Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Công đức phóng sinh

03/08/201113:29(Xem: 7075)
Chương 2: Công đức phóng sinh

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I.

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

CHƯƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Hỏi: Có thể nào giảng giải thêm về ý nghĩa sâu xa hơn nữa của việc phóng sinh trong trường hợp những con vật thả ra bị chết?

Đáp: Chúng ta có thể xem trong phẩm Lưu thủy trưởng giả tử thứ 16 trong kinh Kim Quang Minh. Tiền thân của Đức Phật có lần là con nhà trưởng giả, vì không nỡ nhẫn tâm thấy hàng vạn con cá đang dần dần bị chết khô trong vũng cạn, nên gấp rút dùng hai mươi con voi lớn chở nước đến đổ vào để cứu sống sinh mạng đàn cá, lại vì một vạn con cá ấy mà thuyết pháp, niệm Phật. Trong ngày mạng chung, số thi thể cá này tích tụ trên bờ ao, thần thức của chúng được vãng sinh lên cõi trời Đao-lợi, hưởng phước không cùng. Nay xin trích dẫn nguyên văn trong kinh làm chứng: “Bấy giờ, cõi đất nơi ấy chấn động dữ dội, mười ngàn con cá cùng chết đi trong một ngày. Vừa chết rồi liền được sinh về cõi trời Đao-lợi.”[5]

Sự thật, phước báu lớn lao của việc phóng sinh còn là ở chỗ thực hiện nghi thức phóng sinh, bao gồm việc quy y, niệm Phật. Loài súc sinh trong lúc sắp chết, thử hỏi có mấy con may mắn được quy y Phật, Pháp, Tăng? Lại còn được các vị pháp sư và cư sĩ đều vì chúng mà niệm Phật cầu nguyện cho được siêu độ. Nhờ đó mà nghiệp báo mau dứt, sớm được ra khỏi ba đường ác, há chẳng phải phước duyên sâu dày lắm sao? Nhờ đó mà nghiệp báo súc sinh sớm dứt, được chuyển sinh kiếp người, biết niệm Phật tu hành, nhanh chóng được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, há chẳng phải là nhân duyên thù thắng hay sao? Cho nên khi cư sĩ khi phóng sinh phải luôn phát tâm từ bi mà cứu chuộc sinh mạng. Thử đặt mình vào vị trí nguy kịch ấy, vì cứu lấy mạng sống đang nguy ngập mà làm việc phóng sinh. Nếu vạn nhất con vật ấy có chết đi thì chúng ta cũng không có gì phải hổ thẹn với lương tâm, đồng thời cũng đã dành cho chúng sự cầu nguyện chân thành vô hạn. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy rằng: “Tâm Phật chính là tâm đại từ bi, dùng tâm từ không vướng mắc mà hóa độ khắp cả chúng sinh.”[6]

Hỏi: Muôn loài cầm thú có đến hàng ngàn, hàng vạn, chúng ta phóng sinh làm sao thả cho hết được?

Đáp: Đức lớn của trời đất là sự sống, đạo lớn của Như Lai là từ bi. Thuận theo đạo trời thì yêu thích sự sống mà chán ghét sự giết hại. Nay ta cố gắng thực hiện việc phóng sinh, nuôi dưỡng tâm từ bi là hợp với lòng trời mà chư Phật lại hoan hỷ. Nếu như cứu được một mạng sống, công đức đã là vô lượng vô biên, huống chi là cứu được nhiều mạng sống? Đến như muôn vạn loài súc sinh, dù hết lòng cứu vớt cũng không hết, đó là do từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay cộng nghiệp tạo thành, chẳng phải trong một lúc có thể dứt hết. Chúng ta chỉ cần đem hết khả năng mình, tùy duyên mà thực hiện việc phóng sinh. Không thể vì muôn loài súc sinh quá nhiều không giải cứu hết mà lại không ra tay cứu lấy những sinh mạng trong muôn một.

Kinh Đại Bát Niết-bàn dạy rằng: “Lòng đại từ đại bi gọi là tánh Phật.”[7]Lại cũng dạy rằng: “Lòng từ bi chính là Như Lai, Như Lai chính là lòng từ bi.”[8]

Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn.

Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay.

Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con duy nhất. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật.

Luận Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.”[9]Trong kinh Phật cũng dạy rằng: “Tâm từ chính là nhân duyên đem đến mọi sự an lạc.”

Hỏi: Nếu ai ai cũng làm việc phóng sinh mà không giết hại, các loài súc sinh sẽ sinh sản càng nhiều, tương lai thế giới này há chẳng phải sẽ trở thành thế giới cầm thú hay sao?

