Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Thế giới trong ta...

27/08/201113:21(Xem: 10717)
2. Thế giới trong ta...

CHẮP TAY LẠY NGƯỜI
Nguyên Minh

Thế giới trong ta...

chaptaylaynguoi-bia2Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình. Thay vì đặt những câu hỏi về thế giới quanh ta, mỗi chúng ta đều có một thời điểm bất chợt nào đó quay nhìn lại chính mình và đặt ra những câu hỏi đại loại như “Ta là ai?”, “Tại sao ta sinh ra và chết đi?”, “Đời sống của ta có ý nghĩa gì?”...

Khi nhận thức về chính bản thân mình, chúng ta luôn vấp phải những trở ngại hầu như không thể vượt qua. Chẳng hạn, mọi phương thức hình thành các khái niệm mô tả mà ta đã từng áp dụng cho thế giới vật chất đều trở nên không phù hợp để mô tả về bản thân chúng ta. Khi nhận thức về một sự vật, ta luôn có thể thấy được sự vật ấy hình thành từ bao giờ, hình thành như thế nào, tồn tại trong bao lâu và sẽ hư hoại trong những điều kiện nào. Nhưng với tâm thức chúng ta thì hoàn toàn khác. Chúng ta không thể nói được là ta đã bắt đầu hiện hữu từ bao giờ. Tuy có mối tương quan với thể xác vật lý, nhưng ít người trong chúng ta tin rằng tâm thức ta chỉ bắt đầu hiện hữu từ lúc thể xác này sinh ra và sẽ biến mất hoàn toàn sau khi thể xác này tan rã. Có nhiều lý do để chúng ta không thể chấp nhận một quan niệm như vậy, nhưng ngay cả khi ta chấp nhận thì điều đó dường như lại sẽ làm nảy sinh hàng loạt nghi vấn khác...

Một trong những ưu thế lớn nhất của con người là chúng ta có ngôn ngữ và chữ viết. Nhờ đó mà kiến thức và kinh nghiệm của mỗi chúng ta đều có thể chia sẻ với tất cả những người cùng thế hệ cũng như lưu lại cho nhiều thế hệ về sau. Đồng thời, ta cũng thừa hưởng được vô số những kiến thức và kinh nghiệm của biết bao thế hệ trước đây.

Trong chuỗi trao truyền đó, đã có quá nhiều dữ kiện khiến ta không thể chấp nhận được giả thuyết về một tâm thức đoạn diệt, nghĩa là chỉ giới hạn hoàn toàn trong kiếp sống này. Gần đây nhất là hiện tượng tái sinh có chủ định của các vị Lạt-ma Tây Tạng. Không chỉ được nhiều người trực tiếp chứng kiến, các hiện tượng này còn được ghi chép cụ thể, kèm theo nhiều hình ảnh và có cả các đoạn phim cho phép người xem có thể kiểm chứng được tính xác thực của sự việc. Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận được rất nhiều trường hợp đặc biệt của những trẻ em có khả năng nhớ lại chính xác một số chi tiết trong đời sống trước đây của chúng. Mặc dù khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích được một cách cụ thể về nguyên nhân dẫn đến những trường hợp này, nhưng việc bác bỏ những sự kiện hiển nhiên như thế là điều không thể được.

Nhưng ngay cả trong trường hợp chúng ta không chấp nhận các sự kiện nêu trên và nhất định tin rằng đời sống con người chỉ giới hạn trong phạm vi của một kiếp sống, thì việc tìm ra một ý nghĩa cho sự hiện hữu của mỗi chúng ta trong cuộc đời lại càng trở nên khó khăn hơn. Lẽ nào chúng ta chỉ sinh ra và chết đi như một sự ngẫu nhiên? Và nếu như thế thì sự nỗ lực hoàn thiện bản thân hay xây dựng cộng đồng nào có ích lợi gì, vì tất cả rồi sẽ không còn ý nghĩa gì cả khi ta đã đi qua hết những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời này. Chỉ cần nghĩ đến điều đó thôi, có lẽ chúng ta đã có thể hoàn toàn mất đi tất cả những động cơ cần thiết cho đời sống. Và như vậy, trong một chừng mực nào đó thì đây là một cách suy nghĩ hết sức tai hại.

