Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Học tập để từ ái yêu thương

21/03/201201:35(Xem: 8320)
08. Học tập để từ ái yêu thương
HỌC TẬP ĐỂ TỪ ÁI YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 16/01/2012


Bước thứ tư:
HỌC TẬP ĐỂ TỪ ÁI YÊU THƯƠNG


Hoan nghênh sự quan tâm từ ái đến những chúng sinh lưu chuyển
Những kẻ bất lực như chiếc thùng du lịch đi lên và đi xuống trong một cái giếng
Qua sự tự phóng đại ban đầu, "cái tôi",
Và rồi thì phát sinh sự luyến ái cho những thứ, "Đây là của tôi".
-NGUYỆT XỨNG


dalailama003-contentBước thứ tư, việcphát sinh từ ái được diễn tả trong đây và ba chương tiếp theo. Trong chương này chúng ta khám phá chúng sinhkhổ đau như thế nào - đầu tiên áp dụng sự thấu hiểu này đến chính chúng ta và rồimở rộng nó đến người khác. Chương tiếptheo nêu ra chi tiết xa hơn về vấn để những cảm xúc bất thiện sinh khởi như thếnào, trình bày sự phân biệt rõ ràng giữa từ ái và luyến ái. Trong chương 10, từ ái thoát khỏi thành kiếnvà luyến ái được cho thấy là căn bản của nhân quyền. Chương 11 cung ứng một loạt những sự thực tậpcho việc mở rộng những cảm nhận của từ ái và quan tâm thông thường vượt khỏicác giới hạn thường nhật của thành kiến trong một phạm vi rộng rãi hơn bao giờhết.

TRỞTHÀNH MỘT NGƯỜI THÂN HỮU ĐẾN TẤT CẢ,

Mộtthái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khácvà chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vị lạt ma Tây Tạng Kunu TenzinGyelsten đã nói, "nếu con muốn là mộtngười thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linhcho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phátsinh lòng từ ái và bi mẫn." Thậmchí nếu chúng ta muốn tầm cầu trong hàng vô số kiếp để tìm kiếm một phương pháp tuyệt hảo nhất để đạt đến một niềm hạnhphúc miên viễn, chúng ta sẽ thấy rằng cách duy nhất là phát sinh lòng từ ái vàbi mẫn."

Bằngviệc trở nên tỉnh thức một cách chân thật về người khác và phát triển sựtôn trọngvà quan tâm đến họ, tự chúng ta trở nên hạnh phúc nhiều hơn và toại nguyện hơn,là điều tự nó có tác động ra bên ngoài trong việc tạo nên một không khí hòabình. Thí dụ, nếu trong một căn phòng đầyngười, một người nào đó trở nên sân giận và bắt đầu la hét, không khí sẽtrởnên căng thẳng đối với mọi người. Tuynhiên, nếu mỗi người trong một nhóm cảm nhận và biểu lộ cảm giác ấm áp và tôntrọng quan tâm với nhau, không khí sẽ an bình và hòa hiệp. Bên ngoài phát sinh từ bên trong. Nếu động cơ của chúng ta thô tháo và khiếmnhã, sự kiện sẽ thất bại bất kể hoàn cảnh là thú vị như thế nào.

Thểtrạng nội tại của chúng ta là siêu việt hơn cả. Nếu chúng ta trở nên bị tràn ngập bởi sự bất toại tinh thần, những thứngoại tại sẽ không giúp ích gì cả. Tuynhiên, nếu một cách nội tại có từ ái, ấm áp, bi mẫn, và thông cảm, những rắc rốingoại tại có thể chấp nhận được và đối diện một cách dễ dàng hơn.

Cóthể nghi ngờ rằng các rắc rối có thể được giải quyết với sân giận. Mặc dù nó có thể đưa đến một sự thành công tạmthời với việc lưu tâm đến mục tiêu tức thời và bỏ đi một sự thỏa lòng nào đấytrong một thời gian ngắn, nhưng một cách căn bản sân giận sẽ làm nên những khókhăn xa hơn. (Không cần phải liệt kê nhiềuthí dụ về điều này trong thế kỷ vừa qua và trong thế kỷ này).Với sân giận mọi hành động xảy ra một cách nhanh chóng. Khi chúng ta đối diện những rắc rối với sựquan tâm chân thành cho người khác, thành công có thể cần nhiều thời gian hơn,nhưng nó sẽ tồn tại lâu hơn.

