Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Công đức phóng sinh

03/08/201113:29(Xem: 7351)
Chương 2: Công đức phóng sinh

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I.

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

CHƯƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Hỏi: Có thể nào giảng giải thêm về ý nghĩa sâu xa hơn nữa của việc phóng sinh trong trường hợp những con vật thả ra bị chết?

Đáp: Chúng ta có thể xem trong phẩm Lưu thủy trưởng giả tử thứ 16 trong kinh Kim Quang Minh. Tiền thân của Đức Phật có lần là con nhà trưởng giả, vì không nỡ nhẫn tâm thấy hàng vạn con cá đang dần dần bị chết khô trong vũng cạn, nên gấp rút dùng hai mươi con voi lớn chở nước đến đổ vào để cứu sống sinh mạng đàn cá, lại vì một vạn con cá ấy mà thuyết pháp, niệm Phật. Trong ngày mạng chung, số thi thể cá này tích tụ trên bờ ao, thần thức của chúng được vãng sinh lên cõi trời Đao-lợi, hưởng phước không cùng. Nay xin trích dẫn nguyên văn trong kinh làm chứng: “Bấy giờ, cõi đất nơi ấy chấn động dữ dội, mười ngàn con cá cùng chết đi trong một ngày. Vừa chết rồi liền được sinh về cõi trời Đao-lợi.”[5]

Sự thật, phước báu lớn lao của việc phóng sinh còn là ở chỗ thực hiện nghi thức phóng sinh, bao gồm việc quy y, niệm Phật. Loài súc sinh trong lúc sắp chết, thử hỏi có mấy con may mắn được quy y Phật, Pháp, Tăng? Lại còn được các vị pháp sư và cư sĩ đều vì chúng mà niệm Phật cầu nguyện cho được siêu độ. Nhờ đó mà nghiệp báo mau dứt, sớm được ra khỏi ba đường ác, há chẳng phải phước duyên sâu dày lắm sao? Nhờ đó mà nghiệp báo súc sinh sớm dứt, được chuyển sinh kiếp người, biết niệm Phật tu hành, nhanh chóng được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, há chẳng phải là nhân duyên thù thắng hay sao? Cho nên khi cư sĩ khi phóng sinh phải luôn phát tâm từ bi mà cứu chuộc sinh mạng. Thử đặt mình vào vị trí nguy kịch ấy, vì cứu lấy mạng sống đang nguy ngập mà làm việc phóng sinh. Nếu vạn nhất con vật ấy có chết đi thì chúng ta cũng không có gì phải hổ thẹn với lương tâm, đồng thời cũng đã dành cho chúng sự cầu nguyện chân thành vô hạn. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy rằng: “Tâm Phật chính là tâm đại từ bi, dùng tâm từ không vướng mắc mà hóa độ khắp cả chúng sinh.”[6]

Hỏi: Muôn loài cầm thú có đến hàng ngàn, hàng vạn, chúng ta phóng sinh làm sao thả cho hết được?

Đáp: Đức lớn của trời đất là sự sống, đạo lớn của Như Lai là từ bi. Thuận theo đạo trời thì yêu thích sự sống mà chán ghét sự giết hại. Nay ta cố gắng thực hiện việc phóng sinh, nuôi dưỡng tâm từ bi là hợp với lòng trời mà chư Phật lại hoan hỷ. Nếu như cứu được một mạng sống, công đức đã là vô lượng vô biên, huống chi là cứu được nhiều mạng sống? Đến như muôn vạn loài súc sinh, dù hết lòng cứu vớt cũng không hết, đó là do từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay cộng nghiệp tạo thành, chẳng phải trong một lúc có thể dứt hết. Chúng ta chỉ cần đem hết khả năng mình, tùy duyên mà thực hiện việc phóng sinh. Không thể vì muôn loài súc sinh quá nhiều không giải cứu hết mà lại không ra tay cứu lấy những sinh mạng trong muôn một.

Kinh Đại Bát Niết-bàn dạy rằng: “Lòng đại từ đại bi gọi là tánh Phật.”[7]Lại cũng dạy rằng: “Lòng từ bi chính là Như Lai, Như Lai chính là lòng từ bi.”[8]

Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn.

Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay.

Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con duy nhất. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật.