Trở lại với vấn đề ý nghĩa cuộc sống, hầu hết chúng ta hẳn không ai có thể hài lòng với cái vòng luẩn quẩn “ăn để sống và sống để ăn”. Khả năng nhận thức về cuộc sống và chính bản thân mình giúp ta thấy được nhiều ý nghĩa và mục tiêu cao cả hơn là việc chỉ đơn thuần kiếm sống qua ngày. Vì thế, việc đi tìm một lý tưởng cho đời sống hầu như có thể xem là bản năng tinh thần của hết thảy mọi người. Chúng ta khó lòng hình dung được một con người với khả năng tư duy nghiêm túc lại có thể chấp nhận một cuộc sống không mục tiêu, không lý tưởng.

Thế nhưng, mọi lý tưởng hay quan điểm sống dường như đều phải xuất phát từ nhận thức cơ bản nhất về chính bản thân ta, dựa trên mối quan hệ phân biệt giữa bản thân và thế giới chung quanh. Chính vì vậy mà nhân loại đã nảy sinh ít nhất là hai quan điểm khác biệt nhau như đã đề cập đến trong chương trước: duy tâm và duy vật.

Những người theo quan điểm duy vật không thể bác bỏ hoàn toàn quan điểm duy tâm, vì có những sự thật hiển nhiên đã từng xảy ra nhưng họ không thể giải thích được. Nhưng ngược lại thì những người duy tâm cũng không thể thuyết phục được những người duy vật, vì những gì họ tin nhận đã không được chứng minh cụ thể bằng cái gọi là “những quy luật khách quan”. Và do đó, tình trạng “đường ai nấy đi” trong cuộc tranh cãi bất phân thắng bại này có lẽ sẽ vẫn còn kéo dài dai dẳng không có hồi kết thúc.

Nhưng từ một góc nhìn khách quan và toàn diện hơn thì các quan điểm duy tâm hay duy vật thật ra đều không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề quan trọng nhất của đời người, không giúp chúng ta nhận chân được ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Hơn thế nữa, có vẻ như việc chạy theo các ý tưởng về duy tâm hay duy vật còn khiến cho rất nhiều người trong chúng ta bị lệch hướng.

Đức Phật đã gián tiếp chỉ cho ta thấy sự lệch hướng này khi ngài hoàn toàn không đề cập đến duy tâm hay duy vật mà chỉ nhấn mạnh vào sự phân tích và nhận hiểu về chính tâm thức con người. Như đã nói, cả hai quan điểm duy tâm và duy vật đều dựa trên ý niệm căn bản đầu tiên là phân biệt giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Xuất phát từ sự phân biệt này, mọi hành vi ứng xử của ta đều hình thành xoay quanh một “bản ngã” được xem là trung tâm điểm và quan trọng nhất. Nói cách khác, dù là duy tâm hay duy vật thì “cái ta” vẫn là quan trọng hơn “người khác”, vẫn cần phải được quan tâm trước tiên. Và như vậy, sự khác biệt về quan điểm chỉ có thể dẫn đến những cung cách hành xử có phần nào đó khác biệt nhau, nhưng về nền tảng cơ bản thì lại không có gì khác biệt.

Và cái nền tảng cơ bản được xây dựng trên quan điểm về một “bản ngã có thật” đó chính là đầu mối của mọi sự khổ đau và bất ổn mà chúng ta luôn tự chuốc lấy về mình. Mọi sự công kích hay gây hại nhắm đến cái “bản ngã” đó đương nhiên được xem là đang nhằm vào ta, đang tấn công ta, và vì thế ta cần có những phản ứng thích hợp để tự bảo vệ.

Nhưng liệu cái “bản ngã” mà ta mặc nhiên thừa nhận đó có thực sự chính là ta? Đức Phật đã quán chiếu rõ về điều này và bằng kinh nghiệm thực chứng của bản thân, ngài dạy rằng cái “bản ngã” đó là hoàn toàn không thật có. Hơn thế nữa, sự nhầm lẫn cho rằng “bản ngã” đó thật có lại chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả những ưu phiền khổ não trong đời sống. Trong kinh Pháp cú, đức Phật dạy rõ ý nghĩa này:

Con tôi, tài sản tôi,

Người ngu sinh ưu não.

Tự ta, ta không có,

Con đâu, tài sản đâu?