Ngàynay thật đáng buồn để nhận thấy rằng nhiều người căng thẳng tột độ không đượcgiúp đỡ bởi vì những quan tâm chính trị.Một số khổ đau gián tiếp từ những tác động của chính quyền để quá nhiềutiền cho trang bị vũ khí, và vì điều này, quên lãng những nhu cầu căn bản nhưnông nghiệp; kết quả là khi một thảm họa thiên nhiên xảy ra, hoàn cảnh là vô vọng. Những khổ đau khác trực tiếp từ việc

thể hiện sự phân biệt đối xử chống lại một cộngđồng. Nếu một chiến binh Hoa Kỳ bị chết,việc ấy liền được mọi người biết đến, nhưng chẳng ai buồn biết tới việc có baonhiêu người dân thường hay quân nhân của phía kia bị giết. Tất cả những người bị chết đều là những conngười, và đời sống của mỗi người đều đáng giá.

Rằngnhững người có nhu cầu bị bỏ quên hay bị từ chối ì những lý do chính trị cho thấyrằng những gì chúng ta đang thiếu vắng - mặc dù chúng ta thông minh và đầy nănglực, đủ mạnh để bóc lột con người và hủy diệt thế giới, nhưng chúng ta thật sự lạithiếu một sự ân cần và từ ái. Có một ngườiẤn Độ nói rằng: "Khi một mũi tên chạm mục tiêu, không có thời gian để hỏiai đã bắn nó, hay đấy là loại mũi tên gì?" Tương tự thế, khi chúng ta chạm trán với khổ đau của nhân loại, điềuquan trọng là đáp ứng với lòng thương xót hơn là vấn đề chính trị của những ngườichúng ta đang giúp đỡ. Thay vì hỏi quốcgia của họ là thân hay thù, chúng ta phải nghĩ: Đây là những con người; họ đangđau khổ, và họ có quyền để hạnh phúc tương đồng như chính chúng ta.

DỪNG LẠI VIỆCLÀM TỔN HẠI

Thânthể này thường không sống quá một trăm năm, ngay cả khi chúng ta may mắn. Nó không phải là điều gì đấy có thể tiếp tụctrong đời sống tương lai. Sự hữu hạn củanó có nghĩa rằng những phẩm chất vật lý chẳng hạn như sức mạnh và sự lanh lẹ cógiới hạn. Điều quan trọng là hành độngtrên những phẩm chất vô giới hạn sẽ có giá trị vượt khỏi đời sống này, những điềuđược đạt đến qua quán chiếu tinh thần cũng sẽ làm phong phú cho đời sống này.

Nhữngsự thực tập Đạo Phật cho việc rèn luyện tâm có thể được tóm gọn trong hai câu:"Nếu chúng ta có thể, chúng ta nên giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta không thể, chúng ta tối thiểukhông làm tổn hại người khác." Cảhai căn cứ trên từ ái và bi mẫn. Đầutiên chúng ta phải đạt được sự kiểm soát đối với khuynh hướng làm tổn hại, tự độngkiềm chế những hành động gây tồn thương bằng thân thể và lời nói. Những nguyên tắc phi đạo đức thân thể là giếthại, trộm cướp, và tà dâm; những hành vi phi đạo đức lời nói là nói dối, nói lờivô ích, nói lưỡi đôi chiều, nói lời độc ác, những hành vi phi đạo đức tinh thầnlà tham lam, xu hướng tổn hại, và quan điểm sai lầm (hay tham, sân, si). Mười điều đó làm đau khổ cho cả người khác vàchính chúng ta.

Giết hại có nghĩa là chấm dứt cuộc sống của mộtchúng sinh, hoặc là qua hành động của chính chúng ta hay qua việc thúc ép người khác làm việc ấy. Đôi khi nó sinh khởi từ lòng tham muốn, nhưtrong việc giết súc vật làm thực phẩm, Những lúc khác là qua sự thù hận,nhưtrong việc trả thù, hay có thể ngay cả qua cấp độ si mê, như trong việc suynghĩ rằng việc giết súc vật để tế lễ làlợi ích. Mọi người chúng ta có khả năngđể tiến hành một tội lỗi như ám sát; cho đến khi mà tham muốn, thù hận, luyếnái, ganh tỵ, hay si mê hiện diện; việc phạm tội là có thể xảy ra.

Trộmcướp sinh khởi chính yếu từ tham muốn - lấy của cải gì đấy của người khác bằngviệc lừa dối (như khi người buôn bán dùng cân non, đong thiếu), bằng sức mạnh(cướp giật), hay ăn trộm.

