Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Năng lực của bi mẫn

15/04/201212:18(Xem: 8062)
12. Năng lực của bi mẫn
NĂNG LỰC CỦA BI MẪN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Bi mẫn là mộttâm có hương vị duy nhất
của lòng thương mếnđến tất cả chúng sinh.
Từ lòng bi mẫn tấtcả mọi mục tiêu được đạt đến.
-LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu.

Dalailama-nanglucbimanCùng với từái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiềusâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nỗi khổ đau của người khác màkhông hành động để giải thoát. Khi bi mẫnđược lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắngvì lợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cảnếu ta phải làm việc ấy đơn độc. Đây làsự phục vụ không thành kiến đối với tất cả chúng sinh, bất chấp vị thế của họlà gì. Trong việc làm sáng tỏ chí nguyệnnày, chúng ta thấy rằng bằng việc đạt đến giác ngộ của chính mình, cuối cùngchúng ta sẽ có thể hoàn thành hy vọng của mọi người trong chu vi mở rộng củalòng từ ái của chúng ta, "tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm để đạtđến giác ngộ vì lợi ích của họ," chúng ta quyết định như thế. Bi mẫn là viên đá nền tảng của khuynh hướng vịtha để đạt đến sự giác ngộ vô thượng nhằm để hỗ trợ tất cả chúng sinh.

Đạibi là gốc rễ của hành động vị tha đối tượng kinh ngạc của thế giới: không có cộinguồn nào lớn hơn cho việc cứu giúp và hạnh phúc [hơn là đại bi]. Cho đếnkhi mà chúng ta có lòng bi mẫn, chúng ta sẽ tự do khỏi những sự băn khoăn sâuthẩm nhất. Khả năng để cống hiến chính mình đến lợi ích củangười khác mang lại, bằng trái lại thì không đạt được, sức mạnh và tiềm năngcho sự thánh thiện. Phát sinh lòng đạibi, và chúng ta trở thành một người thân hữu của tất cả chúng sinh, lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh vị tha khác và là đứacon yêu mến của đấng giác ngộ.

BI MẪN NHƯ HẠTGIỐNG, NƯỚC, VÀ THU HOẠCH

Bi mẫn tự nó đượcthấy là
Hạt giống của sựthu hoạch phong nhiêu, nước để tăng trưởng,
Và thể trạngchín muồi của sự thụ hưởng lâu dài.
Do vậy, vào lúcbắt đầu tôi nguyện cầu bi mẫn.
-NGUYỆT XỨNG

Bimẫn là thiết yếu trong giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, và giai đoạn kếtthúc của sự thực tập tâm linh. Nó giốngnhư hạt giống của giác ngộ. Chúng ta cầnnước, đất, và phân bón để canh tác mùa màng - cho dù đấy là lúa gạo, lúa mạch,lúa mì, hay bắp. Một hạt lúa chỉ có thểphục vụ như nguyên nhân của cây lúa và không thể lớn lên thành cây lúa mạch, vậythì đấy là nguyên nhân phi thường của lúa gạo. Tương tự thế, một động cơ bi mẫn là nguyên nhân phi thường của sự giácngộ vô thượng, và vì thế nó trở thành nền tảng của việc thực hành tâm linh, giốngnhư một hạt giống. Đấy là sự bắt đầu.

Đếnnhững giai đoạn giữa, khi đặt khuynh hướng vị tha vào trong sự thực tập, chúngta khám phá ra rằng thật không dễ dàng để giúp ngay cả một chúng sinh vượt thắnghình thức biểu hiện của ngay cả một loại rắc rối, không đề cập đến việc chiếnthắng khuynh hướng tiềm tàng trong tâm. Sự cải thiện như vậy đòi hỏi nỗ lực liên tục. Chúng ta có thể trở nên mệt mỏi và nhụt chí,nhưng nếu chúng ta tiếp tục phát triển bi mẫn, chúng ta sẽ không đánh mất sự cốnghiến vị tha mà chúng ta đã phát sinh trước đây. Nếu chúng ta duy trì lòng bi mẫn mạnh mẽ khi chúng ta chạm trán với nhữnghoàn cảnh khó khăn, chí nguyện của chúng ta sẽ tăng trường một cách tựnhiên. Đây là tầm quan trọng của bi mẫntrong những giai đoạn giữa: nó như nước nuôi dưỡng những phẩm chất tâm linh mànó nhằm để nuôi dưỡng những người khác đối với giác ngộ.

