Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 07

25/12/201113:22(Xem: 12223)
Thư số 07
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 7]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Đọc thư con Thầy rất xúc động. Con là người đệ tử ít được Thầy hướng dẫn nhất và bây giờ con lại ở rất xa, điều kiện thư từ thật khó khăn nên Thầy không làm gì được để chia sẻ những nỗi khổ đau của con.

“Con người”như William Faulkner đã nói “là tổng số những nỗi bất hạnh” mà mỗi người phải tự đương đầu một mình. Không ai có thể gánh vác cho ai bất cứ điều gì, vì ngay mỗi người còn chưa giải quyết được cho chính mình những bước thăng trầm mà mình phải đi qua trong cuộc đời đầy khó khăn phức tạp này. Đạo lý, tâm lý, quyền năng, sức mạnh v.v... đều vô nghĩa đối với những nỗi thống khổ của cuộc đời, của con, của Thầy và của tất cả chúng sinh. Thầy cũng là người với tất cả những nỗi bất hạnh rất người, cho nên giữa chúng ta, giữa con người, chỉ còn lại tình thương yêu, thông cảm và mở lòng chia sẻ với nhau những bước thăng trầm giữa cuộc phù sinh. Thầy gọi đó là tình người.

Con có những nỗi bận tâm băn khoăn lo tính cho bạn bè, cho những người thân yêu, và để giải quyết những vấn đề khó khăn cho những người liên hệ hay cho chính bản thân con thì con nghĩ rằng phải có kiến thức, phải biết đắn đo suy nghĩ, phải thừa tài năng, tiền của hay địa vị, nhưng con có biết không, mối bận tâm lo lắng ấy chỉ là bệnh, là bệnh trách nhiệm của thời đại! Hậu quả của nó là suy nhược, một điều không sao tránh khỏi.

Con ạ, lo âu, suy nghĩ, đắn đo, toan tính, v.v... không phải là tình người, không phải là lòng từ bi, bác ái, không đem lại hạnh phúc cho mình và người mà chỉ chồng chất thêm những nỗi bất hạnh trong cuộc đời vốn đã nhiều bất hạnh.

Thầy nói rằng chúng ta chỉ cần có tình người, nghĩa là có một tâm hồn cởi mở đủ để thương yêu, thông cảm, bao dung, tha thứ và chia vui sẻ buồn với người mà thôi, chứ không cần quá quan tâm lo toan giải quyết vấn đề cho kẻ khác. Mỗi người phải tự lo lấy vận mệnh của họ cũng như ta phải tự lo lấy đời sống của mình. Như vậy không phải là ích kỷ đâu. Ích kỷ thì làm sao có được một tấm lòng cởi mở, thương yêu. Và khi Thầy nói tự lo lấythì cũng không nghĩa là chỉ biết có mình mà thôi,vì tự lo lấy còn hàm nghĩa tự lực, tự cường hoặc độc lập, không bị lệ thuộc và hơn thế nữa tự giải thoát mình ra khỏi ích kỷ cá nhân.

Khi con lo tính cho bạn bè, quyến thuộc, những người thân yêu hay cho chính con cũng đều là ích kỷ cả. Vì sự toan tính đó sẽ chẳng bao giờ đưa con đến cởi mở, vị tha, thương yêu và thông cảm thực sự.

Khi nào tình thương yêu thông cảm thực sự hiện hữu, khi đó chỉ có sự tươi mát, dịu dàng, khinh an, thư thái chứ không bao giờ có căng thẳng và thở ra. Căng thẳng là triệu chứng của suy nhược và thở ra là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bao tử. Nhà thương Mỹ chỉ có thể chữa cho con những bệnh trạng chứ không thể chữa cho con nguyên nhân của bệnh. Nhưng chữa khỏi bệnh trạng này thì lại sinh ra bệnh trạng khác và rồi rốt cuộc cũng chẳng đi đến đâu nếu con không biết tự chữa lấy căn nguyên của bệnh, nghĩa là tự giải thoát ra khỏi những lo âu toan tính giữa cuộc đời huyễn hóa phù du.