Quanhệ tình dục không chính đáng được thúc đẩy bởi tham muốn để giao du với một đốitác không thích hợp, như trong trường hợp tà dâm hay hãm hiếp.

Nóidối sinh khởi từ động cơ để giả trá, như trong việc nói với người khác,"tôi thấy như vậy như vậy," khi chúng không thật sự thế. Chúng ta có thể đưa đẩy với từ ngữ và hành động thân thể không thích đáng, đểngười khác hiểu sai.

Nóilời chia rẽ (nói lưỡi đôi chiều) có khuynh hướng để ly gián người khác làm mấtsự hòa hiệp hay làm sâu thêm sự bất đồng giữa những thù oán đang tìm kiếm sự thỏa hiệp. Nó có thể được thi hành một cách thái quá haymờ ám với sự lừa dối, hay một cách gián tiếp qua ẩn ý.

Nóilời ác độc sinh khởi từ việc muốn nói điều gì đó không vui lòng - thường là từviệc thù oán - về một người khác hoặc là trực tiếp trước mặt, một cách mờ ámnhư trong đùa cợt hay một cách gián tiếp qua trò chuyện.

Nóilời vô nghĩa thường bị lèo lái bởi u tối và lãng quên. Xao lãng với người nói lời vô ích, bàn ra tánvào mất thời gian, không mục tiêu gì cả, đối với những người đang cố gắng để thựchành phát triển tâm linh là đặc biệt tai hại cho cả tự thân và người khác.

Thamlam là mong ước những sở hữu của người khác.Sinh khởi một cách chính yếu từ thèm khát, đặc biệt tổn hại khi chúng takhông xấu hổ hay ngượng ngùng về nó và không cố gắng để dừng lại việc ấy.

Khuynhhướng tổn hại sinh khởi từ thù hận, như trong khuynh hướng giết hại người kháctrong chiến trận; từ ganh tỵ, như trong việc muốn làm tàn hại địch thủ; hay từviệc không thiện ý tha thứ kẻ thù. Khuynh hướng tổn hại có những tác động mạnh mẽ đặc biệt khi được xem làmột phẩm chất tốt nên không cần phải điều chỉnh. (Thường được biết như là sângiận).

Quanđiểm sai lạc là những khái niệm lâu đời cho rằng đạo đức và hành động bất thiệnkhông phải là những nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau một cách tương ứng, vàsự phủ nhận ảnh hưởng của việc thực tập tâm linh. Những quan điểm sai lạc là hoàn toàn khichúng ta quyết định không cần phải tìm kiếm sự thật gì nữa. (Thường được biết như là si mê).

Thậtquan trọng để thấu hiểu rằng những hành động phiền não chướng ngại ẩn tàng củathân thể và lời nói không phải tự sinh khởi, màchúng phát sinh từ sự lệ thuộc trên động cơ tinh thần. Sự ảnh hưởng từ những thể trạng sai lạc củatâm làm cho những hành vi sai lạc được sinh ra. Do vậy, để kiểm soát những hành vi tiêu cực của thân thể và lời nói, điềucần thiết là phải thấu đáo gốc rễ của chúng, tâm và sự thuần hóa nó. Trình độ này của việc thực hành về từ ái cóthể bao gồm trong một câu: "Đừng làmtổn hại người khác."

GIÚP ĐỠ

Trìnhđộ tiếp theo bắt đầu khi chúng ta có thể đem những nhân tố tàn phá này thế nàođấy ở dưới sự kiểm soát của chúng ta, cho chúng ta một cơ hội tốt hơn để giúp đởngười khác. Lòng vị tha là tâm linh mà từđấy chúng ta chọn để hành động và ban cho sự giúp đỡ có thể mang đến hạnh phúccho người khác. Ngay cả một kinh nghiệmnhỏ của vị tha mang đến năng lượng an bình tinh thần ngay lập tức. Nếu lòng vị tha là trái tim của những hành độngtốt lành, thế thì là đại từ và đại bi là trái tim của những hành động như vậy. Con người vị tha chân thật xúc động bởi khổđau của mỗi một chúng sinh và nguyện ước cộng hưởng hạnh phúc và nguyên nhân của nó và để giải thoát họ khỏi khổ đauvà nguyên nhân của đau khổ.