Sựgiác ngộ tròn vẹn có nghĩa là chúng ta ở trong sự hiện diện tương tục của đạibi, do vậy chúng ta sẽ không duy trì trong sự hòa bình đơn độc mà sẽ luôn luôndấn thân một cách trọn vẹn vì lợi ích của những người khác. Giống như thể trạng chín muồi của sự thu hoạchđược thụ hưởng bởi vô số, đây là tầmquan trọng của đại bi lúc kết thúc.

Quantâm cho người khác là một ý chí đảm đương gánh nặng để giúp đỡ họ đạt đến hạnhphúc của chính họ. Một sự gánh vác can đảm,vô song, vị tha như vậy của gánh nặng này cuối cùng đưa đến sự ngưỡng mộ nhữngtrình độ phát triển tâm linh nhằm đề phục vụ một cách hiệu quả hơn.

ỞLhasa, khi trao truyền giáo huấn từ ái và bi mẫn đến giới trẻ của tôi, tôi đãphải xúc động từ sâu thẩm bên trong. Saulần đầu tiên đến Dharamsala, Ấn Độ như một người tị nạn, tôi đã điều khiển mộtlễ khai tâm, và tôi đã lau nước mắt khi đọc lại thi kệ của Nguyệt Xứng(Chandrakirti - ở trang trước). Mặc dùtôi đã xúc động một cách sâu xa qua việc quán chiếu những phẩm chất diệu kỳ củavị tha, nhưng chúng dường như điều gì đấy xa vời, khó khăn cho tôi để đạt được. Khoảng năm 1969, sau khi đạt được tuệ giác nộiquán vào trong việc làm thế nào chúng ta cường điệu chính mình vào trong việcbiểu hiện như một đạo sư và những thứ phóng đại vào trong những đối tượng dướisự kiểm soát của chúng ta như thế nào, tôi thấy rằng giải thoát thật sự là cóthể đạt được bởi vì si mê đã làm nên những sự thổi phồng như thế đơn giản làsai lầm, và có một năng lực đối kháng - kiến thức và tuệ trí vững chắc - có thểloại trừ nó.

Biếtrằng giác ngộ là có thể đạt được, và sau khi thực hành Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Táttrong những năm cuối của lứa tuổi bamươi, tôi đã đạt được đủ kinh nghiệm, cảm nhận của tôi về từ ái và bi mẫn chânthật ở tại một khoảng cách đã được thay đổi, và tôi đã phát triển một niềm tinđấy là tôi có thể phát triển lòng vị tha thật sự. Kể từ lúc ấy tôi đã thực hiện một tiến trìnhnào đó đối với mục tiêu ấy.

Hãyđể tôi nói với quý vị một câu chuyện vui về những dòng nước mắt này. Một người nọ tham dự buổi lễ và không hiểu tốithiểu tại sao tôi khóc đã đi đến gặp vịgiáo thọ của tôi, Trijang Rinpoche, trong ngày kế tiếp. Ông cho hay rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cực kỳđau buồn trong buổi lễ đến nổi ngài đã khóc.Trijang Rinpoche hỏi ông ta: "Tại sao ngài khóc?" Ông nói, "Ngài đã thất vọng bởi vì ngàichỉ có một cơ hội ở Tây Tạng để ban bố lễ quán đảnh này." Trijang đã ngạc nhiên với sai lầm của người ấy. "Không chỉ ông sai lầm rằng Đức ThánhThiện đã ban lễ quán đảnh này chỉ một lần ở Tây Tạng, nhưng ngài sẽ không baogiờ thất vọng đối với một việc như vậy." Tôi đã cười và cười khi tôi nghe câu chuyện ấy.

