Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những gì là của ta và những gì thuộc về ta?

09/04/201313:00(Xem: 7463)
Những gì là của ta và những gì thuộc về ta?

Những gì là của ta và những gì thuộc về ta?

Thích Như Điển

---o0o---

Sống trên đời nầy, ai sinh ra rồi cũng phải có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi đối với chính bản thân mình và đối với cộng đồng xã hội và từ đó luật pháp được đặt ra để bảo vệ cho những quyền lợi và trách nhiệm đó. Nếu người nào vi phạm, tức có luật pháp là cán cân dùng để giải quyết mọi việc trong cuộc đời. Đó là đứng về phương diện tương đối của thế gian; nhưng điều nầy vẫn còn nhiều kẻ hở.

Riêng phương diện xuất thế gian và cái nhìn của đạo Phật bằng quan điểm: Tứ đại giai không thì giải thích những hiện tượng có và không, còn và mất, được và thua, khen và chê, đúng và sai như thế nào đây?

T“tứ đại giai không”có nghĩa là: bốn chất lớn đều không. Bốn chất lớn ấy là gì? Đó là đất, nước, gió, lữa. Đất từ đâu mà có? Ai sinh ra đất? Rồi đất ấy sẽ đi về đâu? - Cho đến bây giờ thật ra chưa có ai trả lời được câu hỏi nầy cả. Ta chỉ biết khi ta sinh ra thì quả đất nầy đã có rồi. Mặt trời, mặt trăng và sao mai kia cũng thế. Vậy hỏi làm chi những chuyện xa xôi ấy? Nhưng chính vì không hỏi nên mới sinh ra một sự chấp trước rất dễ dàng, nhất là khi mình tự cho rằng điều ấy đúng với mình.

Ta thấy từ đất đã mọc lên cây cỏ. Từ đất đã chứa cho ta không biết bao nhiêu là của quý như: vàng, bạc, kim cương, dầu lữa, quặng mỏ, thiết chì v.v... Từ lòng đất cũng là nơi cư trú của mọi loài côn tùng từ những loài sanh ra bằng trứng, những loài sanh ra bằng thai, những loài hóa sanh và những loài sanh ra chỗ ẩm thấp. Hoa nở thật đẹp cũng nhờ phân bón tốt. Khi hoa tàn rồi lại gởi xác mình vào lòng đất. Con người cũng thế, khi sinh ra cha mẹ mình cũng đặt mình lên mặt đất sau khi mở mắt chào đời. Rồi càng ngày càng lớn khôn, những bước chân đi đầu tiên của ta đã chập chững trên mặt đất rồi té xuống đất. Để rồi khi lớn lên, biết bao nhiêu sự thử tháchcam go trong cuộc sống, đã làm cho ta vấp ngã và té xuống đất. Rồi cũng từ đất ta chống tay đứng dậy, để lăm xả vào đời, chiến đấu với không biết bao nhiêu là sự cám dỗ đổi thay. Rồi một ngày nào đó ta phải buông xuôi hai tay vể nơi chín suối. Ấy cũng là lúc tấm thân nầy đem gởi xác ra ngoài đồng không mông quạnh. Làm phân bón cho cỏ cây, rồi cỏ cây cũng từ đó đâm chồi, nẩy lộc, sinh hoa, kết trái.