(Kinh Pháp cú, kệ số 62, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)

Khi ngay từ nền tảng cái “ta” đã là không có, thì làm gì có những hệ quả tiếp theo như “vợ con của ta”, “tài sản của ta”...? Và khi tất cả những thứ “của ta” đó vốn đã là không có, thì dựa vào đâu ta có thể khởi tâm tham đắm, vướng mắc? Như thế, mọi ưu sầu khổ não sẽ không còn lý do để sinh khởi, mở ra một cuộc sống ung dung tự tại mà không cần đến bất kỳ một phép mầu hay sự cứu rỗi nào.

Tiếc thay, một chân lý sáng tỏ như thế nhưng lại có rất ít người trong chúng ta có thể thực sự nghiêm túc nhận hiểu và làm theo. Vì sao vậy?

Đó là vì sự nhận hiểu về một “bản ngã thật có” đã ăn sâu trong tâm thức chúng ta từ nhiều đời, nhiều kiếp, đến nỗi ta hầu như đã mặc nhiên xem đó như một phần nhận thức không thể thay đổi! Hơn thế nữa, suy luận thông thường của chúng ta dường như rất ít khi chạm đến những điểm vốn là hoàn toàn không hợp lý trong sự hình thành khái niệm về bản ngã.

Như đã nói, mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên tạo thành. Cái được gọi là “ta” đó cũng không là ngoại lệ. Nếu như khi phân tích bất kỳ đối tượng nào của thế giới hiện tượng, ta đều nhận ra đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố nhân duyên khác nhau, thì khi phân tích về “cái ta”, ta cũng có thể nhận thấy một điều tương tự.

Bằng khả năng quán chiếu sâu xa và phân tích chính xác, đức Phật đã mô tả sự cấu thành của mỗi một chúng sinh không gì khác hơn là sự kết hợp của 5 thành phần, được gọi là 5 uẩn (蘊 - skandha), bao gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Chữ uẩn (蘊), dịch từ Phạn ngữ skandha, hàm nghĩa là “tích tập, chứa nhóm lại”. Vì thế, các uẩn tự chúng đều là những “hợp thể” do nhiều yếu tố cấu thành. Chẳng hạn, sắc uẩn là một hợp thể của những âm thanh, hình sắc, mùi hương, vị nếm... kết hợp với các giác quan của chúng ta như mắt, tai, mũi, lưỡi... Mỗi một yếu tố trong đó đều là điều kiện cần thiết để tạo thành cái gọi là sắc uẩn.

Mỗi chúng sinh được tạo thành từ sự kết hợp của 5 uẩn. Trong đó, sắc uẩn chỉ chung tất cả những yếu tố thuộc về sắc chất, như hình sắc, âm thanh... trong khi 4 yếu tố còn lại không thuộc về sắc chất..., không thể nhận biết qua các giác quan.

Sắc uẩn cũng bao gồm cả bản thân các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi... và đối tượng của chúng, vì tất cả đều do vật chất cấu thành. Đây chính là những gì mà những người theo quan điểm duy vật có thể quan sát được và chấp nhận.

Thọ uẩn chỉ các cảm thọ sinh khởi khi thân tâm ta tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, như lạc thọ (cảm xúc vui thích), khổ thọ (cảm xúc khó chịu, không ưa thích), xả thọ (cảm xúc không khổ, không vui)...

Tưởng uẩn chỉ sự nhận biết phân biệt đối với các đối tượng sau khi tiếp xúc, như phân biệt được đó là sự vật dài ngắn, lớn nhỏ, xanh vàng trắng đỏ... cho đến phân biệt đó là thiện ác, tà chánh... Cơ chế hoạt động của tưởng chính là dựa vào sự truy tìm trong ký ức những hình ảnh, thông tin... của quá khứ có liên quan đến đối tượng, rồi qua đó xác định và khởi lên sự phân biệt.

Hành uẩn chỉ chung tất cả mọi hoạt động tâm lý hay phản ứng của tâm thức, được sinh khởi sau khi tiếp xúc và phân biệt đối tượng, như ưa thích, chán ghét, ngợi khen, chê bai... Hành là yếu tố phức tạp vì có phạm vi đề cập rất rộng và có khả năng làm nhân cho các hoạt động khác của thân và tâm, trong khi các uẩn như sắc, thọ và tưởng chỉ là những hiện tượng hiện hữu mà không tạo nhân. Chính vì thế, hành uẩn có hai vai trò phân biệt như sau:

Hành uẩn có vai trò là quả, khi những phản ứng của tâm thức là kết quả được tạo thành do những điều kiện, những yếu tố khác;

Hành uẩn có vai trò là nhân, khi những phản ứng của tâm thức trở thành điều kiện dẫn đến các hành vi, hoạt động của thân, khẩu, ý. Trong ý nghĩa này, các hoạt động của thân, khẩu và ý chính là sự biểu hiện của hành uẩn, là kết quả sự tác động của hành uẩn.