Cólẻ một người vị kỷ là siêu việt hơn một con thú nhiều vì thú vật bị ràng buộc vớinhững khốn nạn lớn lao như vậy, nhưng cả hai đều đặt lợi ích của chính họ vàotrung tâm của tất cả những suy nghĩ và hành động của họ. Thú vật ăn và uống để thỏa mãn những mụctiêu cạn cợt của chúng. Con người chỉ đơn thuần liên hệ trong nhữngtiến trình của họ thiếu sự vinh quang của những ai đang đang tự nguyện sốngtrong ngọn lửa hừng hực của đớn đau trong thế gian nhằm để xóa tan ngay cả mộtloại khổ đau chỉ từ một chúng sinh nào đấy.Những người như vậy là vô cùng năng động, hiệu quả, thông tuệ, và sở hữumột năng lực cảm xúc to lớn phi thường.

Nhữngai được rèn luyện trong lòng đại từ nên từ bỏ lòng ích kỷ cá nhân và dấn thântrong những sự thực hành của Đức Phật, đấy là cội rễ của bi mẫn. Chúng ta có thể nghĩ, từ ái thật sự rất thậmthâm, nhưng ta không có năng khiếu để thực tập nó: thay vì thế tôi sẽ tập trungnhững nỗ lực trên sự thực hành hướng đến giải thoát chính mình khỏi vòng sinh tửluân hồi. Về một mặt, điều này là đúng,bởi vì chúng ta phải chọn lựa một con đường phát triển thích hợp đến khả năng củachúng ta. Về mặt khác, có những thuận lợilớn lao trong việc cố gắng mức độ cao nhất của từ ái mà chúng ta có thể. Ngay cả nếu chúng ta không thể thật sự tiếnhành sự thực tập về từ ái và bi mẫn, chỉđơn thuần nghe về việc từ ái và bi mẫn có thể thiết lập những thiên hướng đầynăng lực cho sự thành công trong tương lai. Điều này có thể được mở rộng bằng việc hình thành chương tình cầu nguyện - mongước ngưỡng mộ đến lòng vị tha. Đừng nảnlòng: thật khó để thẩm thấu một khái niệm thậm thâm như vậy. Hãy can đảm và nghĩ về khả năng tương lại củachúng ta. Đặc biệt quan trọng để thực hiệntối đa những gì chúng ta có thể.

Nhưđại hành giả bác học Tịch Thiên của Ấn Độ nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tátvào thế kỷ thứ tám là có vô số lợi íchngay cả trong nguyện ước tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi một nỗi đau khổnhư nhức đầu mà thôi:

Nếu ngay cả nhữngngười suy nghĩ rằng, "tôi sẽ xua tan
Chỉ những nỗiđau đầu của chúng sinh,"
Cũng có mộtkhuynh hướng lợi ích như vậy
Rằng họ sẽ đạtđược vô số công đức
Rồi thì có gì đểnói ở đấy
Của một người aoước xua tan
Vô vàn nỗi thống khổ của mỗi chúng sinh
Và ban cho mỗichúng sinh với vô biên phẩm chất tốt đẹp?

Trongmột đời quá khứ trong khi Đức Phật là một chúng sinh bình thường trước khi đạtđược giác ngộ, ngài đã sinh trong địa ngục,nơi mà vì những hành vi tiêu cực trước đây (nghiệp), một vòng sắt đã hiện ratrên đỉnh đầu của ngài và bắt đầu khuấy động não bộ của ngài. Ngay lập tức phản chiếu trên sự kiện rằng nỗi khổ đau ấy là do bởi thái độ trước đây của chính ngài, ngài quán chiếu nhữngchúng sinh khác đang đau khổ trong một tình cảnh tương tự và phát ra lời nguyệnước rằng qua nỗi đau của chính ngài, tất cả những chúng sinh khác có thể đượcgiải thoát khỏi tất cả những nỗi đớn đau như vậy. Ngay thời khắc ấy, vòng sắt rớt khỏi đầungài; ngài được giải thoát khỏi địa ngục và được tái sinh như một con người.

Nếumột lợi ích to lớn như vậy sinh khởi từ việc nguyện ước rằng tất cả chúng sinhđược tự do khỏi một loại khổ đau, hãy nghĩ về lợi ích diệu kỳ của việc nguyện ướctất cả chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả khổ đau. Như Long Thọ nói, có phước đức trong việccúng dường đến những tu sĩ nghèo, nhưng từ ái thậm chí còn năng lực hơn nhiều.