Còn nước thì sao? Nước từ đâu đến? Nước đi về đâu? - Ở đây chẳng ai có thẩm quyền để trả lời rằng: mây có trước hay nước có trước, cái nào tạo ta cái nào. Khi khai thiên lập địa thì nước từ đâu mà có?, v.v.. và v.v.. sao mà rắc rối thế? Mỗi lần ta uống nước, đâu có bao giờ ta phải bận tâm đến việc ấy đâu. Miễn là có tiền tài đi mua nước về mà uống chứ! Đó là cách lập luận nhị nguyên của mọi người. Vì cái nầy có cho nên cái kia có. Cái nầy sinh ra cái kia. Nếu cái nầy không có thì cái kia không có. Nhưng câu trả lời như thế nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Bình thường khi uống nước ta đâu có bao giờ để ý; nhưng rủi một hôm nào đó đi khám Bác Sĩ và Bác Sĩ bảo rằng: Ông Bà mỗi ngày phải u��ng cho đủ hai lít đó. Lúc ấy mới đo lường, cân tính. Cố nhồi nhét cho đủ số lượng vào cơ thể của mình. Lúc ấy mình mới thấy nước cũng cần thiết đấy chứ!

Còn gió thì sao? Ai mang gió đến vậy? Gió từ đâu đến? Và gió đi về đâu? - Không biết rằng ông thần gió có khả năng trả lời hết tất cả những câu hỏi nầy hay không, chứ con người bình thường như chúng ta phải chịu thua. Nhưng chúng ta phải công nhận một điều là không có gió thì chúng ta cũng khó sống lắm đấy. Đặt biệt là hơi thở. Đâu có khi nào ta quan tâm đến nó. Từ khi sanh ra cho đến lúc trưởng thành rồi già, bịnh chết. Có ai đó siêng năng ngồi đếm thử ta đã thở được bao nhiêu lần rồi chăng? Nhưng khi bệnh ta thấy nhiều người khó thở là chiến đấu với tử thần trong từng gang tấc. Lúc ấy người bệnh kia và ngay cả chính mình cũng cảm thấy rằng gió hay hơi thở quả là cần thiết nhỉ? Phải làm gì để ta bảo vệ cho gió và khi ta mời gọi gió có ở lại ta chăng?

Lửa! Lửa là gì nhỉ? Tại sao có lửa? Lửa tử đâu sinh ra? Và ai sinh ra lửa? Có phải là trong cây có lửa hay lửa đốt thân cây? Thật là rắc rối. Không biết bao nhiêu là câu hỏi; nhưng làm sao trả lời cho hết đây. Thời buổi nầy cái gì cũng hiện đại hóa, không cần đi đâu xa, ở trong nhà chỉ cần bật gas lên là có lửa; nhưng người xưa để có lửa đâu phải đơn giản như vậy. Họ phải mang hai cục đá cọ xát vào nhau, hoặc giả lấy cây gổ nhọn, xoay vào thân cây gổ khác thì lửa mới sinh ra và từ đó họ mới có lửa để nấu ăn hoặc đốt rừng v.v... nhưng lửa ấy sẽ đi về đâu? Toàn là những câu hỏi gì mà khó trả lời vậy.