Thành phần cuối cùng trong 5 uẩn là thức uẩn, chỉ chung công năng của thức (sự nhận biết) được biểu hiện ở các giác quan, như ở mắt có nhãn thức, ở tai có nhĩ thức... cho đến ý thức.

Sự phân tích toàn bộ kết cấu thân tâm của mỗi chúng sinh thành 5 uẩn là một nhận thức khái quát hết sức quan trọng, bởi nó bao gồm được tất cả những yếu tố thực sự tham gia cấu thành cái hợp thể chung được gọi là “ta”, trong đó có cả các thành phần hữu hình lẫn vô hình. Hơn thế nữa, sự phân tích này giúp ta thấy rõ rằng mọi sự biểu hiện qua tư tưởng, lời nói và hành vi mà ta vẫn xem như là một “cái ta” có thật, tồn tại độc lập với thế giới quanh ta, thì thật ra chỉ là một chuỗi tiếp nối những phản ứng vật lý và tâm lý nảy sinh theo quy luật nhân quả. Tuy nhiên, trong suốt quá trình đó, do tác dụng thúc đẩy của các phản ứng tâm như tham, sân, si... chúng ta nảy sinh sự tác ý, hướng các ý tưởng, lời nói hay hành vi của mình theo sự hiền thiện hay xấu ác, do đó mà tạo thành nghiệp quả nối dài không dứt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2018(Xem: 13662)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
04/11/2018(Xem: 5834)
Bảy thái độ của người biết Sống 1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. (What you think you become- Buddha) Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
04/11/2018(Xem: 5554)
Cứ mỗi đêm trước khi đi vào giấc ngủ tôi thường cầu nguyện cho mình được theo đúng lời thệ nguyện và đừng bất thoái chuyển với những gì đã tự thệ trước Tam Bảo ,và vì thế nếu có mơ thì đều là những cảnh cũ nằm ẩn sâu trong tiềm thức cho biết đó là nghiệp duyên của mình , nhưng hôm nay lạ quá , một giấc mộng làm tôi suy nghĩ mãi vì nó in đậm và rõ hiện lại dù đã thức giấc .
03/11/2018(Xem: 7602)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
29/10/2018(Xem: 8161)
Niềm vui vỡ òa với một tràng pháo tay lớn của hành khách, đã kết thúc chuyến bay. Cuối cùng chúng tôi cũng đáp xuống phi trường Boston, nhìn qua cửa sổ máy bay một không gian yên bình, Boston ngập tràn trong sắc màu xanh mát, có nhiều cây xanh và những con người thân thiện mang theo nụ cười với tấm lòng hiếu khách tặng cho người phương xa, tôi đã quên hết cái mệt sau một chuyến bay dài 6 giờ.
17/10/2018(Xem: 16126)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
15/10/2018(Xem: 11416)
Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa Thầy”. Tự nhiên như thế. Có lẽ, vì nghĩ đến Thầy nên con muốn thưa Thầy những điều con đang nghĩ chăng? Từ gần hai thập niên nay, con đã nhiều lần âm thầm “Thưa Thầy” như thế, kể cả thời gian mười năm trước đó, dù chưa được diện kiến Thầy nhưng nhờ được đọc sách Thầy viết mà con có niềm tin là khi con cần nương tựa, cần dìu dắt, con “thưa” thì thế nào Thầy cũng “nghe” thấy. Vì sao con có niềm tin này ư? Há chi phải biết vì sao! Cảm nhận được như vậy đã là quá đủ, quá hạnh phúc cho con! Thưa Thầy,
15/10/2018(Xem: 5518)
Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật. Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.
10/10/2018(Xem: 8943)
Mùa thu rong bước trên ngàn Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền! Võng đong đưa một giấc thiền Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
10/10/2018(Xem: 7815)
Trong bài “Phật giáo như là một triết học hay như là một tôn giáo”, chúng tôi đã định nghĩa về các cụm từ: siêu hình học, vũ trụ luận và bản thể luận. Nay tôi xin ghi lại các định nghĩa này trước khi tìm hiểu Vũ trụ luận của Phật giáo (Buddhist cosmology):
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]