Ngay cả cúng dườngba lần một ngày
Ba trăm chậu thứcăn cho những chúng sinh cần đến
Không bằng mộtphần phước đức
trong một niệm từái

Thậmchí sau nhiều vô số kiếp tái sinh, thật khó khăn để theo đuổi những lời nói tốtlành dạy bảo con đường thánh thiện này.Tuy thế điều kỳ diệu là chúng ta có thể ngưỡng mộ và thực tập một con đườngnhư vậy [vì được nghe nói đến trong hiệntại[1]]. Sự cao quý của nền văn hóa Tây Tạng căn cứtrên chi tiết của giáo huấn này về việc trau dồi từ ái và bi mẫn như thế nào.

Mộtsố người nghĩ rằng bản chất của người Tây Tạng là tĩnh lặng và đặc trưng thánhthiện, ngay cả họ đang ở trong một tình trạng khổ đau bất thường của một xứ sởbị chiếm đóng. Nhưng sự tiếp cận của ngườiTây Tạng sinh khởi từ một cung cách của suy tư, một ý chí để sử dụng những hoàncảnh tệ hại trên con đường tâm linh. Hầuhết mọi người Tây Tạng không bị căng thẳng; sự tự tại bên trong khỏi những bănkhoăn tự cho thấy bề ngoài như một thái độ vô tâm.

Trongnhững người thực tập, những người tuyệt hảo nhất là những ai mà lòng bi mẫn củahọ mở rộng ngay cả đến một con sâu bọ.Có lẽ trong sự quan tâm này mà người ta chú ý điều gì đấy khác về ngườiTây Tạng. Thực tế, một số người Tây Tạnggiết thú vật trong khi trì tụng câu mật ngôn Án Ma Ni Bát Di Hồng, là điều đánglẽ được tụng niệm với khuynh hướng tiêu trừ những loại cảm xúc phiền não đa dạng,trong tự thân và những chúng sinh khác, là những thứ đưa đến sự tái sinh khôngthể kiểm soát. Nhưng người Tây Tạngtrong phổ quát là hoàn toàn bi mẫn và từ ái.Thí dụ, hầu hết người Tây Tạng từ bỏ việc săn bắn, trái lại trong một sốxứ sở Phật Giáo săn bắn không bị xem là bất thiện. Chắc chắn không phải người Tây Tạng đã pháttriển một lòng vị tha cao độ, nhưng họ thật sự có một cảm giác lành mạnh về nó.Giáo huấn từ bi được gieo rắc một cách rộng rãi ở Tây Tạng, và sau nàycon người xứ sở này được thấm nhuần khuynh hướng đạt đến giác ngộ nhằm để giúpđỡ người khác một cách hiệu quả hơn.

Chúngta nên nhận ra sự may mắn to lớn này trong việc tiếp xúc với giáo huấn vị thavà sự thấu hiểu tầm quan trọng của nó như thế nào trong việc đem nó vào trongviệc thực hành, nếu không phải là điều gì đấy mà chúng ta nguyện ước để pháttriển hay sao. Ngay cả những ai không biếtnhiều về sự phát triển tâm linh cũng có thể hiểu rõ rằng những người sở hữu mộtthái độ quan tâm đến tha nhân có năng lực to lớn của tâm. Trong Đạo Phật, những chúng sinh như vậy đượcgọi là những bị bồ tát - những kẻ có khuynh hướng hùng lực (sattva - chúng sinh) trong việc đạt đến giác ngộ(bodhi) nhằm để giúp đở người khác một cách hiệu quả hơn.

Mộtcách căn bản bồ tát cố gắng để đưa từng chúng sinh vào trong Quả Phật. Vì lợi ích của người khác, họ tự nguyện bancho những tài sản của chính họ, những kho tàng nghiệp quả đạo đức sẽ sinh ra nhữngkết quả an lạc cho chính họ, và bất cứ thứ gì khác có thể thích đáng mà khôngcó một mảy may nghĩ rằng "Đây là của tôi." Các ngài quan tâm đến lợi ích của chúng sinhkhác trong mọi khía cạnh ứng xử của các ngài, bất chấp hoạt động của thân thể,lời nói, hay tâm tư là gì mà các ngài dấn thân vào. Ngay cả trong hơi thở ra và hởi thở vào. Những người này thật sự có sức mạnh phi thườngcủa tâm để phát sinh ra lòng vị tha như vậy. Đây là tại sao những vị bồ tát được biết như "những vị anh hùngquán chiếu giác ngộ".

Mặcdù thật khó khăn để đạt đến phạm vức vịtha trọn vẹn ngay lập tức, nhưng chúng ta có thể hành động trên những thiên hướng lợi ích đối với lòng vịtha. Ngay cả nếu những ai chỉ biết mộtít hay không biết gì cả về việc phát triển tâm linh mà làm việc với thái độ này- là điều thật sự là con đường duy nhất của chư Phật quá khứ, hiện tại và tươnglai - những người này cuối cùng thân chứnggiác ngộ, vượt thắng cả những chướng ngại đến giải thoát khỏi phạm vi của khổđau (phiền não chướng) và những rào cản của tuệ trí trọn vẹn (sở tri chướng).