Có lẽ vì khó như vậy đức Phật chẳng muốn giải thích làm gì cho rắt rối thêm nữa. Mà nếu có giải thích đi chăng nữa loài có chịu hiểu cho chăng? Hay lại cứ thắc mắc hoài. Do vậy mà Phật đã nói rằng: Tứ đại giai không là đúng nhất. Nghĩa là không từ đâu đến và chẳng đi về đâu. Nghĩa là ở đâu đó khi cần là nó xuất hiện. Vì trong cái nầy nó có cái kia, trong cái kia nó có cái nọ. Cái mà ta đang mang trên người đây nó chỉ là một sự vai mượn mà thôi. Nếu một trong bốn chất ấy không còn đứng vững nữa thì thân cát bụi nầy sẽ trả về cho cát bụi. Vậy thì cái gì là của ta đâu? Cái đầu nầy là của ta? Cái tay? Cái chân? Cái hàm răng? Cái sự suy nghĩ? Thật ra chẳng có cái nào là chủ tể cả. Tất cả chỉ là những sự vai mượn mà thôi. Chỉ là vai mượn; nhưng lâu nay mình nghĩ là của chính mình. Do vậy mình muốn tất cả điều phải thuộc về mình. Ví dụ như tiền ấy phải là của mình. Người đẹp ấy phải là của mình, hột xoàn ấy là của mình. Đây là cái xe, cái tủ lạnh v.v... tất cả là của mình và thuộc về mình. Nếu nó không thuộc về mình thì mình phải cố gắng tranh đấu làm sao cho nó thuộc về mình bằng bất cứ giá nào. Miễn sao ta phải làm chủ cho được nó mới thôi. Nhưng khi làm chủ được nó rồi thì sao? Vàng kia vẫn là vàng, ngọc kia vẫn là ngọc, chứ ngọc đâu phải là mình, mình đâu phải là ngọc, vậy thì mình là ai đây mình là cái gì? Mình là ông Kỷ Sư, bà Bác Sĩ, ông Tổng Thống hay Bà Hoàng Hậu. Sau khi chết rồi thì sao nữa v.v... thật là những câu hỏi quá rắc rối. Nhưng trong cuộc sống bình thường mấy ai tự đặt ra. Vì còn mạnh khỏe là còn lao đầu vào những danh, lợi, ti��n, tình ấy để chiến đấu cho đã. Thế mà lúc cận tử nghiệp léo đến thì mới sực nhớ ra rằng: Aha! Có một lúc nào đó bên tai thoang thoảng có nghe rằng cuộc đời nầy là vô thường thế gian nầy là giả hợp... Bây giờ đã thấm rồi đó, đã rõ lắm rồi nhưng làm sao ngượng ngồi dậy được đây để chiêm nghiệm về sự vô thường đó. Ta muốn làm một cái gì đó cho thật ý nghĩa như lạy Phật một lạy, làm một chút phước để cứu người nghèo chẳng hạn; nhưng ôi thôi đã quá trễ rồi.

Vậy thì cái gì sẽ còn lại sau khi những thứ kia biến mất đi hoặc thay hình đổi dạng? Còn chứ! Đó là những việc làm, những hành vi tạo tác thiện hay ác, lành hay dữ ở đời nầy hay đời trước, tuy mình không thấy nhưng những gì mình đã vai, bây giờ phải trả đấy. Thế là thần thức chơi vơi nơi cõi không người. Biết nương tựa vào ai đây? Bình thường vốn ta chẳng quan tâm đến điều ấy và ta nghĩ rằng nghiệp đấy là của ai kia chứ, đâu phải là của ta. Vậy thì bây giờ phải làm sao đây? Phật ở đâu? Bồ Tát ở đâu? Lúc ấy mà còn nhớ được Phật và Bồ Tát hẳn là điều quý lắm. Chỉ có sợ đầu trâu mặt ngựa đến trước mặt liền để dẫn đi vào cõi Địa Ngục và đâu còn có cái Tâm sáng suốt bình thường để nghĩ tới Phật được?

Thế là tội nhơn phải ngụp lặn nơi chốn nại là, làm sao có thể khỏi khổ được? Chỉ có thân nhân nơi cõi thế mời Thầy đến nhà để cúng siêu độ, hoặc gia đình bố thí làm phước hoạ may người chết chỉ hưởng một phần bảy mà thôi. Còn những phần còn lại phải tiếp tục trả cho xong trong nhiều kiếp luân hồi nữa.

Bình thường ai khuyên ta niệm Phật, ta bảo còn sớm lắm. Để tôi lo cho gia đình, con cái, cháu chắt xong sẽ niệm chứ đâu có vội gì! Nhưng nếu bình thường không niệm Phật để trở thành thói quen thì khi tử thần đến gọi chỉ nhớ đến tiền của, con cháu chắt, chứ làm sao nhớ đến câu Phật hiệu được. Hãy nên tạo một thói quen để gieo vào tâm thức. Đó là câu niệm Phật.

