Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm thế nào để xây dựng hôn nhân tốt đẹp

09/04/201313:04(Xem: 9829)
Làm thế nào để xây dựng hôn nhân tốt đẹp

hoa_hong (4)Làm thế nào để xây dựng hôn nhân tốt đẹp

Thích Giải Hiền

Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Vào thời Đường, thời Tống cư sĩ tại gia của Phật Giáo rất phát triển, điều này được chứng minh bởi các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo như văn bia, tranh họa, tác phẩm điêu khắc, Đôn Hoàng Thạch Quật... đã miêu tả rất đậm nét các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình, quan hệ hôn nhân... Sau thời Nguyên Phật Giáo từ từ lui vào chốn sơn lâm, xa rời quần chúng, điều này càng làm cho quần chúng ngộ nhận cho rằng Phật Giáo là tiêu cực và chạy trốn hiện thực. Từ đó, dần đến việc nhiều người khi thấy con cái gần chùa, gần thầy liền lo sợ con mình sẽ đi tu, gia đình sẽ tuyệt tự. Kỳ thật, gần thầy, gần chùa chưa chắc đã xuất gia vì không phải bất kỳ ai cũng có thể xuất gia được.

Cư sĩ tại gia là nền tảng căn bản của Phật Giáo, thời Phật tại thế Ngài rất chú trọng đến cuộc sống gia đình, quan hệ vợ chồng cùng việc nuôi dạy con cái, có nhiều kinh điển đề cập đến việc kết hôn, mang thai, sanh con... Điều này cho thấy Phật Giáo không hoàn toàn cách tuyệt với thế gian.

I/ Ý nghĩa của hôn nhân:

Hôn nhân là cùng gánh vác, cùng chấp nhận trách nhiệm và nghĩa vụ. Người chưa kết hôn thường nghĩ rằng mình còn tự do không phải lo nghĩ gì cả, có người không những không nghĩ đến cuộc sống tuổi già của cha mẹ mình sẽ ra sao thậm chí còn để cho cha mẹ chu cấp cho mình nữa. Sau khi kết hôn có gia đình riêng và nhất là sau khi sanh con mới thật sự cảm nhận được công lao của cha mẹ, và mới thật sự cảm nhận được trách nhiệm đi với gia đình. Do vậy, người chưa kết hôn và người đã kết hôn hoàn toàn khác nhau. Hôn nhân vốn là sự khởi đầu khẳng định trách nhiệm của bản thân.

Có người cho rằng "Hôn nhân là xiềng xích" "Hôn nhân là nấm mộ của tình ái". Lại có người cho rằng kết hôn rồi cũng vẫn có thể ly hôn, vậy thì cần gì phải kết hôn, không kết hôn có phải là tự do hơn không? Đây là thái độ thiếu trách nhiệm và lãng mạn không thực tế. Nếu khi mới kết hôn đã nghĩ ngay đến việc ly hôn, hay đã kết hôn rồi còn muốn được tự do theo ý mình thì kết hôn để làm gì??? Nên phải hiểu rằng kết hôn là trách nhiệm, là vấn đề vô cùng nghiêm túc, hơn nữa là qtrình rèn luyện đẹp nhất của đời người.

Những vấn đề của xã hội ngày nay tuyệt đại bộ phận đều phát sinh từ tiền bạc và sắc đẹp nam nữ. Ở Ấn độ vì khí hậu nóng nên con người sớm trưởng thành, ngày xưa ở Ấn độ 12, 13 tuổi đã lập gia đình, thậm chí còn sớm hơn nữa, vì trời nóng chổ ở lại chật chội nên thường ngủ dưới gốc cây hay ngoài trời. Do đó, vấn đề quan hệ nam nữ càng thêm phức tạp. Đức Phật đã nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng này nên chế định cư sĩ tại gia giữ ngũ giới nhất là giới không tà dâm. Từ đây, chúng ta thấy được rằng Phật Giáo rất chú trọng việc hôn nhân và nhấn mạnh vấn đề vợ chồng phải biết giữ chtín và tiết hạnh. Trên lập trường của Phật Giáo giới không tà dâm vợ chồng đều cùng phải tuân giữ, và phải được mọi người cùng xem trọng vì đây là nền tảng của hạnh phúc gia đình và sự ổn định hòa hợp trong xã hội. Đừng nghĩ chỉ vui chơi trong chốc lát mà xem thường không giữ gìn vì nó chính là nguyên nhân làm tan vỡ gia đình. Nói về sinh lý thì chồng nếu quan hệ với người ngoài thì sẽ nhiễm bịnh xã hội rồi đem về truyền lại cho vợ con, còn về mặt tâm lý thì vợ hay chồng có quan hệ bất chính bên ngoài sẽ làm cho tinh thần của người kia bị đổ sụp, làm mất hạnh phúc gia đình và bất ổn trong xã hội. Do vậy, không thể xem thường trách nhiệm xã hội trong hôn nhân được.

