Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Từ ái: Căn bản của nhân quyền

15/04/201212:18(Xem: 8227)
10. Từ ái: Căn bản của nhân quyền
TỪ ÁI: CĂN BẢN CỦA NHÂN QUYỀN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Biết sự tương ứng
về hành động và kết quả của chúng.
Trong thực tế hãy luôn luôn giúp đỡ chúng sinh,
Giống như giúp
đỡ chính mình.
- LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu

HHDL-by-rgmsChínhlà con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành mộtcách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng tamuốn theo đuổi hạnh phúc và lẩn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cãi gìhơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mongước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau,thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thânvà người khác? Có một sự khác biệt lớnlao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinhkhác là vô hạn.

Ailà quan trọng hơn, ta hay những người khác?Tôi chỉ là một thầy tu Đạo Phật, nhưng những chúng sinh khác là con sốvô biên. Kết luận là rõ ràng, ngay cả nếumột nỗi khổ nho nhỏ xảy ra đến tất cả những người khác, phạm vi là vô hạn, tráilại khi điều gì đấy xảy ra cho tôi, nó là giới hạn đến chỉ một người. Khi chúng ta nhìn vào những người khác trongcách này, tự thân là không quá quan trọng.

Trongmười người bệnh, ai không muốn hạnh phúc? Không ai cả. Tất cả mọi người muốnthoát khỏi bệnh tật của họ. Trong sự thựctập vị tha, không có lý do nào ngoại lệ nào để đối xử với một người tốt đẹp hơntrong khi quên lãng những người khác. Trong thế giới này có hàng tỉ người, người nào, cũng giống như tôi,không ai muốn khổ đau và thật sự muốn hạnh phúc.

Từquan điểm của chính mình, hãy nhớ rằng tất cả chúng sinh đã từng giúp đở chúngta qua phạm vi những đời sống quá khứ và sẽ hỗ trợ chúng ta trong những kiếp sốngtương lai. Do vậy, không có lý do nào đểđối xử người nào đấy là tốt đẹp hơn những người khác là tệ hại hơn.

Tấtcả chúng ta có một bản chất của khổ đau và vô thường. Một khi chúng ta nhận ra rằng cộng đồng chúngta ở trong một sự khốn khó [của khổ đau và nhất là vô thường], không lý do nàotrong việc đấu tranh lẫn nhau. Hãy xem mộtnhóm tù nhân sắp bị hành quyết. Trong thờigian họ ở với nhau trong nhà tù, tất cả bọn họ sẽ đi đến chỗ kết cục. Không có ý nghĩa gì trong việc tranh cãitrong những ngày còn lại của họ. Tất cảchúng ta quyện kết trong cùng một bản chất của khổ đau và vô thường, chắc chắnkhông có lý do gì để tranh đấu với nhau.

THIỀN QUÁN

1- Hãy chú ýkinh nghiệm tự nhiên của chúng ta về cái "tôi", như trong "tôimuốn điều này", "tôi không muốn điều nọ."

2- Hãy nhận ra rằngthật tự nhiên để muốn hạnh phúc và không muốn đớn đau. Điều này là đúng và không cần đòi hỏi tranh cãigì nữa, được đánh giá một cách giản dị bằng sự kiện rằng chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đaumột cách bẩm sinh.

3- Được căn cứtrên khát vọng tự nhiên này, chúng ta có quyền đạt được hạnh phúc và loại bỏ khổđau.

4- Xa hơn, giốngnhư chúng ta có cảm nhận này và quyền lợi này, người khác cũng có cùng cảm nhậnvà cùng quyền lợi một cách bình đẳng.

5- Hãy phản chiếutrên sự kiện rằng sự khác biệt giữa tự thân và người khác là ta chỉ là một ngườiđơn lẻ, trái là những người khác là vô lượng.

6- Đề ra câu hỏinày: mọi người phải được dùng đến cho việc đạt đến hạnh phúc của tôi, hay tôinên giúp đở người khác đạt được hạnh phúc?