Phật dạy trong kinh Kim Cang rằng: “Nhứt thiết Pháp giai thị Phật Pháp“, nghĩa là tất cả Pháp đều là Phật Pháp. Không cứ là pháp nầy hay pháp kia. Pháp nọ hay hơn pháp ấy nhưng lỡ pháp nầy không hợp với ta thì sao? Do vậy, mà hãy chấp nhận pháp nào mà mình cảm thấy thích hợp để theo là quý rồi. Theo như thế để huân tập chủng tử lành và nếu có lâm chung cũng có nơi chốn mà hướng về. Nếu không, tâm thần chỉ lơ lửng giữa khoảng u u minh minh ấy thì không biết là phải nương tựa vào chốn nào.

Phật dạy tiếp trong kinh Kim Cang rằng: “Những lời ta dạy cũng giống như chiếc bè. Pháp đúng còn phải bỏ huống chi là pháp sai“Thế nào là chiếc bè? Chiếc bè có nhiệm vụ đưa người qua sông hay nói xa hơn là giáo pháp ấy có nhiệm vụ đưa người qua khỏi cảnh khổ tử sinh. Khi qua sông rồi, thì nên quên chiếc bè ấy đi, đừng nhớ đến nó làm gì. Vì nó chỉ là phương tiện chuyên chở mà thôi.

Thế nào là chánh pháp còn phải bỏ, huống chi phi pháp? Chánh Pháp là những gì không thuộc về lời nói và sự đối đãi. Còn phi pháp là những gì mà mình nói là của ta và những gì thuộc về ta đó. Tất cả phải bỏ hết thì mới qua thuyền được chứ không sẽ chìm đấy.

Nếu vậy thì cuộc đời nó có cái ý nghĩa gì? Có chứ! Có cái tương đối của nó trong thế gian nầy, mà chúng ta chỉ là khách trần qua lại mà thôi. Do vậy, mà ca dao xứ Huế có câu rằng:

“Trăm năm trước thì ta chưa có.

Trăm năm sau có cũng như không

Cuộc đời sắc sắc không không

Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi“

Rõ ràng là như vậy. Cuộc đời nầy dài lắm, lâu lắm rồi. Đâu phải là vì co ta cho nên trời đất mới hiện hữu. Đâu phải vì có ta cho nên đất, nước, gió, lửa, mới thành hình. Tật ra, ta nầy nó chảng là gì cả. Không một mảy may gì có ý nghĩa đối với cuộc đời nầy. Trpong vô lượng vô biên thế giới ấy, ta chưa bằng một hạt bụi mà. Có gì đâu để quan trọng hoá?

Rồi ta cũng phải ra đi một ngày nào đó thôi. Bởi vì cuộc đời nầy lúc thế nầy lúc thế nọ, lúc có, lúc không, lúc còn, lúc mất. Nếu có còn thì chỉ còn tấm lòng từ bi, tấm lòng nhân hậu đối với cuộc đời nầy mà thôi, Chứ thật ra chẳng còn cái gì cả. Thế mà khi còn sống chúng ta đã tranh danh đoạt lợi không biết mệt mõi. Chiến đấu để sống còn với hư danh, hảo tướng ấy. Ai hiểu được điều nầy và ai sẽ là người lên thuyền để qua bờ giác ngộ trước và từ luân hồi vào Tịnh Độ bao xa vậy? Thật sự ra thì nó cũng chẳng xa mà cũng chẳng gần. Gần như trong gang tấc mà xa thì thật là xa. Sự gần gũi ấy nó cũng giống như trái hồng từ lúc mới ra còn xanh, ăn vào sẽ thẫ chát, nhưng qua ngày tháng, qua sự xúc tác với ánh sáng mặt trời, hồn kia thay hình đổi dạng, biến thể từ từ. Từ chỗ chát đi đến chín muồi, ngọt lịm nơi môi. Tịnh độ hay luân hồi cũng chỉ thế thôi. Tịnh Độ có trong Luân Hồi và từ trong Luân Hồi chuyển sang Tịnh Độ, nhưng khi đã vào Tịnh Độ rời thì không chuyển lại Luân Hồi nữa. Ví như trái hồng đã ngọt rồi thì không còn chứa vị chát nơi đó. Còn khi xa thì xa bao nhiêu?

