Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Những lời khai thị của lịch đại tổ sư

03/08/201113:29(Xem: 7258)
Chương 3: Những lời khai thị của lịch đại tổ sư

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I.

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

CHƯƠNG III: NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA LỊCH ĐẠI TỔ SƯ

Đại sư Trí Giả

Đại sư Trí Giả[12]được tôn xưng là Phật Thích-ca tái thế. Ngài sống vào giai đoạn các đời Trần, Tùy ở Trung Hoa.

Đại sư nhìn thấy ngư dân ven biển ngày ngày bắt cá sát sinh. Ngài khởi lòng từ bi, liền dùng tiền cúng dường mua được một nơi ven biển Thượng Hải làm ao phóng sinh. Lại vì ngư dân giảng kinh nói pháp. Nhóm ngư dân sau khi nghe pháp đều đổi ngành chuyển nghiệp, tôn trọng mạng sống, ham làm điều thiện, còn đem hộ lương 63 sở ở ven biển có từ 300 - 400 dặm làm ao phóng sinh. Đây là nơi phóng sinh đại quy mô sớm nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trung Hoa. Vật mạng được cứu sống có đến hàng vạn ức. Tây Hồ hiện nay tức là ao phóng sinh mà năm xưa Đại sư sáng lập.[13]

Đại sư Vĩnh Minh

Đại sư Vĩnh Minh tương truyền là Phật A-di-đà từ bi thị hiện vào thời Ngũ đại ở Trung Hoa. Đại sư trước làm quan coi kho ở huyện Dư Hàn. Thường muốn làm việc phóng sinh nên lấy tiền trong quốc khố để mua tôm, cá, chim... mà phóng sinh. Đến khi truy cứu bị khép tội lấy trộm quốc khố, phải xử tử hình, nhưng ngài trước sau mặt không đổi sắc. Quốc vương lấy làm lạ, gạn hỏi nguyên do. Đại sư đáp rằng: “Tôi vì phóng sinh nên mới làm việc này. Nay đã cứu được hàng ngàn, hàng vạn sinh mạng. Nhờ công đức này để vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, vì thế nên vui mừng chứ không hề lo sợ.” Vua hiểu chuyện, tôn trọng đức hạnh của ngài bèn ra lệnh xá tội. Từ đó ngài xuất gia làm tăng sĩ, trọn đời niệm Phật tu hành, đắc đạo chứng quả. Đời sau tôn xưng ngài là Tổ thứ sáu của Liên tông (tức Tịnh độ tông).

Đại sư Huệ Năng

Đại sư Huệ Năng là Tổ thứ sáu của Thiền tông. Từ sau khi được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai truyền tâm ấn, vì tránh sự bức hại của kẻ xấu nên đi về Thiều châu ở phương nam mà ẩn mình, giấu kín thân phận, cùng sống chung trong một đoàn thợ săn.

Đoàn thợ săn giao cho ngài giữ lưới. Ngài lấy tâm từ bi làm hoài bão, gặp những con vật như sói, cọp, nai, thỏ... bị sa lưới đều tìm cách để phóng sinh. Phóng sinh như vậy được 16 năm, vật mạng được cứu sống không thể tính đếm hết, lại còn cảm hóa được nhóm thợ săn đổi nghề hướng thiện. Sau này, Đại sư ở tại đạo tràng Tào Khê làm hưng thạnh Thiền tông, truyền khắp mọi nơi.

Đại sư Hàn Sơn và Đại sư Thập Đắc

Đại sư Hàn Sơn tương truyền là Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi thị hiện, còn đại sư Thập Đắc tương truyền là Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện.