7- Hãy tự tưởngtượng, trầm tĩnh và hợp lý, việc nhìn vào quyền lợi của chính mình trong mộtphiên bản khác - nhưng cái tự ngã này tự hào quá đáng, không nghĩ đến quyền lợicủa người khác, quan tâm chỉ với tự thân của nó, sẳn sàng để làm bất cứ điều gìđể thỏa mãn nó.

8- Hãy hình dungbên trái ta một số những người khốn khó không liên hệ đến ta, nghèo nàn và đaukhổ.

9- Bây giờ, tađang ở ngay chính giữa là một người nhạy cảm không thành kiến. Hãy xem cả hai bên muốn hạnh phúc và muốntiêu trừ khổ đau; trong cách này, họ là đồng đẳng, giống nhau. Và cả hai bên có quyền để hoàn tất mục tiêu của họ.

10- Nhưng hãynghĩ:

Người với độngcơ vị kỷ ở bên phải chỉ là một con người, trái lại những người khác là con số lớnhơn nhiều, ngay cả là vô hạn. Ai là ngườiquan trọng hơn? Con người vị kỷ đơn lẻvà ngu si đó, hay nhóm người nghèo, và bất lực nọ?

Ta sẽ chọn phíanào? Như một người không định kiến ở giữa,chúng ta sẽ liên hệ một cách tự nhiên đến số lượng lớn những người đau khổ;không có cách nào tránh khỏi bị áp đảo với những nhu cầu của đám đông, một cách đặc biệt trong sự tươngphản đến một người với các tính tự hào, ngu si ấy.

11- Hãy phản chiếu: Nếu tôi, chỉ là một người, lợi dụng số đông,thật là trái ngược với tính người của tôi. Thực tế, hy sinh một trăm đô la vì lợi ích của một đô la là rất ngu ngơ,nhưng dùng một đô la vì lợi ích của một trăm đô la là rất thông tuệ.

12- Nghĩ theocách này, quyết định:

Tôisẽ hướng trực tiếp năng lượng của tôi đến nhiều người hơn là đến con người vị kỷnày. Mỗi bộ phận của thân thể được xem đồngđẳng là thân thể và được bảo vệ khỏi đau đớn; vì thế tất cả chúng sinh được bảovệ bình đẳng khỏi khổ đau.

Đốivới tôi, phương pháp thiền quán này đặc biệt hiệu quả. Rất rõ ràng rằng tất cả những rắc rối trêntrái đất này một cách căn bản là qua chủ nghĩa vị ngã và tự yêu mến riêngmình. Chúng ta có thể thấu hiểu nhữngnguyên tắc của phương pháp thiền quán này từ kinh nghiệm của riêng mình ngaytrong kiếp sống này - rằng sự tự yêu mến đưa đến ý chí tệ hại, ngay cả giết người,và yêu mến người khác đưa đến những đạo đức chẳng hạn như từ bỏ giết hại, trộmcắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẻ, nói lời thô ác, nói lời vô ích.

Vớiphương pháp thiền quán này, ngay cả nếu chúng ta không tỉnh thức về lòng ân cầnvới người khác, chúng ta có thể học hỏi để yêu mến người khác. Hãy nhớ rằng chúng ta yêu mến chính mình mộtcách tự nhiên, không phải trong bất cứ ý nghĩa nào là chúng ta đã và đang tử tếvới chính mình. Từ chính thực tế rằngchúng ta yêu mến đời sống của mình, chúng ta muốn loại trừ khổ đau và đạt đượchạnh phúc. Trong cùng cách ấy, tất cảchúng sinh tự nhiên yêu mến chính họ, và từ điều này họ muốn xa tránh khổ đauvà đạt đến hạnh phúc. Tất cả chúng tacũng giống như thế, sự khác biệt là người khác là rất nhiều, trái lại ta chỉ làmột. Ngay cả nếu chúng ta có thể dùng tấtcả những người khác cho những mục tiêu của chính mình, chúng ta cũng sẽ không hạnhphúc. Nhưng nếu ta, chỉ là một con người,phục vụ người khác một cách trọn vẹn như chúng ta có thể làm, hành động này sẽmột nguồn gốc của niềm an vui nội tại.

