao giờ tuyệt đối. Chỉ có con người giác ngộ mới đích thực có đạo đức tự mạch nguồn nội tại. Phép lịch sự của Âu Mỹ không phải là nghi lễ của Đông phương. Rèn luyện ý chí nghị lực theo lối Tây phương có thể là mối nguy cho đời sống tự nhiên thanh thản của tinh thần Lão Trang. Vậy đâu là đạo làm người đích thực? đâu là “Une bonne vie” ?

Đạo Phật ra đời chỉ nhằm khai thị cho chúng sinh cách hóa giải những mâu thuẫn đức lý kia bằng con đường giác ngộ. Và đó chính là tính ưu việt của Đạo Phật giữa những tôn giáo, triết học ở đời.

Mong con lãnh hội được những điều Thầy muốn nói.

Thân ái chào con.
Thầy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2014(Xem: 10823)
Thế giới con người từ khi còn ăn lông ở lỗ cho đến ngày hôm nay đã trên 7 tỉ người đang sống và làm việc với nhiều hình thức cùng với tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm khác nhau. Loài người bị chiêu cảm bởi nhân quả tốt xấu mà thành ra có sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo về phương diện sống. Do đó, một số người dư dã còn số đông lại thiếu thốn. Chính vì vậy, nếu không có sự suy ngẫm, quán xét thì chúng ta khó mà cảm thông và san sẻ, giúp đỡ cho nhau.
16/04/2014(Xem: 8382)
Có một cậu bé trong một gia đình nghèo đông con, vì là anh cả nên ngoài giờ học cậu còn tranh thủ đi bán báo để phụ giúp gia đình. Sáng hôm đó đã gần 10 giờ mà cậu chưa có miếng gì trong bụng nên tay chân rã rời, tâm thần mệt mỏi. Tiền lời bán được không đủ để mua thức ăn cho mọi người trong nhà nên cậu không dám dùng số tiền đó để mua chút gì lót dạ.
16/04/2014(Xem: 10808)
Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.
16/04/2014(Xem: 13123)
Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, của cải vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ. Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực, siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng, vui chơi sa đọa.
16/04/2014(Xem: 7935)
Có một Phật tử thắc mắc việc uống rượu, ăn thịt là nên hay không nên, do đó đến hỏi một vị Thiền sư. Thiền sư trả lời: “Uống rượu, ăn thịt là "lộc" của mỗi người. Không uống rượu, ăn thịt là cái "phước" của mỗi người.” Vì chúng ta có phước mới được hưởng lộc, có phước mới được ăn sung mặc sướng, có phước mới sống thọ. Nếu chúng ta không có phước thì sao được hưởng lộc ăn thịt, uống rượu; sao có được đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
10/04/2014(Xem: 13830)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
06/04/2014(Xem: 19294)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
02/04/2014(Xem: 16687)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 10781)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
27/03/2014(Xem: 12240)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng (Vice Chancellor and President) Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]