MỞ RỘNG VÒNGXOAY CỦA MỐI QUAN TÂM NÀY NHƯ THẾ NÀO

Đốivới ai chúng ta trau dồi lòng bi mẫn?Câu trả lời là, Mỗi một chúng sinh, bởi vì mỗi người phiền não với mộthình thức đau khổ nào đó. Trong nhữngthiền quán trước đây, chúng ta đã phát triển một sự mật thiết với những người khác. Đầu tiên chúng ta nhận ra rằng chúng ta và người ta bỉnh đẳng trong việcmuốn hạnh phúc và không muốn khổ đau; thứ đến chúng ta đã học rằng trải qua sựtương tục của những kiếp sống mọi người đã từng là người thân nhất của chúngta, cho chúng ta sự giúp đỡ một cách hoan hỉ; cuối cùng chúng ta đã thấy rằngchính bản chất của xã hội mà người khác cung ứng những thứ phục vụ cần thiết đãhỗ trợ chúng ta, cho dù có chủ ý hay không. Nếu chúng ta không có nhận thứcthấu cảm này, thế thì khi chúng ta cố gắng thấu hiểu nỗi khổ của một ngườikhác qua sự thống khổ của chính mình, chúng ta thậm chí có thể cảm thấy vui sướngtrong nỗi khổ đau của kẻ thù.

Vàithế kỷ trước, một tu sĩ đã vui mừng khi nghe rằng một vị tu sĩ khác, người màông không thích đã kết hôn, trong việc vi phạm những thệ nguyện của một tusĩ. Vị tu sĩ vui mừng pha trà, mời một sốbè bạn của ông, và nói với họ, "Tôi có một việc tốt đẹp nói với quý vị. Người ta nói rằng vị tu sĩ ấy đã có vợ." Khi vị lạt ma của vị tu sĩ kháo chuyện ấy biếtviệc gì đã xảy ra, ông nói, "Vị kháo chuyện này đã tích tập nhiều nghiệpxấuhơn bằng việc thích thú rằng một vị tu sĩ khác đã đánh mất thệ nguyện của mìnhhơn là vị tu sĩ ấy tự làm." NhưTông Khách Ba nói,

Trênthế giới, khi khổ đau được thấy trong một kẻ thù, không chỉ nó là không thể chịunổi, mà chúng ta lại vui mừng với nó.Khi một người không từng giúp đỡ cũng không làm hại chúng ta được thấylà khổ đau, trong hầu hết mọi trường hợp chúng ta sẽ không chú ý đến người ấy. Những sự phản ứng này là qua việc không có mộtcảm nhận tình cảm với sự quan tâm đến những người này.

Tuynhiên, khi chúng ta thấy một người thân khổ đau, thì việc đó là không chịu nổi,và mức độ không thể chịu nổi ấy lớn như tình cảm của chúng ta với người ấy. Do thế, đấy là tầm quan trọng thiết yếu đểphát sinh một cảm nhận yêu mến và tình cảmmạnh mẽ đối với chúng sinh.

Bấtchấp họ là giàu hay nghèo, mạnh khỏe hay ốm đau, già hay trẻ, điều cốt yếu phảicó một cảm giác không thay đổi về sự yêumến với người khác và sự đau khổ liên tục của họ.