Con ạ, Thầy không bi quan tiêu cực khi khuyên con nên sống giản dị, thanh thản và trong sáng với lòng mình, với cuộc đời, vì cho đến khi đó con mới thấy rằng mình có đầy sinh lực và nhiệt tình để có thể thực sự tích cực yêu thương và phục vụ con người.

Kiến thức, tài năng, tiền của, sắc đẹp có thể không cần thiết là bao cho tình yêu thương và phục vụ. Trái lại, có khi nó còn là trở ngại nữa. Con hãy tưởng tượng một người tầm thường nhất, một cô giúp việc không có tài năng, kiến thức, của cải, sắc đẹp và địa vị gì ráo, nhưng nếu cô ta chất phác, thật thà, trong lành, giản dị, giàu tình yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ thì mọi người sẽ chọn cô ta hơn là chọn một triết gia, có phải thế không? Không biết Thầy có cổ hủ không khi nhận xét rằng trí thức không bằng trong sáng, tài năng không bằng chân tình, tiền của không bằng thanh bạch, sắc đẹp không bằng hiền thục, lo tính không bằng sẵn lòngv.v... Những điều trước phải vất vả mới tạo được nhưng đôi khi không giải quyết được gì mà còn tai hại nữa. Trái lại những điều sau ai cũng sẵn có, chỉ cần biết khai thác là nó trở nên phong phú ngay.

Kiến thức, tài năng bao giờ cũng chỉ là những sở đắc phiến diện, tương đối và dễ lỗi thời. Nhưng trong sáng và cởi mở (sẵn sàng thông cảm, thương yêu, tha thứ và phục vụ...) thì lại là một kho tàng vô tận sẵn có nơi con. Trong sáng là cha đẻ của mọi kiến thức và sẵn sàng là mẹ sinh của tất cả tài năng, đức hạnh. Vì vậy con không nên chạy theo những gì phù phiếm mà bỏ quên căn cội mạch nguồn.

Con ạ, theo Thầy thì trong một xã hội càng phức tạp bao nhiêu ta lại càng phải giản dị trong sáng bấy nhiêu mới có thể ứng phó kịp thời những thế sự đa đoan. Đừng trù bị cho mình quá nhiều để rồi chỉ thêm luống cuống trước những biến chuyển khó lường của cuộc sống vô thường ảo hóa. Cũng như một người sống quá tiện nghi sẽ không còn khả năng thích ứng với những biến đổi thiên nhiên nữa. Hoặc như một người đánh vợt chuẩn bị quá kỹ để không còn đỡ kịp những cú bất ngờ không sao liệu trước.

Thế rồi một người với đầy đủ khả năng, kiến thức cuối cùng thật sự chẳng làm nên việc gì cho đời và hy vọng bảo anh ta rằng: “Hãy tiếp tục! Hãy tiếp tục! Rồi anh ta đi đến nấm mồ”,đó là lời nói nổi danh của Mác de Maintenon.

Con thương mến,

Thầy viết những dòng trên chỉ với tình thương của một vị Thầy đối với người đệ tử, muốn sẻ san với con những khó khăn trong cuộc đời. Thầy không phê phán chỉ trích con đâu, Thầy trình bày thẳng thắn như vậy vì nghĩ rằng không nên an ủi suông để vui lòng con trong chốc lát mà phải làm sao cho đệ tử hiểu được sự thật của những nỗi khó khăn và thay đổi tận nguồn những nỗi khó khăn ấy. Miễn sao con được an vui hạnh phúc là Thầy mãn nguyện.

Cầu cho con luôn trong sáng, hồn nhiên và trầm tĩnh giữa cuộc đời biến đổi thăng trầm.

Thầy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2018(Xem: 6888)
Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
29/05/2018(Xem: 5220)
Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…
28/05/2018(Xem: 14544)
Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1
23/05/2018(Xem: 18897)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
22/05/2018(Xem: 8749)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7498)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 5943)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
16/05/2018(Xem: 9711)
Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận: - Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?
15/05/2018(Xem: 5985)
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn HSPT Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỳ niệm tuyệt vời nhân mùa Phật Đàn mà những tường mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại.
15/05/2018(Xem: 5650)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]