Kết hôn cũng là sự kết hợp giữa hai gia đình từ đó mối quan hệ trong xã hội càng mỡ rộng và thay đổi. Đối mặt với hoàn cảnh và cuộc sống mới đó cần lấy tinh thần từ bi để đối đãi và lo lắng cho nhau, đối với cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ cần lấy trí tuệ để xử lý, lấy tình thương và đạo lý để dạy dỗ con cái. Đây là nghĩa vụ và thái độ cần phải có trong quá trình hôn nhân.

II/ Ý nghĩa của việc xây dựng Phật hóa gia đình:

1/ Lấy tín ngưỡng tôn giáo thúc đẩy xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc mỹ mãn

Kết hôn là việc đơn giản nhưng cuộc sống gia đình là chặng đường dài phải đi ở tương lai, nếu gia đình có chung một tín ngưỡng, lấy niềm tin làm tiêu chuẩn để xây dựng hạnh phúc gia đình. Học theo hạnh từ bi của Bồ Tát Quan Âm thời vợ chồng sẽ thương yêu và tương kính lẫn nhau, tin tưởng và trung thành với nhau, con cái có trách nhiệm vớicha mẹ già giữ tròn chữ hiếu, không bao giờ bỏ mặc cha mẹ không hề chăm sóc, có cùng niềm tin tôn giáo khi gặp khó khăn rắc rối trong cuộc sống chung giữa hai người cùng cầu nguyện Bồ Tát Quan Âm gia hộ để có được trí tuệ và nghị lực để đối mặt và giải quyết khó khăn. Hai người xuất thân từ hai gia đình, hai hoàn cảnh khác nhau nên khi về sống chung phải biết bao dung lẫn nhau, hoàn thiện nhân cách cho nhau, nếu không được như vậy thì đừng lấy nhau để khỏi làm khổ cho nhau.

Vợ chồng nếu gây cãi với nhau thì là lỗi của cả hai, vì cãi nhau là từ hai cái miệng chứ không phải một, nếu chỉ có một cái miệng nói thôi thì làm sao hình thành nên được việc cãi vã?

2/ Lấy việc tịnh hóa gia đình để nâng cao nhân cách và tịnh độ hóa nhân gian:

Tịnh hóa nhân gian phải bắt đầu từ tịnh hóa gia đình, cũng có nghĩa là phải bắt đầu từ việc xây dựng Phật hóa gia đình, lấy trí tuệ và lòng từ bi của chư Phật, Bồ Tát làm đối tượng học tập của chúng ta trong xử lý việc gia đình, nâng cao phẩm cách của chính mình từ đó hoàn thành việc tịnh hóa gia đình, ảnh hưởng người thân, bạn bè và xã hội xây dựng tịnh độ tại trần gian.

III/ Làm thế nào để xây dựng Phật hóa gia đình:

1/ Xây dựng nhận thức chung về hôn nhân:

Chúng ta nói đến việc xây dựng Phật hóa gia đình là hy vọng bắt đầu từ việc kết hôn của 2 đôi trẻ, từ một gia đình để đi đến việc xây dựng Phật hóa gia đình trong xã hội. Làm thế nào để xây dựng Phật hóa gia đình? Đầu tiên là phải xây dựng nhận thức chung về hôn nhân. Nhận thức chung về hôn nhân chính là sự quan tâm lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, nhường nhịn nhau, xem nhau là bạn cùng tu, là thiệm hữu trí thức của nhau, nâng đỡ dắt dìu nhau để cùng nhau trưởng thành và tiến bộ.

Khi người kia tiêu cực, buồn chán, cô đơn đến cực cùng thì phải biết động viên an ủi "chỉ cần núi kia tồn tại, sợ gì tìm không ra củi đốt, khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng, mình không nên chán nản, tôi luôn ở bên mình để cùng mình vượt qua khó khăn này, hơn nữa con chúng ta rất cần sự chăm sóc của mình". Đó chính là quan tâm lo lắng cho nhau.

Đức Phật dạy mỗi chúng sanh đều có Phật tính, nghĩa là mọi chúng sanh đều tiềm ẩn khả năng thành Phật, mọi người đều sẽ là Đức Phật ở tương lai, vì thế chúng ta phải biết tôn trọng đối phương cho dù họ có không tôn trọng chúng ta đi nữa, thậm chí họ có đối xử không tốt với mình cũng tập xem đó là nghịch tăng thượng duyên (cơ hội luyện tập) đối với sự tu dưỡng của chúng ta. "Núi không chuyển đường chuyển, đường không chuyển người chuyển". Nếu đối phương không thể thay đổi trong nhất thời thì tự mình phải biết điều chỉnh để giữ được thái độ tôn trọng, tôn kính, cùng sống chung với người ấy xem họ là Phật, là Bồ Tát ở tương lai nên tâm luôn tôn trọng nhau.

Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng, nhiều gia đình đổ vỡ bắt đầu từ việc vợ chồng không kính nhượng lẫn nhau, đặc biệt chồng phải biết tập nhường vợ vì điều này khó làm hơn là ngược lại.