Đại sư Hàn Sơn hỏi ngài Thập Đắc: “Phóng sinh có thể thành Phật được chăng?” Đáp rằng: “Chư phật vô tâm, duy chỉ lấy từ bi làm tâm. Người có thể cứu cái khổ của sinh mạng tức là thành tựu tâm nguyện của chư Phật. Cho nên, sinh một niệm từ bi, cứu sống một sinh mạng tức là tâm nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm vậy. Ngày ngày làm việc phóng sinh thì tâm từ bi cũng ngày ngày tăng trưởng, mãi mãi không ngừng, niệm niệm đều chảy vào biển lớn đại từ bi của đức Quán Thế Âm. Khi ấy, tâm ta tức là tâm Phật, sao lại chẳng thành Phật?”

Cho nên biết rằng nhân duyên phóng sinh chẳng phải những điều lành nhỏ nhặt có thể so sánh được. Phàm là người đồng nguyện như ta nên rộng hành khuyến khích, khéo léo khiến cho mọi người đều biết trở về với tâm từ bi của chính mình mà hóa độ chúng sinh.

Thiền sư Chí Công

Vua Lương Võ Đế hỏi thiền sư Chí Công rằng: “Công đức phóng sinh như thế nào?” Thiền sư đáp rằng: “Công đức phóng sinh không thể hạn lượng. Trong kinh dạy rằng: Muôn loài chúng sinh đều có tánh Phật, chỉ vì mê vọng nhân duyên nên khiến cho thăng trầm khác biệt. Cho đến sinh tử luân hồi trở thành quyến thuộc với nhau, thay đầu đổi mặt chẳng nhìn ra nhau được nữa. Nếu phát được tâm hỷ xả, khởi niệm từ bi, người chuộc mạng phóng sinh thì đời này ít bệnh sống lâu, tương lai chứng được quả Bồ-đề.”

Thiền Sư Phật Ấn

Thiền sư Phật Ấn có kệ rằng:
“Tham tha nhất luyến, luyến hoàn tha,
Cổ thánh lưu ngôn chung bất ngụy.
Giới sát niệm Phật kiêm phóng sinh,
Quyết đáo Tây phương thượng phẩm hội.”

Tạm dịch:

Miếng ăn, miếng trả ắt chẳng sai,
Lời chư thánh xưa nào hư dối?
Giới sát, niệm Phật, thường phóng sinh,
Quyết về Tây phương, bậc Thượng phẩm.[14]

Đại Sư Liên Trì

Đại Sư Liên Trì sống vào triều đại nhà Minh, từ nhỏ ưa thích làm việc phóng sinh. Sau khi xuất gia, ngài xây dựng ao phóng sinh ở hai nơi là Trường Thọ và Thượng Phương. Ngài có trước tác một bài Giới sát phóng sinh, khuyên dạy hết thảy người đời nên giới sát phóng sinh. Ngài cũng để lại cho hậu thế bức vẽ Liên Trì Đại Sư đồ giải. Tranh vẽ, văn chương của ngài đều đẹp đẽ phong phú, đều ân cần khẩn thiết khuyên răn người đời chân lý nhân quả báo ứng, cùng với nhiều sự thực chứng, cảm ứng rõ ràng nghiệp ác của việc sát sinh và nghiệp lành của việc phóng sinh. Đời sau tôn ngài làm Tổ thứ tám của Liên tông (tức Tịnh độ tông). Sau đây là những lời khuyên của ngài về việc giới sát phóng sinh:

1. Ngày sinh không đuợc sát sinh

Cha mẹ đau đớn, sinh ra ta vất vả. Ngày sinh ra ta chính là ngày mẹ ta chết dần đi. Vì vậy nên phải cấm tuyệt việc sát sinh, nên ăn chay, làm nhiều điều thiện, cầu cho cha mẹ tăng thêm phúc thọ. Cớ sao lại quên nỗi vất vả của cha mẹ mà nỡ lòng sát hại sinh linh?