Cũng trong vòng sanh tử tử sanh ấy, chuyển từ loài nầy đến loài khác, nếu chúng ta có duyên may gặp được Phật Pháp, như trái hồng kia gặp ánh sáng mặt trời chiếu dọi, thì quả vị thành thục của Tịnh Độ đâu có xa - ở trước mắt. Còn nếu chẳng may sinh vào chốn tam đồ, nơi không có ánh sáng chân lý thì trái hồng kia vị chát ấy vẫn chưa biến đổi được, đôi khi lúc còn non đã phải rời khỏi thân cây mẹ rồi, cứ thế và cứ thế tiếp tục trong vòng trả vay vay trả ấy.

Như thế thì phải làm gì đây?

Dễ quá mà! phải tu và phải ý niệm được cuộc đời nầy là vô thường. Vì mình không bỏ nó thì nó cũng sẽ bỏ mình như hơi thở, nước kia, lửa nọ, đất nầy. Nó thật đơn giản. Điều quan trọng là ta phải ý thức những gì có hình tướng và ngay cả những gì không có hình tướng trên cuộc đời nầy thì chúng cũng chỉ là giả danh thôi chứ không phải là thực tướng và thực tướng ấy phải tìm bên trong chứ không phải bên ngoài và tìm nơi chính ta chứ không phải là ai xa lạ cả?

Nếu chúng ta tất cả đều hiểu lý duyên sanh về vô thường, khổ, vô ngã thì làm sao bị đắm nhiễm mãi trong biển trần lao nầy được. Hãy buông xả từ từ mọi sự đắm nhiễm và hãy xem tất cả chỉ là bọt bèo, giả tạm, không có gì là chủ tể cả. Vậy tất cả chúng ta hãy mau mau niệm cầu Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật để thành thục nơi chốn liên đài của cõi vô sanh.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2020(Xem: 6447)
Trong đời sống tâm linh, có hai bước ngoặt nổi bật và cực kỳ quan trọng đã làm thay đổi cả một cuộc đời của tôi, và tôi chắc sẽ còn ảnh hưởng sâu đậm đến tận những hơi thở cuối cùng của kiếp người mà tôi đã và đang khiêng mang vác gánh.
16/05/2020(Xem: 6101)
Một CEO 9x rất nổi tiếng trong thương trường mới đây tuyên bố rằng “ 1- Xã hội hiện nay là của kẻ Thắng . Chỉ có Thắng bại mới luận anh hùng ! 2- Người thành công là kẻ Dũng cảm và quyết đoán . Cầm lên được thì cũng bỏ xuống được ! 3- Xã hội cạnh tranh rất khốc liệt nếu bạn không học , bạn sẽ bị đào thải ... Học, họa gì và học mãi đủ mọi vấn đề ! “ Đây là một trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay ?
16/05/2020(Xem: 6130)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa. Tình cảm sâu đậm mấy mươi năm do thói quen sống gần gũi, do những yêu thương chăm sóc lẫn nhau, do những thành công hay thất bại đều có người đó bên cạnh chung vai chia xẻ
16/05/2020(Xem: 8391)
Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, được sanh thiên, vãng sanh Tịnh Độ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo Từ thời Tiểu thừa (thời A Hàm) cho đến đại thừa thời Phương Đẳng, Niết Bàn, kinh văn đều cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh là hạnh rất lành, là tối thượng thí như trong những đoạn kinh sau: Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc Ta. Người trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta.Sở dĩ như thế là vì nay Ta đích thân coi sóc người tật bệnh.
16/05/2020(Xem: 6849)
Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.
16/05/2020(Xem: 5795)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5699)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5440)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7218)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 5825)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]