Thậtdễ dàng hơn để phát sinh lòng bi mẫn trong khi quán tưởng về một người chúngsinh rất nghèo khổ, nhưng chúng ta cũng cần phản chiếu trên những người dườngnhư hoàn toàn không khổ đau nhưng người nào thật sự hành động trong những cáchnhư vậy cuối cùng sẽ mang đến những biểu hiện khổ đau. Mở rộng sự quán chiếu và bi mẫn này đến nhữngngười đã từng làm nhưng việc như vậy trong quá khứ, việc tích tập những xu hướngnghiệp chướng tiêu cực. Mặc dù những tác động nghiệp chướng của họ không bịtrải nghiệm trong hiện tại, những ngườiđang thành đạt này đã chất chứa những nguyên nhân của khổ đau tương lai chắc chắngiống như một khối u ung thư không đau đớn nằm trong thân thể. Mở rộng đề mục thiền quán này một lần nữa bằngviệc phản chiếu trên những chúng sinh sai lầm trong bản chất nội tại với nhữnggì chỉ là niềm vui sướng nông cạn và phải chịu sự đau khổ của thay đổi (hoại khổ).Cuối cùng phản chiếu trên vấn đề tất cả chúng sinh phải chịu sự quay cuồngcủa khổ đau lan tỏa cùng khắp (hành khổ) như thế nào -- quyện kết trong một tiếntrình của những điều kiện vượt khỏi tầm kiểm soát của họ

NHỮNG BƯỚC THIỀNQUÁN

Vìdễ dàng hơn để phát sinh bi mẫn đối với những người thân, hãy bắt đầu với mộtngười thân nhất.

1- Đưa đến tâm mộtngười thân có một nỗi đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nỗi khổ như vậy. Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổđau và những nguyên nhân của đau khổ!

Phântích những cách mà người này đau khổ cho đến khi chúng ta có một cảm nhận mạnhmẽ về việc sung sướng diệu kỳ như thế nào nếu người ấy có thể tự do khỏi tất cảcác loại đau khổ. Khi cảm nhận suy giảm,hãy nghĩ nhiều hơn về việc con người đau khổ như thế nào, và khi điều này phátsinh một sự thương xót mạnh mẽ và một nguyện ước cho sự giải thoát của người ấy,duy trì với điều này mà không phân tích. Điều này được gọi là sự luân chuyểngiữa thiền phân tích (quán) và thiền ổn định (chỉ). Tiến hành hai thứ thiền này tới và lui, thayđổi vì thế cường độ của cảm nhận duy trìmạnh mẽ. Cuối cùng, hai loại thiền tập sẽhỗ trợ lẫn nhau và làm sâu sắc mỗi thứ hơn mà chúng ta không cần phải luân chuyểngiữa hai thứ nữa.

2- Quán tưởng trước mặt ta một ngườithân, người mặc dù không bị nỗi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổtrong tương lai qua những hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của nhữngloại mà tất cả chúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ. Hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nỗi khổ như vậy. Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổđau và những nguyên nhân của đau khổ!

Thayđổi giữa thiền phân tích và thiền ổn định.

3- Từ từ mở rộng đề mục thiền quán này đến từng ngườimột, đầu tiên với nhiều người thân hữu hơn, rồi thì với những người trung tính,và cuối cùng với những người thù oán, sau chót bao gồm tất cả chúng sinh khắphư không.

Mởrộng phạm vi của thiền quán vì thể chúng ta không bị giới hạn để nguyện ước điềuấy chỉ cho một ít người được thoát khỏi khổ đau hay tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi những loại khổ đau nào đấy màthôi. Sự nguyện ước cho lợi ích của ngườikhác không cục bộ và không bị thành kiến - đấy là một nguyện ước chân thành màmỗi một chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả mọi loại khổ đau và nguyên nhâncủa nó.

Bằngviệc trau dồi lòng bi mẫn đầu tiên cho những người thân, rồi đến những ngườitrung tính, và cuối cùng đến những người thù oán, chúng ta cuối cùng nắm giữ mộtđiều là sự cảm nhận bi mẫn một cách mạnh mẽ cho chúng sinh trong phổ quát. Tuy nhiên, nếu khởi đầu, chúng ta thiền quántrên chúng sinh một cách tổng quát mà không tập trung một cách tha thiết đến nhữngcá nhân, chúng ta có thể có cảm tưởng là có lòng bi mẫn cho tất cảchúng sinh, nhưng khi một hoàn cảnh trái ngang chẳng hạn như bị cản trở trongđiều gì đó chúng ta muốn mà chẳng may sinh khởi, thì chúng ta sẽ biểu lộ hoàn toàn ngược lại.