2. Sinh con không được sát sinh

Không có con ắt phải buồn lo, sinh được con thì rất vui. Sao không nghĩ xem, loài cầm thú cũng biết yêu thương con, cớ sao mình sinh con ra lại khiến cho con của loài khác phải chết? Như vậy có thể yên tâm được sao? Than ôi đứa trẻ vừa mới sinh ra, đã không vì nó tích đức mà lại sát sinh, thế chẳng là mê muội lắm sao?

3. Cúng giỗ không được sát sinh

Khi cúng giỗ người đã khuất hoặc tảo mộ vào tiết xuân thu đều nên cấm việc sát sinh để tạo phước đức. Trong tự nhiên sẵn có tám loại thực phẩm quý để dâng cúng,[15]đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao? Sát sinh để dâng cúng chính là đại bất hiếu!

4. Hôn lễ không được sát sinh

Việc cưới hỏi ở thế gian, có đủ nghi lễ thì thành chồng vợ, nào có phụ thuộc vào việc sát sinh? Khi lập gia đình là đã bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Trước lúc sinh con mà làm việc giết hại, quả là nghịch lý. Như vậy là ngày lễ tốt lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại, chẳng phải là mê muội lắm sao?

5. Đãi khách không được sát sinh

Ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đãi bạn rau, gạo, quả, trà không trở ngại chi đến cảnh trí nhà Phật. Cớ sao lại giết hại mạng sống? Cùng cực béo ngọt, vui ca say sưa với cốc chén, giết hại oan uổng bao mạng sống trên mâm ăn! Than ôi! Người có tấm lòng, nhìn thấy như vậy chẳng buồn lắm sao?

6. Cầu an không được sát sinh

Người đời có thói quen sát sinh để tế thần, mong thần phù hộ. Không nghĩ rằng mình tế thần là muốn tránh cái chết, cầu sự sống, nhưng giết hại mạng sống loài khác để mong cho mạng mình sống lâu quả thật là nghịch lý, tàn độc hung ác.

7. Buôn bán sinh sống không đưọc sát sinh

Phàm là con người ai cũng phải vì cơm ăn áo mặc. Hoặc phải đi săn bắt, hoặc phải xuống nước bắt cá, mò tôm, hoặc phải giết trâu, bò, lợn, chó... cũng chỉ vì kế sinh nhai. Nhưng xét lại, những người không làm các nghề này cũng vẫn có cơm ăn áo mặc, đâu vì thế mà phải chết đói chết rét? Làm nghề sát sinh ắt sẽ chịu quả báo bị giết hại. Lấy việc giết hại mà được giàu có thì trăm người chẳng có lấy một! Ngược lại còn phải chịu ác báo trong nay mai, không có gì nguy hại hơn thế. Sao không cố gắng thay đổi nghề nghiệp, chọn những cách sinh nhai hiền lành chẳng phải tốt hơn sao?

Người Phật tử phải luôn tâm niệm bảy điều này để làm kim chỉ nam trong đời sống hằng ngày.

Người giữ giới không sát sinh được thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp. Nếu dốc hết sức làm việc phóng sinh, lại thêm chuyên tâm niệm Phật, không những tăng trưởng phước đức mà còn nhất định sẽ được tùy nguyện vãng sinh, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, tiến lên địa vị không thối chuyển.

Đại Sư Ngẫu Ích

Đại Sư Ngẫu Ích dạy rằng: “Giết hại sinh mạng tức là giết mất các đức Phật tương lai trong tự tâm mình. Phóng sinh tức là cứu sống các đức Phật tương lai trong tự tâm mình. Nếu cứu sống các đức Phật tương lai trong tự tâm tức là phép tam-muội niệm Phật chân thật. Tu tập phép tam-muội niệm Phật này tức là thường xuyên chuyển kinh Pháp Hoa đến trăm ngàn vạn ức bộ vậy.”