Thậtdễ dàng để thấu hiểu rằng chúng ta sẽ mất mát nếu chúng ta quên lãng mọi ngườikhác qua việc quá nhấn mạnh đến chínhmình và chúng ta sẽ gặt hái rất lớn từ việc quý trọng người khác khi chúng tayêu mến chính mình. Vì những sự kiện nàyđược chứng thực bởi kinh nghiệm của chính chúng ta. Tôi thấy rằng phương pháp thiền quán này có mộttác động rất lớn.

Hãytiếp nhận những sự thực tập này vào trong trái tim và chúng ta dần dần sẽ trởnên ít vị kỷ hơn và có sự tôn trọng hơn với người khác. Với một thái độ như vậy, từ ái và bi mẫn thậtsự có thể lớn mạnh.

TÓM LƯỢC

Nhiềuloại ý thức giá trị phát sinh từ nhận thức căn bản, tự nhiên, và rõ ràng. Tất cả chúng ta có một cái "tôi" bẩmsinh, mặc dù nếu chúng ta cố gắng để xác định vị trí của cái "tôi"này, nhưng chúng ta gặp phải nhiều khó khăn. Ý nghĩa này của cái "tôi" cho chúng ta một sự khát vọng hợp lýđến hạnh phúc và một mong ước không khổ đau.

Cónhững trình độ khác nhau của hạnh phúc và những loại khổ đau khác nhau. Những thứ vật chất thường đáp ứng đến hạnhphúc thân thể, trái lại sự phát triển tâm linh đáp ứng đến hạnh phúc tâmlinh. Vì cái "tôi" của chúngta có hai khía cạnh - thân thể và tinh thần - chúng ta cần một sự phối hợp bấtkhả phân của tiến trình vật chất và tiến trình nội tại hay tâm linh. Việc cân bằng những thứ này là thiết yếu đểkhai thác tiến trình vật chất và sự phát triển nội tại cho sự tốt đẹp của xã hộiloài người.

Sơđồ cho sự phát triển thế giới phát sinh từ mong ước này để đạt được hạnh phúcvà giải thoát khổ đau. Nhưng có nhữngtrình độ cao hơn của hạnh phúc vượt khỏi những hình thức trần tục này, mà trongấy chúng ta tìm cầu điều đấy cho mục tiêu dài hạn không chỉ hạn chế trong kiếpsống này. Giống như chúng ta cần một nhậnthức sâu rộng có thể bảo vệ môi trường, chúng ta cần một nhận thức nội tại thâmsâu mở rộng đến những kiếp sống tương lai.

Tôithường khuyến nghị rằng ngay cả nếu chúng ta phải vị kỷ, thế thì vị kỷ một cáchthông tuệ. Những người thông tuệ phụng sựngười khác một cách chân thành, đặt những nhu cầu của người khác bên trên chínhmình. Kết quả căn bản sẽ là chúng ta sẽhạnh phúc hơn. Những loại vị kỷ đưa đếnđánh nhau, giết chóc, trộm cắp, và sử dụng lời thô ác - quên lợi ích người khác,luôn nghĩ về chính mình, "tôi, tôi, tôi" sẽ đưa đến kết quả trong sựmất mát của chính mình. Những người kháccó thể nói những lời đẹp đẽ trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng chúng ta họ sẽnói những lời không đẹp.

Sựthực tập vị tha là một cung cách xác thực để hướng dẫn đời sống nhân loại vàkhông chỉ giới hạn trong tôn giáo. Cốtlõi sự tồn tại của chúng ta là, như những con người, chúng ta sống những đời sốngcó mục tiêu và đầy đủ ý nghĩa. Mục tiêucủa chúng ta là để phát triển một trái tim nồng ấm. Chúng ta thấy ý nghĩa trong việc là một ngườithân hữu đến mọi người. Cội nguồn duy nhấtcủa hòa bình trong gia đình, xứ sở, và thế giới là lòng vị tha - từ ái yêuthương và bi mẫn ân cần.

Nguyêntác: Love as the basic of human rights
ẨnTâm Lộ ngày 14-3-2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2020(Xem: 4567)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 6962)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7399)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 13779)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
06/11/2020(Xem: 11951)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây
06/11/2020(Xem: 10750)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9012)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 10898)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
05/11/2020(Xem: 5564)
Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.
04/11/2020(Xem: 5218)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]