Đáp: Như các loài kiến, mối, côn trùng... loài người không ăn chúng nó, để mặc tình chúng tự nhiên sinh sản, nhưng thế giới ngày nay có phải là thế giới của loài kiến chăng? Hay là thế giới của loài mối, của côn trùng chăng? Thật ra, những loài vật mà ta phóng sinh, khi được tự do sinh sản, được nuôi dưỡng trong thế giới tự nhiên, thì tự chúng có sự điều tiết phù hợp trong sinh thái và sinh sản cân bằng. Nghiệp ác của chúng ta hiện nay vẫn chưa được giải trừ, nếu lại cứ một mực lo lắng rằng các loài súc sinh trên thế giới sẽ quá nhiều, như vậy có khác nào người nông dân chưa xuống ruộng gieo giống mà lại cứ ngày ngày lo lắng mai sau lúa thóc chín đầy cả ruộng đồng, không sử dụng hết. Lo lắng vô cớ như thế há chẳng phải là buồn cười lắm sao?

Nên biết rằng, nhân quả báo ứng như bóng theo hình, mảy may không sai chạy. Hiện nay, trên thế giới sở dĩ cầm thú rất nhiều chính là vì trước kia những người giết cầm thú quá nhiều, nay phải hóa sinh làm cầm thú. Như người ăn dê, dê chết rồi thành người, người chết lại thành dê, sinh sinh tử tử trở thành báo oán lẫn nhau, đời đời không dứt. Vì sự oan oan tương báo như thế, cùng làm súc sinh, cho nên có thế giới cầm thú. Nếu như người người đều có thể bỏ việc giết hại, làm việc phóng sinh, thì oan nghiệp hận thù giữa súc sinh và con người sẽ dần dần tiêu mất. Cầm thú súc sinh do đó dần dần giảm thiểu, cõi người, cõi trời ngày càng thêm đông. Như nước Sở chẳng ăn ếch mà ếch lại ít dần. Nước Thục chẳng ăn cua mà cua tự nhiên ngày càng hiếm. Thời xưa đã có tấm gương sáng, chúng ta nên tự phản tỉnh, xét soi. Kinh Đại Nhật có dạy rằng: “Phật pháp lấy tâm Bồ-đề làm chánh nhân, lấy lòng đại bi làm căn bản.”

Hỏi: Khuyên những người làm nghề sát sinh thay đổi nghề nghiệp, đó là làm hại sinh kế của người ta. Như thế là thương loài súc sinh mà không thương người, có vẻ như không được hợp tình hợp lý chăng?

Đáp: Xã hội có đủ các giới sĩ, nông, công, thương, đủ các ngành nghề. Mỗi ngành nghề đều có thể kiếm ra tiền, đều có thể nuôi sống gia đình, lẽ nào cứ phải lấy việc sát sinh hại mạng để làm phương tiện mưu sinh cho mình hay sao? Nên biết rằng, nhân quả báo ứng mảy may không sai lệch. Đã tạo nghiệp giết hại ắt phải gặp quả báo bị giết hại. Ngày nay tuy có tạm thời được ăn sung mặc sướng, nhưng tương lai đến lúc thọ nhận quả báo e rằng chẳng có lúc được ngừng nghỉ, vả lại còn để họa lây đến con cháu đời sau. Quả là điều lợi chẳng bằng điều hại! Kinh Phạm Võng dạy rằng: “Bồ Tát nên sinh khởi tánh Phật, hiếu thuận từ bi, thường giúp đỡ cho hết thảy mọi người đều được an vui hạnh phúc.”[10]

Hỏi: Việc phóng sinh có hạn chế đối tượng hay không?

Đáp: Không có hạn chế! Phàm là các loài chim bay trên trời như bồ câu, se sẻ..., các loài sống trong nước như tôm, cua, cá, ốc..., các loài sống trên mặt đất như hươu, nai, dê, thỏ..., các loài chui sâu trong đất như giun, trùng, kiến, mối... Chỉ cần có mạng sống thì đều có thể phóng sinh được. Luận Đại trí độ dạy: “Tâm đại từ là ban vui cho tất cả chúng sinh, tâm đại bi là cứu vớt khổ nạn cho tất cả chúng sinh.”[11]

Hỏi: Tại sao khi thực hiện việc phóng sinh thường có nghi thức thọ Tam quy y và niệm Phật cho loài súc sinh?