Đại sư Ấn Quang

Đại sư Ấn Quang được xem vị đại sư đệ nhất của Tịnh độ tông kể từ năm Dân quốc (1912) tới nay. Đời sau tôn xưng ngài là Tổ đời thứ 13 của Liên tông (tức Tịnh độ tông). Đại sư hết lòng đề xướng việc giới sát phóng sinh, không tiếc sức lực. Trong nhiều bài thuyết pháp, Đại sư đều giảng rõ về sự lý của việc giới sát phóng sinh, khuyến khích đệ tử cố gắng giới sát phóng sinh. Nay xin ghi lại vài câu pháp ngữ của Đại sư về việc giới sát phóng sinh như sau:

“Người giới sát phóng sinh, đời sau được sinh lên cõi trời Tứ thiên vương, hưởng phước vô cùng. Nếu lại có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc, công đức ấy thật vô bờ bến. Phàm những ai muốn cho việc nhà được bình an, thân tâm an ổn, tráng kiện, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, chỉ cần khởi sự từ việc giới sát phóng sinh, ăn chay niệm Phật mà cầu thì đều được cả. Phật giáo truyền sang phương Đông, chỉ rõ lẽ nhân quả báo ứng, khuyên người giới sát phóng sinh, bỏ việc ăn thịt súc vật mà theo cách ăn chay.”

Đại sư Hoằng Nhất

Đại sư Hoằng Nhất là vị đại đức của Luật tông trong thời cận đại, cũng đề xướng việc phóng sinh. Ngài dạy: “Xin hỏi quý vị, có muốn trường thọ chăng? Muốn lành bệnh chăng? Muốn khỏi tai nạn chăng? Muốn được con cái chăng? Nếu ai muốn thì nay đã có một phương pháp đơn giản, dễ thực hành, tức là phóng sinh vậy.”

Lão Hòa Thượng Hư Vân

Lão Hòa Thượng Hư Vân là bậc Thiền tông đại đức, cũng dạy chúng ta giới sát, phóng sinh, đoạn ác tu thiện. Ngài dạy: “Đây là cơ hội muôn kiếp khó gặp, chúng ta phải dũng mãnh tinh tấn, phải trong ngoài cùng tu. Tu tập bên trong tức là chỉ đơn độc tham một câu thoại đầu: Niệm phật là ai? Hoặc niệm một câu A-di-đà Phật, không khởi tham, sân, si, các tạp niệm, khiến cho chân như pháp tánh được hiển bày. Tu tập bên ngoài tức là giữ giới sát sinh, đem Mười điều ác chuyển thành Mười điều thiện. Chớ nên suốt ngày rượu thịt buông lung, tạo thành tội nghiệp vô biên.”

Đại sư Diệu Thiện

Đại sư Diệu Thiện cũng được Phật tử tôn xưng là đức Phật sống Kim Sơn. Việc phóng sinh là một trong các sinh hoạt thường ngày của ngài. Ngài đối với các loài cầm thú như chim, cá, rùa, ốc, cua... đều có lòng thương yêu, đối xử bình đẳng. Bất cứ đi đến đâu ngài cũng đều ưa thích làm việc phóng sinh.

Ngài từng nói với những người đệ tử đang chịu khổ báo rằng: “Ta tuy có thể tạm thời làm cho bệnh khổ của ông giảm thiểu, nhưng nghiệp giết hại từ nhiều kiếp trước của ông vẫn chưa tiêu mất, e rằng sẽ có mối lo chết yểu. Có một phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng hay nhất là làm việc phóng sinh và giới sát. Cho nên, phóng sinh là công đức lớn nhất. Ông nếu tin được lời tôi, hãy mau mau tùy sức mà mua lấy vật mạng để phóng sinh thì có thể tăng phước, tăng thọ.”

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói về việc giới sát phóng sinh như sau: “Chúng sinh từ xưa nay không dứt nổi nghiệp giết hại, ai ai cũng phạm vào việc sát sinh. Sát sinh có thể chia làm hai loại: Một là trực tiếp, hai là gián tiếp. Trực tiếp là tự mình giết hại chúng sinh, cắt xẻo lấy da thịt mà làm thức ăn. Gián tiếp là vì mình ăn thịt chúng sinh nên khiến cho người khác phải làm việc giết hại để phục vụ mình.