BIẾT TỰ THÂN VÀNGƯỜI KHÁC KHỔ ĐAU NHƯ THẾ NÀO

Việctrau dồi từ ái đòi hỏi sự thấu hiểu rằng tất cả chúng sinh muốn hạnh phúc, và tấtcả chúng sinh bị vây quanh bởi khổ đau. Không xác định mỗi loại khổ đau, không có cách nào để yêu thương từ áimà chỉ cục bộ. Thật dễ dàng để cảm thấymột cấp độ của từ ái và bi mẫn cho một người ở trong tình cảnh khốn cùng cơ cực một các rõ ràng, nhưng thật khókhăn để động lòng trắc ẩn với ai đấy sống trong cảnh sang giàu. Đây là một dấu hiệumà chúng ta không nắm bắt phạm vi của khổ đau, rằng chúng ta không thấu hiểu ýnghĩa của vòng sinh tử luân hồi là gì.

Nhữngloại khổ đau nào chúng ta chịu đựng? Nhữngđau đớn thông thường (khổ khổ), khổ đau từ sự đổi thay (hoại khổ), và những kếtquả bất hạnh từ những điều kiện lan tỏa cùng khắp (hành khổ). Tất cả chúng ta đều biết đau khổ tinh thần vàthân thể - từ đau đầu đến đau lưng đến những cảm nhận đau đớn. Mọi người đều muốn thoát khỏi nó. Khó hơn nhiều để nhận ra khổ đau từ đổithay. Sự thật đơn giản rằng hầu hết nhữngniềm hoan lạc thông thường dễ dàng biến thành đau khổ nếu bị lạm dụng cho thấyrằng những niềm vui tạm thời này có bản chất tiềm tàng của khổ đau. Thídụ, nếu một bửa ăn ngon thật sự có bản chấtvui sướng nội tại, thế thì bất chấp chúng ta ăn bao nhiêu, chúng ta sẽ cảm thấyvui mừng hơn và vui thú hơn. Tuy nhiên,khi chúng ta ăn quá độ ngay cả những thức ăn tốt nhất, chúng ta đau khổ. Thật khó khăn để nghĩ về một kinh nghiệm vuithú rằng có phải quá đam mê, thì không có bản chất đau khổ bên trong chứ?

Vượtkhỏi nỗi đau đớn và khổ sở thông thường của đổi thay, có một cấp độ sâu xa hơncủa khổ đau khó khăn nhất để nhận ra chẳng hạn như - đấy là khi điều gì đấychúng ta cần chiến thắng. Được gọi"điều kiện lan tỏa cùng khắp,"sự thật rằng tâm và thân của chúng takhông hoàn toàn hoạt động dưới sự kiểm soát của chúng ta mà dưới ảnh hưởng củanghiệp chướng (những khuynh hướng được tại ra bởi những hành động trước đây) vànhững cảm xúc chẳng hạn như tham dục và sân hận. Trong đời sống bình thường chúng ta được sinhra từ - trong ảnh hưởng lan tỏa cùng khắp của nghiệp chướng và cảm xúc phiềnnão. Ngay cả khi chúng ta không đangnghĩ bất cứ điều gì, thì chúng ta vẫn ở dưới sự khống chế của các nguyênnhânvà điều kiện vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta - chẳng hạn trong một vòng xoay nghiêng về phía khổ đau. Khi chúng ta nhận ra rằng vòng xoay này làmcho chúng ta dễ mắc phải tất cả những loạisự kiện không muốn, chúng ta muốn thoát khỏi vòng lẫn quẩn này một cách cực độnhư muốn lấy đi một hạt bụi trong mắt [đang làm xốn xang].

Khổđau là một loại truyền nhiễm mà tất cả chúng ta có. Bằng việc chẩn đoán ba loại khổ đau này, chúng ta có thể cuối cùngthấy rõ phạm vi trọn vẹn của loại bệnh truyền nhiễm này.