THIỀN TẬP HỖ TRỢ

Thậthữu ích để tưởng tượng một con vật bất lực - một chúng sinh với khả năng rất giớihạn không ai bảo vệ - một tình trạng túng quẫn.Hãy tưởng tượng một tạo vật trước mặt chúng ta và hãy lưu tâm đến vấn đề,sẽ ra sao nếu thay đổi vị trí [giữa ta và tạo vật bất lực ấy]. Hãy nghĩ:

Nếu tôi ở trongvị trí của con vật khốn khó này, tôi có thể chịu nổi hay không?

Hãycố gắng để cảm nhận những chúng sinh đang cảm nhận ra sao. Loại thiền quán tưởng tượng này là rất hữuích cho việc bồi bổ lòng bi mẫn.

TĂNG CƯỜNG BI MẪN

Khichúng ta đã làm một tiến trình nào đó, hãy làm mạnh năng lực của bi mẫn bằng việcdi chuyển từ "Nếu người này có thể được tự do khỏi đau khổ và những nguyênnhân của đau khổ mà thôi!" đến "Nguyện cho người này được tự do khỏiđau khổ và những nguyên nhân của đau khổ!"

1- Đem đến tâm mộtngười thân đang đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nỗi khổ như vậy. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đauvà những nguyên nhân của đau khổ!

Thayđổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặcdù không bị nỗi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai quanhững hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cảchúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ. Hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đauvà những nguyên nhân của đau khổ!

Thayđổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

3- Chậm rãi mởrộng đề mục quán chiếu này đến từng người một, đầu tiên đến nhiều người thânhơn, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng đến những người thù oán, và sau chót bao gồm cả tất cả chúng sinhkhắp hư không.

Khi chúng ta cảmthấy hoàn toàn tác động với nguyện ước cao thượng này rồi, di chuyển đến trìnhđộ mạnh mẽ nhất của bi mẫn, là quyết định: "Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân của khổđau!"

1- Đem đến tâm mộtngười thân đang đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ vànguyên nhân của khổ đau!

Thayđổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặcdù không bị nỗi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai quanhững hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cảchúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ. Hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nỗi khổ như vậy. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ vànguyên nhân của khổ đau!

Thay đổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền địnhchỉ.

3- Chậm rãi mở rộng đề mục quán chiếu này đến từngngười một, đầu tiên đến nhiều người thân hơn, rồi đến những người trung tính,và cuối cùng đến những người thù oán, vàsau chót bao gồm cả tất cả chúng sinh khắp hư không.

Quatiến trình này, bi mẫn chân thật sẽ tiến triển. Đây không phải là lòng thương xót thông thường lẫn lộn với luyến ái haydính mắc, là chỗ mà khi điều gì đó chỉ nho nhỏ mà không vừa ý, chúng ta lập tứcnổi giận. Lòng bi mẫn thật sự là một sựtỉnh thức rằng tất cả chúng sinh phải được thoát khỏi khổ đau.

ĐỐI PHÓ VỚI SÂNGIẬN NHƯ THẾ NÀO

Khinhững người khác cáu kỉnh và hiểm độc với chúng ta, thật khó khăn để duy trìlòng bi mẫn. Sân giận cần được kiểmsoát, nhưng không che giấu được với chúng ta. Hãy nhận ra phản ứng của chúng ta: đừng phủ nhận chúng. Nếu chúng ta làm thế, lòng bi mẫn của chúngta sẽ là giả dối.