“Cái nhân tạo ra của hai loại sát sinh này tích tụ lâu ngày, gặp duyên thì kết thành cái quả của nạn đao binh, chiến tranh. Có người cho rằng, muốn cứu vãn nạn chiến tranh thì phải làm nhiều việc thiện như sửa cầu, làm đường... Lời nói như vậy không thể tin cậy được. Bởi vì nay phải chịu nạn đao binh chẳng phải do cái nhân quá khứ phá hoại cầu cống, đường sá. Nay muốn lấy việc làm đường, sửa cầu cống mà giải trừ, thì là hai việc hoàn toàn khác nhau.

“Tôi xin đem phương pháp phóng sinh đơn giản nói với các vị: Trước tiên phải gia trì chú Đại bi vào một ly nước sạch, rồi rưới lên mình chúng sinh được phóng sinh, miệng niệm bài sám hối như sau:

Chúng con xưa nay tạo ác nghiệp,

Đều do ba độc tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý mà sinh ra.

Nay đối trước Phật cầu sám hối.

“Sau khi niệm như vậy ba lần rồi, lại vì những súc sinh ấy mà niệm Tam quy y:

Quy y Phật,

Quy y Pháp,

Quy y Tăng.

Quy y Phật không đọa địa ngục.

Quy y Pháp không đọa ngạ quỷ.

Quy y Tăng không đọa súc sinh.

“Tại sao đối với chúng sinh phải nói Tam quy y? Bởi vì tất cả chúng sinh đều có hai cái mạng: Một là thân mạng, hai là huệ mạng. Phóng sinh chẳng những cứu lấy thân mạng, mà cũng nên cứu lấy cái huệ mạng của chúng. Nói Tam quy y cho chúng nghe là tạo nhân lành cho chúng, nếu nghe mà nhận được thì đời sau sẽ không phải rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu được thân người thì có thể phát tâm Bồ-đề, tin sâu Phật pháp, sẽ có khả năng thành Phật. Đây tức là cứu cái huệ mạng của chúng.”

Pháp sư Viên Nhân

Pháp sư Viên Nhân dạy rằng: “Tật bịnh, ung thư, tai nạn... sở dĩ có thể bất hạnh sinh ra là duyên nơi nghiệp giết hại trước kia chúng ta đã tạo nên mà chiêu cảm lấy quả báo này. Phương thức giải quyết chính là phóng sinh. Nhờ vào việc bỏ tiền, bỏ sức để cứu mạng phóng sinh nên có thể đền trả vô số món nợ sát sinh trước kia mà chúng ta đã thiếu.

“Điều quý báu nhất của mỗi chúng sinh đều là mạng sống. Giết hại chúng thì chúng oán hận nhất, oan cừu kết sâu nhất, cho nên nói nghiệp giết hại là nặng nhất. Ngược lại, cứu sống được chúng thì chúng cảm kích nhất, tạo được nhiều phước thiện nhất, cho nên nói công đức phóng sinh là đệ nhất.

“Những ai phê phán, hủy báng việc phóng sinh, hoặc cản trở nghi ngờ việc phóng sinh cần phải lưu ý. Vì cản trở người phóng sinh thì cũng giống như sát sinh, khiến cho hàng ngàn hàng vạn sinh mạng không được giải cứu, phải hàm oan mà chết. Tội lỗi đó thật là vô lượng vô biên. Nhất định phải gấp rút sám hối, sửa lỗi, nếu không thì khổ hình nơi địa ngục nhất định không tránh khỏi.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 12125)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 8210)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19290)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 6972)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6289)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 13753)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12475)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 16853)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10614)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 8986)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]