CÁNHCỬA SUY NGHĨ LẠI CỦA THỨC

Vì thức thông thường đưa đến khổ đau, chúng tahãy nhìn vào những thể trạng khác nhau của tâm. Tâm của những hành vi thông thường rất thô. Khi chúng ta rơi vào giấc ngủ và nằm mơ, có mộttrình độ vi tế hơn của thức. Một cách rõ ràng, giấc ngủ không mơ là một loạikhác nữa, loại thức vi tế hơn. Có ba loạithể trạng của tâm cùng xảy ra trong khi thân thể còn thở, trái lại trong cơn chếtngất có những trường hợp khi hơi thở dừnglại, và tâm trở nên thậm chí vi tế hơn.

Cuốicùng, vào lúc chết tâm vi tế nhất được biểu hiện. Khi năng lực của nghiệp đưa đến đời sống hiệntại của chúng ta bị sử dụng hết, chúng ta sẽ chết. Trong khoảng thời gian này sức nóng dần dầndi chuyển từ chân tay đầu mũi của thân thể đến trái tim, nơi mà một thức cực vi tế tự biểu hiện trước khi thứccuối cùng xuất ra.

Khithức vi tế nhất này chấm dứt, trạng thái trung ấm giữa những đời sống bắt đầu. Vào lúc này, khi một thân trung ấm giữa đời sốngcũ và đời sống tương lại, chúng tiếp nhận hình thể của đời sống kế tiếp và tìmkiếm một nơi để tái sinh. Nếu chúng tatái sinh như một con người, chúng ta đến nơi mà người đàn ông và đàn bà có nghiệpquả là cha mẹ của chúng ta đang ăn nằm với nhau. Chúng ta tiếp cận với tham dục, thèm muốn ngườimẹ nếu chúng ta tái sinh như một cậu bé và thèm khát người cha nếu chúng ta táisinh như một cô gái. Chúng ta xông vào họđể tiến hành việc dục tình. Khi chúng takhông thể thỏa mãn dục tình, chúng ta trở nên sân giận, và đời sống như mộtthân trung ấm bị chấm dứt. Chúng ta táisinh vào đời sống kế tiếp.

Mộtlần nữa, chúng ta sinh ra, già đi, bệnh tật, và chết. Tiến trình giống nhau lặp lại hết lần này đếnlần khác. Ngay cả giữa những đời sốngchúng ta tích tập nghiệp thức mỗi giây phút.

Nguyênnhân nào của sự kế tục lần lượt nhiều hình thể khổ đau này? Những cảm xúc buồn khổ - chính yếu từ ba loạithuốc độc: tham dục, thù hận, và si mê - và những hành động tuôn chảy từ nhữngphiền não ấy, chẳng hạn như mười hành vi bất thiện đã nói trước đây.

Thiền Quán

1- Phản chiếutrên sự kiện rằng trong chính đời sống của chúng ta, một cách tự nhiên chúngta muốn vượt thắng những nỗi đau khổ rõràng của bệnh tật, tuổi già, và chết.Nghĩ về những nổi khổ đau đặc thù nào đấy về thân thể hay tinh thần.

2- Nghĩ về nhữngniềm vui sướng thông thường. Có phảichúng vui sướng trong chúng và tự chúng?Hay có phải đúng là, nếu theo đuổi một cách liên tục, chúng sẽ biếnthành khổ đau? Nếu đúng thế, điều nàyphơi bày một bản chất sâu xa hơn của đau khổ.

3- Lưu tâm đến vấnđề sẽ dễ chịu thế nào nếu vượt khỏi việc bị lừa dối bởi những niềm vui thúthông thường.

4- Gợi nhớ lại mộtniềm vui đã biến thành đau khổ. Phản chiếutrên vấn đề bản chất sâu xa của vui sướng tự phơi bày như thế nào. Quyết tâm rằng, trong tương lai khi một trườnghợp biến thành đau khổ, chúng ta sẽ nhận ra rằng bản chất nội tại của nó đã tựbiểu hiện.

5- Lưu tâm rằngchúng ta đang bị vướng trong một tiến trình lan tỏa cùng khắp của nhân duyên vượtkhỏi sự kiểm soát của chúng ta, và thấy nó làm cho chúng ta dễ mắc phải nghiệp chướng và những hành viphiền não là những hình thức của khổ đau.Khi chúng ta muốn xóa tan điều kiện này cũng như chúng ta muốn thoát khỏiđau khổ thân thể như hạt bụi trong mắt và đau khổ tinh thần nỗi buồn khổ của việcxa lìa người thân yêu, chúng ta sẽ thấu hiểu phạm vi trọn vẹn của khổ đau trongkiếp sống luân hồi.