Cóhai loại cảm xúc. Một loại cần được bàytỏ, nói đến. Thí dụ, chán nản chẳng hạn. Có thể người nào thân cận vớichúng ta chết,và chúng ta thương tiếc một cách âm thầm. Nên thay vì che giấu cảm xúc, chúng ta bày tỏ một cách công khai, năng lựcáp đảo của nỗi buồn sẽ bị yếu bớt đi. Loạicảm xúc khác, kể cả sân giận, luyến ái mạnh mẽ, và tham dục mạnh bạo: không cósự chấm dứt tự nhiên cho những thứ này. Thí dụ, nếu sân giận được biểu lộ, ngày mai có thể hơn nữa; trái lại nếuchúng ta giảm thiểu tối đa sự sân giận của chúng ta, nó sẽ bị yếu dần. Chúng ta có thể thấy điều này qua kinh nghiệm của chính chúng ta. Ban cho sự sân giận của chúng ta lời nói vàhành động giống như cho một đứa bé một đống rơm và một hộp diêm quẹt. Một khi châm ngòi, sân giận sẽ phơi bày trànngập trong không khí và có thể nổi cơn thịnh nộ không thể kiểm soát. Sựlựa chọn duy nhất là kềm chế sân giận, vàphương pháp để làm điều này là suy nghĩ. Giá trị của sân giận là gì? Giátrị của bao dung và bi mẫn là gì?

Nhữngai không xem các cảm xúc phiền não như sân giận là bất lợi bị khổ sở đối với một rắc rối và nổi cơn tức giận, họ cảm thấy họlà đúng đắn toàn hảo, ngay cả họ không buồn có một chút quan tâm nào đến việcngười khác nhìn họ như thế nào hay không.Vì họ xem việc nổi giận là bình thường, họ không nổ lực để giảm thiểusân giận. Trái lại, những ai xem các cảmxúc phiền não là tiêu cực và tai hại không tự động chấp nhận sân giận. Đôi khi sân giận có thể thắng thế và khống chếhọ, nhưng sâu thẩm bên trong họ vui khi tiếp nhận nó - có một sự miễn cưởng đó. Ngay cả nếu họ không thực hiện những sự đốiphó đầy đủ, sự miễn cưởng bên trong của họ về việc nổi giận sẽ làm một sự khácbiệt lớn lao về lâu về dài. Vì thế, điềuquan trọng là phản chiếu trên những bất lợi của sân giận.

Hãysử dụng ý thức trung thực thông thường của chúng ta. Sân giận có ích lợi không? Nếu chúng ta nổi giận đối với ai đó, kết quảlà không tốt cho ta và cũng không tốt gì cho người. Không có gì hữu íchtừ đấy. Kết cục, sân giận không làm tổn hại ngườikhác mà lại tai hại cho ta. Khi chúng ta sân giận, thức ăn ngon không có mùi vị gì. Khi chúng ta nổi giận, ngay cả bộ mặt của ngườiphối ngẫu, con cái, hay bè bạn cũng tức tối, không phải bời vì khuôn mặtcủa họthay đổi mà bởi vì điều gì đó sai lạc trong thái độ của chúng ta. Khi một sự kiện bất hạnh xảy ra, chúng ta cóthể đối diện và đối phó một cách hiệu quả hơn khi không có sân giận. Sân giận hầu như vô dụng. Có lẽ một lời lẽ thô ác đôi khi cần thiết làmcho một người nào đó lánh xa một hành vi ngu ngốc, trong một phạm vi mà sân giậncó thể sinh khởi, nhưng sự sân giận như thế không nên là động cơchính, nhưng từ ái và bi mẫn mới nên là[mục tiêu chính từ trong thâm tâm]. Nhữnghành vi phát sinh đơn thuần từ sân giận hoàn toàn không lợi ích gì cả, nhận rađiều này có thể phục vụ để làm mạnh sự quyết tâm của chúng ta để chống lạichúng.