2/ Giáo dục từ khi còn trong bụng mẹ:

Kết hôn nhưng không muốn sanh con là hành vi thiếu trách nhiệm, cũng là từ chối cơ hội trưởng thành đối với mình nhưng sanh con thật nhiều cũng là điều không tròn bổn phận, có con chúng ta mới có thể hiểu được sự khó nhọc của cha mẹ đối với chúng ta, từ khi mang thai, đến sanh con, nuôi con ăn học, dựng vợ gả chồng cho con rồi cũng chưa hết còn phải giúp con tạo dựng cơ nghiệp nữa. Nếu không có con làm sao hiểu được trách nhiệm và nổi khổ của người làm cha mẹ. Ngày nay, những đôi vợ chồng trẻ ở xã hội phương đông lẫn phương tây thường quên đi trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già của mình, thậm chí sanh con đẻ cái mình không chăm sóc đã đành, còn đem con cái giao cho cha mẹ già "hiếu thuận" nó nữa. Đây là điều cần suy nghĩ rất nhiều.

Trong lúc mang thai phải nghĩ rằng mình đang mang trong mình vị "tiểu bồ tát", không nên nghĩ rằng trong bụng mình đang mang là "tiểu quỷ". Quan niệm rất quan trọng nếu nghĩ con mình là "quỷ" thời tương lai nó sẽ hóa "quỷ", còn nghĩ con mình là "bồ tát" thì nó sẽ là "bồ tát" sau này. Trong khi mang thai phải thường niệm Quan Âm, thường chiêm ngưỡng Quan Âm, thường nghĩ đến lòng từ bi và công hạnh cứu thế của Bồ Tát Quan Âm được như vậy rất tốt cho thai nhi. Mặt khác còn phải biết giữ cho tâm khí luôn an hòa, không nên bực tức, giận dữ lúc mang thai, cũng không được tham ăn, tham uống, phải giữ cho cuộc sống của mình thật quy củ, vì mọi ý niệm, cử chỉ, hành động và lời nói của mình đều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong lúc này người chồng đừng nghĩ rằng mình không có nghiã vụ gì trong việc giáo dục thai nhi, vì sự đối xử, ngôn ngữ, hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến vợ và như vậy sẽ ảnh hưởng đến con, nên giáo dục thai nhi là việc của vợ lẫn chồng mà không phải của riêng ai.

3/ Giáo dục từ nhỏ:

Khi con mới biết bò phải dạy cho con biết lễ Phật, phải cho con xem những sách truyện nói về sự yêu thương động vật, cây cỏ và tâm từ bi cứu độ chúng sanh của chư Phật Bồ tát để hun đúc cho con lòng thương yêu người và vạn vật ngay từ tấm bé. Nhiều người cho rằng để cho con cái tự chọn niềm tin tôn giáo sau khi nó lớn khôn, điều này không thật đúng hoàn toàn, chúng ta phải biết xây dựng niềm tin tín ngưỡng cho con mình ngay từ trong bụng, ngay lúc còn nhỏ, nếu không như vậy thì cha mẹ chưa làm hết bổn phận và nghĩa vụ của mình. Cha mẹ phải biết dành cho con càng nhiều thời gian càng tốt vì có như vậy con nhỏ mới có thể trưởng thành khỏe khoắn về cả thể xác lẫn tâm hồn được

4/ Cuộc sống vợ chồng:

"Hãy biết tha thứ cho người ấy" nói thì dễ nhưng làm thời rất khó, vợ chồng sống chung phải biết bao dung lẫn nhau, sửa được thì tốt, không sửa được thì phải tập biết coi đó là chuyện nhỏ có như vậy mới hòa thuận em ấm được, còn hai người nếu cứ "thêm mắn dặm muối" hoài thì làm sao mà chuyện nhỏ không xé to được. Có đôi vợ chồng lấy nhau đã bốn năm nay đòi ly hôn, thầy hỏi nguyên nhân thì người chồng thưa "Thưa thầy, vợ con ăn táo không gọt võ, ăn quýt không tước sơ, lấy giẻ lau bàn đi lau chén điã". Người vợ thì bạch "Bạch thầy, chồng con tối không súc miệng, ngủ không rửa chân, thúi trên thúi dưới làm sao con ngủ được". Thế đấy đã không bao dung được cho nhau thì chuyện dù nhỏ thế cũng phải ly hôn.

Ngòai ra còn phải biết tha thứ cho nhau, tin tưởng và thương yêu nhau hết mình cho dù bên ngoài người ấy lỡ có ngoại tình đi chăng nữa nếu mình tin tưởng hết lòng thì đến lúc họ cũng phải hối hận mà quay về. Vợ chồng phải tuyệt đối tin tưởng nhau, phải hiểu nhau để tha thứ cho nhau, là người Phật tử càng phải tin tưởng, tha thứ và bao dung người mình yêu hơn những người khác vì điều này vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hôn nhân tốt đẹp và Phật hóa gia đình.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 15018)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 10944)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4421)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7286)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3636)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 6901)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 8930)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5370)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7793)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6056)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]