 

MỞ RỘNG SỰ THẤUHIỂU NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Bằngviệc thấu hiểu phạm vi và chiều sâu nổi khổ của chính mình, chúng ta đạtđược một sự lượng định tiến trình đối với việc từ bỏ đam mê trong những hiện tướng thú vị của kiếp sống này và với việc cố gắng một cáchthật mạnh mẽ cho những trường hợp tốtlành của những kiếp sống tương lai. Thayvì thế, chúng ta bắt đầu tìm kiếm sự giải thoát khỏi toàn bộ tiến trình sinh tửluân hồi. Việc tìm kiếm cho giải thoátphải được truyền cảm với lòng vị tha. Bằngkhác đi, sẽ có hiểm họa rằng tâm sẽ bị làm chệch hướng đối với việc muốnmột thểtrạng hòa bình tĩnh lặng và giải thoát khỏi khổ đau cho riêng mình.

Hãymở rộng nhận thức về những hình thức đa dạng của vòng luân hồi chính chúng ta đếnnhững chúng sinh khác và phát triển lòng từ ái cùng bi mẫn cho họ. Hiến dâng chính mình trong việc giải thoátngười khác khỏi khổ đau và giúp đỡ người khác đạt đến hạnh phúc. Như đại hành giả Tây Tạng ở thế kỷ mười bốnlà Tông Khách Ba đã nói:

Nếu tâm tư chúngta chưa bị tiêm nhiễm bởi việc suy nghĩ về những cung cách mà chính chúng taquanh quẩn trong vòng sinh tử luân hồi, thế thì khi chúng ta suy nghĩ về nhữngkhổ đau này trong những chúng sinh khác, không có cách nào mà chúng ta như nhữngngười sơ cơ có thể thấy nỗi đau khổ không thể chịu nổi của họ. Do vậy, trước nhất chúng ta phải nghĩ về nhữngthứ này trong chính mình, và sau đấy thiền quán về chúng trong những chúng sinhkhác.

Việcquán chiếu trên vấn đề người khác bị vướng trong cõi luân hồi như thế nào cùngcách như thế chúng ta sẽ gia tăng lòng bi mẫn tự nhiên. Chúng ta và tất cả chúng sinh muốn hạnh phúcvà không muốn khổ đau. Bất chấp chúng talà quan trọng như thế nào, tự mình chỉ là một người. Do vậy, khuynh hướng trong việc tìm cầu để đạtđến sự phát triển cá nhân trọn vẹn, tinh thần và thân thể, phải có sự có mặt củanhững số lượng rộng lớn các chúng sinh đạt đến sự thư thái và giải thoát. Đây là động cơ mà một hành giả tâm linh cầnmang đến cho mỗi cố gắng.

Thiền Quán

1- Đem vào tâm mộtngười thân và phản chiếu trên vấn đề người này khổ sở tinh thần và thân thể nhưthế nào, khổ đau từ việc thấy một cách sai lầm những niềm vui thú thông thườngnhư có một bản chất hạnh phúc nội tại, và khổ đau từ việc bị vướng mắc trong tiếntrình của sự chết và tái sinh vượt khỏi sự kiểm soát của người ấy, cũng nhưchúng ta.

2- Mở rộng sự quán chiếu này đến những ngườithân mến, bạn hữu, từng người một.

3- Mở rộng xahơn đến một vài người trung tính (không thân không oán), từng người một.

4- Lưu tâm đến vấnđề những kẻ thù khổ sở tinh thần và thân thể tối thiểu như thế nào, khổ đau từviệc thấy một cách sai lầm những niềm vui thú thông thường như có một bản chấthạnh phúc nội tại, và khổ đau từ việc bị vướng mắc trong tiến trình của sự chếtvà tái sinh vượt khỏi sự kiểm soát của người ấy, cũng như chúng ta.

5- Chậm rãi mở rộngđiều này đến càng nhiều người đã làm tổn hại chúng ta và người thân của chúngta.

Chúngta sẽ thấy rằng trải qua hàng tuần hàng tháng, thái độ của chúng ta đối với ngườikhác sẽ trở nên lành mạnh hơn và thực tế hơn.Tham dục và thù hận là không thực tế.Từ ái và bi mẫn là thực tế. Nhữngrào cản sẽ bị biến mất.

HowtoExpandLove-dalailama-contentNguyêntác: TheFourth Step: Learning to Love trích từ quyển How to Expand Love
ẨnTâm Lộ ngày 3-3-2012


[1] Phụgiải của Tuệ Uyển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 14995)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 10845)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4416)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7262)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3631)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 6893)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 8915)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5349)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7763)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6033)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]