Thậtkhông dễ dàng để có một sự quan hệ trắc ẩn mạnh mẽ với mỗi một chúng sinh, vìthế không nên nhụt chí nếu một thái độ thành kiến làm cản trở sự thiền quán củachúng ta. Chúng ta cần một lòng can đảmcủa một nỗ lực không dao động suốt cả cuộc đời của chúng ta và cho nhiều kiếp sốngsắp đến. Một sự chuyển hóa thậm thâm nhưvậy không thể xảy ra chỉ qua đêm, hay trong một tuần, hay trong một tháng, hay ngay cả trong một năm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dần thấy sự thay đổitrong những phản ứng của chúng ta đến những con người và thế giới. Khi những phản ứng cũ tái diễn, đừng nghĩ điềunày biểu hiện sự thất bại trong thiền tập của chúng ta; đúng hơn hãy lấy nhữngsự kiện thế ấy như những thúc đẩy kích thích chúng ta thiền tập nhiều hơn nữa.

QUÁN TƯỞNG HỖ TRỢ: CHO VÀ NHẬN

Khichúng ta thấy chúng sinh trăn trở vì khổ đau, điều trung thực là biết rằng nhữngkhổ đau của họ là qua các nghiệp chướng của chính họ, và do thế chúng ta bị hạnchế trong vấn đề chúng ta có thể hỗ trợ họ bao nhiêu một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự nguyện và nhiệttình - từ trong chiều sâu thẳm của trái tim - thực hiện những nguyện ước vàquán tưởng với sau đây với một năng lực to lớn của ý chí:

Conngười này đang đau khổ vô cùng tệ hại và mặc dù muốn đạt được hạnh phúc cùnglàm nguôi bớt khổ đau, nhưng không biết từ bỏ đức tính xấu và tiếp nhận đạo đứctốt. Nguyện cầu khổ đau của người nàycũng như tất cả nguyên nhân của chúng chín muồi trong tôi.

Điềunày được gọi là sự thực hành tiếp nhận khổ đau của người khác trong việc sử dụngkhícụ bi mẫn.

Một cách tương ứng, từ trong chiều sâucủa trái tim chúng ta có thể nguyện ước và quán tưởng rằng chúng ta ban cho ngườikhổ đau hạnh phúc của chúng ta.

Tôi sẽ ban chonhững chúng sinh này mà không một chút do dự hay hối hận bất cứ phước đức nàomà tôi đã tích tập trong hình thức của nghiệp lành, là điều thuận lợi cho họ.

Điều này được gọi là sự thực hành bốthí sự hạnh phúc của chính ta trong việc sử dụng khí cụ từ ái.

Mặcdù sự quán tưởng tinh thần như vậy không thật sự mang đến những kết quả này, nóthật sự sẽ gia tăng quyết tâm và năng lực ý chí, trong khi tạo nên một khôngkhí hòa bình. Những sự thực tập này đượctiến hành trong sự kết hợp với hơi thở ra và hơi thở vào - thở vào khổ đau củangười khác và thở ra niềm hạnh phúc của chính ta vào trong đời sống của họ.

QUÁN TƯỞNG HỖ TRỢ: SỬ DỤNG NỖI BẤTHẠNH

Tươngtự thế, khi chúng ta bệnh hoạn hay đau khổ vì một sự kiện bất hạnh, hãy tưởngtượng:

Nguyện cho cơn bệnh hay sự bất hạnh này phụcvụ như một sự thay thế cho nỗi khổ đau của tất cả chúng sinh.

Điềunày sẽ giữ sự đau khổ của chúng ta khỏi trở nên tệ hại hơn qua việc phiền não vềnó, và nó sẽ làm nổi bật lòng can đảm của chúng ta. Cũng hữu ích để nghĩ:

Nguyện cho nỗi khổ mà tôi đang chịu đựnghiện nay thể hiện như một chức năng của sự chín muồi, biểu hiện, và kết thúcnhiều nghiệp không lành mà tôi đã tích tập.

Trongkinh nghiệm giới hạn của tôi, những sựthực tập này thật sự là những cội nguồn của sức mạnh nội tại và sẽ giữ một nụmỉm cười trên khuôn mặt của chúng ta. Lolắng sẽ không ích gì, có phải không?