Đáp: Chánh pháp ngàn năm khó gặp. Chúng ta cùng với loài súc sinh ấy có nhân duyên, nên phát tâm cứu được mạng sống cho chúng, nhưng không thể cứu giúp chúng thoát khỏi luân hồi nghiệp báo. Vì vậy rất nên phát tâm đại từ bi, vì chúng mà truyền thọ Tam quy y, để giúp chúng kết duyên lành với Phật pháp. Chúng sinh nào có duyên lành được quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì không còn phải đọa vào ba đường ác, nên có thể giúp cho những súc sinh ấy khi nghiệp báo dứt hết sẽ vĩnh viễn không rơi vào các đường ác nữa. Ngoài ra, khi thực hành nghi thức như vậy, vị pháp sư cùng tất cả cư sĩ tham gia đều vì chúng mà trì niệm danh hiệu Phật: “Nam-mô A-di-đà Phật”. Được nghe sáu chữ hồng danh ấy tức là đã gieo nhân lành vào tạng thức, nhờ đó mà kiếp sau chuyển thế làm người ắt sẽ gặp được Phật pháp, biết niệm Phật tu hành, được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly cái khổ của sáu đường luân hồi. Đây mới chính là ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của việc phóng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2021(Xem: 4174)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”
18/03/2021(Xem: 5071)
Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn hơi cay và nổ súng vào người biểu tình (Myanmar protesters try to douse tear gas as police open fire) Theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 3 vừa qua, Tăng đoàn Mahā Nāyaka, tổ chức lớn nhất của cộng đồng Tăng già Miến Điện, kêu gọi tập đoàn quân sự chấm dứt đàn áp những người phản đối đảo chính, lên án “một thiểu số có vũ trang” tra tấn, giết hại thường dân. Khi lên án gay gắt nhất cuộc đàn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cơ quan do chính phủ chỉ định cũng cho biết, một bản dự thảo của các thành viên tuyên bố dừng các hoạt động trong một cuộc biểu tình.
18/03/2021(Xem: 5101)
Hiện nay trên thế giới, việc phá thai rất phổ thông do các khó khăn về xã hội và kinh tế. Các nước chuyên chế có chánh sách kiểm soát sanh đẻ rất chặc chẻ để ngăn chận đà gia tăng dân số, như ở Trung quốc trước đây có chánh sách "Một con" - khiến cho nhiều bà mẹ phải phá thai hoăc giết hại các bé gái đã lỡ sinh ra. Ở các nước tư bản thì có nhiều bà bầu đòi quyền lựa chọn: hoặc sanh con hoặc phá thai. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chống đối quyết liệt.
17/03/2021(Xem: 17669)
Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 16/03/2021 (03/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Quyết tìm thạc đức gặp Phần Dương Thân cận hai năm chửa tỏ tường Gặp mặt trách đùa ngầm hiểu ý Đối đầu hét đập phá mê sương Luận bàn hỏng bét đành im tiếng Ngôn ngữ bặt tăm chẳng nghĩ lường Chánh định cõi thiền xong việc lớn Đủ duyên hành đạo khắp Nam phương (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹
15/03/2021(Xem: 5203)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ.
14/03/2021(Xem: 7314)
Hình ảnh Mừng Thọ Quý Phật tử cao niên tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 14/3/2021)
14/03/2021(Xem: 4489)
Ông Erin O'Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada. Ảnh: The Star Dharamshala: Ông Erin O'Toole, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada đã đưa ra một tuyên bố nhân dịp Tây Tạng Kỷ Niệm 62 Năm Ngày Tổng Khởi Nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng.
14/03/2021(Xem: 4451)
Washington, D.C. - Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thứ 49 và 52 Nancy Pelosi đã đưa ra tuyên bố này nhân Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Tây Tạng, ngày kỷ niệm cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng và sự lưu vong sau đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cách đây hơn 6 thập kỷ, những người Tây Tạng đã kiên cường bất khuất, dũng cảm nổi dậy chống lại sự bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, để bảo vệ lối sống và văn hóa của họ. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục sát cánh với nhân dân Tây Tạng và tôn vinh những người đã anh dũng hy sinh tất cả vì quyền và tự do của họ.
14/03/2021(Xem: 3944)
Sáu mươi hai năm trước, vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, hàng nghìn người Tây Tạng ở Lhasa, thủ đô của Tây Tạng đã đồng loạt nổi dậy trong công cuộc tổng khởi nghĩa chống xâm lăng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung ương Tây Tạng tưởng niệm và tôn vinh lòng dũng cảm, và tinh thần bất khuất của các vị anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Chúng ta vẫn thương nhớ, những người Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng đang chịu đựng với sự cai trị hà khắc bởi bạo quyền của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời cầu nguyện và tư duy của chúng tôi ở bên họ và chúng tôi tiếp tục đoàn kết với họ.
13/03/2021(Xem: 4326)
Dharamshala: Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) đã tổ chức Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng tại trụ sở chính ở Dharamshala, Ấn Độ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng (ATPD), Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Chánh văn phòng Ủy ban Tư pháp Tối cao Tây Tạng, và sự hiện diện của ngài Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, các thành viên Quốc hội lưu vong Tây Tạng. Các vị quan chức CTA, và nhân viên truyền thông tuân thủ các hướng dẫn an ninh y tế của địa phương, phòng ngừa Covid-19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]