Mớigần đây, có một vụ động đất khá mạnh ở Dharamsala trong khi tôi đang thiền tậphàng ngày về trau dồi từ ái và bi mẫn. Mặcdù động đất là sự đe dọa đời sống một cách mạnh mẽ, tôi không sợ hãi chút nào,điều này phải là qua việc đang trong lúc quán chiếu đến nhu cầu của những ngườikhác. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng chỉkhoảng vài tuần trước đây, trong khiđang bay vài giờ qua một đám không khí nhiễu loạn giữa Bombay và Nam Phi. Tôi chú ý rằng những lòng bàn tay của tôi đã ướt đẫm mồ hôi. Vì thế tôi đã phản chiếu trên kiến thức củatôi là nếu nghiệp chướng của tôi dành cho là tôi phải chết, thế thì đơn giản làtôi phải chết, và nếu không, sáng mai tôi sẽ ở Nam Phi. Tôi cảm thấy khá hơn. Điều khác biệt là trong nhận thức củatôi. Nếu có thể làm điều gì đấy về vấn nạnấy, chúng ta hãy tiến hành; nếu không thể, lo lắng là vô ích.

Theokinh điển Phật Giáo Tây Tạng về vấn đề rèn luyện lòng vị tha, khi chúng ta hạnhphúc, đừng quá hưng phấn về điều ấy, mà hãy cống hiến lợi ích đến tất cả chúngsinh nghiệp lành thu hoạch hạnh phúc, và khi chúng ta đau khổ, hãy tự nhận vàotất cả khổ đau của chúng sinh. Chúng tathường lên và xuống trong tâm ý, nhưng trong cách này chúng ta có thể duy trìlòng can đảm nội tại, không cho phép nỗi bất hạnh quấy nhiễu sự tĩnh lặng củatâm - không quá vui mừng, cũng không quá buồn đau, hãy ổn định.

KHI NGƯỜI KHÁC CỐGẮNG LỢI DỤNG CHÚNG TA

Cóthể là ngay cả nếu chúng ta vẫn là một người khiêm tốn, trung thực, và toạinguyện, một số người bạn, hàng xóm, đồng nghiệp, hay địch thủ của chúng ta sẽ lợidụng chúng ta. Đơn giản cho phép điềunày là vô lý. Dưới những hoàn cảnh nhưthế, đầu tiên chúng ta phải thấu hiểu rằng người kia cũng là một con người vàcũng có quyền để hạnh phúc. Với sự tôntrọng và bi mẫn đối với người ấy, chúng ta có thể hành động phù hợp với hoàn cảnhngười ấy đã tạo nên. Điều này có nghĩalà việc đáp ứng một cách mạnh mẽ nếu cần thiết, nhưng không bao giờ đánh mất nhậnthức bi mẫn. Trong thực tế, bi mẫn làphương cách duy nhất để đối phó với một rắc rối như vậy, vì sân giận và cáu kỉnh sẽ chỉ trở ngại hiệu quả của hành độngvà làm mọi thứ phức tạp hơn. Đầu tiên,thật khó duy trì bi mẫn đối với ai đấy đang đe dọa hay làm tổn hại, nhưng nếuchúng ta cố gắng liên tục, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp để phản ứng một cáchmạnh mẽ tối đa đối với hoàn cảnh đòi hỏi nhưng không đánh mất thái độ từ ái.

Giốngnhư mối quan hệ giữa một bậc cha mẹ ân cần và con cái. Đôi khi đứa con ngu si và ngổ ngáo, và nhằm đểchấm dứt thái độ ấy, người cha hoặc người mẹ hành động - tương ứng với nhữnghoàn cảnh ấy - với lời lẽ nghiêm khắc hay ngay cả thô tháo, có thể thậm chí trừngphạt đứa trẻ, nhưng không đánh mất lòng thương mến. Đó là cung cách để đối phó với vấn nạn.


Nguyêntác: Thefifth step: The Power of Compassion
ẨnTâm Lộ ngày 17-3-2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2014(Xem: 16343)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
09/11/2014(Xem: 9935)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8057)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17045)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7138)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6370)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6836)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 7965)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7716)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7154)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]