Luận Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.”[9]Trong kinh Phật cũng dạy rằng: “Tâm từ chính là nhân duyên đem đến mọi sự an lạc.”

Hỏi: Nếu ai ai cũng làm việc phóng sinh mà không giết hại, các loài súc sinh sẽ sinh sản càng nhiều, tương lai thế giới này há chẳng phải sẽ trở thành thế giới cầm thú hay sao?

Đáp: Như các loài kiến, mối, côn trùng... loài người không ăn chúng nó, để mặc tình chúng tự nhiên sinh sản, nhưng thế giới ngày nay có phải là thế giới của loài kiến chăng? Hay là thế giới của loài mối, của côn trùng chăng? Thật ra, những loài vật mà ta phóng sinh, khi được tự do sinh sản, được nuôi dưỡng trong thế giới tự nhiên, thì tự chúng có sự điều tiết phù hợp trong sinh thái và sinh sản cân bằng. Nghiệp ác của chúng ta hiện nay vẫn chưa được giải trừ, nếu lại cứ một mực lo lắng rằng các loài súc sinh trên thế giới sẽ quá nhiều, như vậy có khác nào người nông dân chưa xuống ruộng gieo giống mà lại cứ ngày ngày lo lắng mai sau lúa thóc chín đầy cả ruộng đồng, không sử dụng hết. Lo lắng vô cớ như thế há chẳng phải là buồn cười lắm sao?

Nên biết rằng, nhân quả báo ứng như bóng theo hình, mảy may không sai chạy. Hiện nay, trên thế giới sở dĩ cầm thú rất nhiều chính là vì trước kia những người giết cầm thú quá nhiều, nay phải hóa sinh làm cầm thú. Như người ăn dê, dê chết rồi thành người, người chết lại thành dê, sinh sinh tử tử trở thành báo oán lẫn nhau, đời đời không dứt. Vì sự oan oan tương báo như thế, cùng làm súc sinh, cho nên có thế giới cầm thú. Nếu như người người đều có thể bỏ việc giết hại, làm việc phóng sinh, thì oan nghiệp hận thù giữa súc sinh và con người sẽ dần dần tiêu mất. Cầm thú súc sinh do đó dần dần giảm thiểu, cõi người, cõi trời ngày càng thêm đông. Như nước Sở chẳng ăn ếch mà ếch lại ít dần. Nước Thục chẳng ăn cua mà cua tự nhiên ngày càng hiếm. Thời xưa đã có tấm gương sáng, chúng ta nên tự phản tỉnh, xét soi. Kinh Đại Nhật có dạy rằng: “Phật pháp lấy tâm Bồ-đề làm chánh nhân, lấy lòng đại bi làm căn bản.”

Hỏi: Khuyên những người làm nghề sát sinh thay đổi nghề nghiệp, đó là làm hại sinh kế của người ta. Như thế là thương loài súc sinh mà không thương người, có vẻ như không được hợp tình hợp lý chăng?

Đáp: Xã hội có đủ các giới sĩ, nông, công, thương, đủ các ngành nghề. Mỗi ngành nghề đều có thể kiếm ra tiền, đều có thể nuôi sống gia đình, lẽ nào cứ phải lấy việc sát sinh hại mạng để làm phương tiện mưu sinh cho mình hay sao? Nên biết rằng, nhân quả báo ứng mảy may không sai lệch. Đã tạo nghiệp giết hại ắt phải gặp quả báo bị giết hại. Ngày nay tuy có tạm thời được ăn sung mặc sướng, nhưng tương lai đến lúc thọ nhận quả báo e rằng chẳng có lúc được ngừng nghỉ, vả lại còn để họa lây đến con cháu đời sau. Quả là điều lợi chẳng bằng điều hại! Kinh Phạm Võng dạy rằng: “Bồ Tát nên sinh khởi tánh Phật, hiếu thuận từ bi, thường giúp đỡ cho hết thảy mọi người đều được an vui hạnh phúc.”[10]

Hỏi: Việc phóng sinh có hạn chế đối tượng hay không?

Đáp: Không có hạn chế! Phàm là các loài chim bay trên trời như bồ câu, se sẻ..., các loài sống trong nước như tôm, cua, cá, ốc..., các loài sống trên mặt đất như hươu, nai, dê, thỏ..., các loài chui sâu trong đất như giun, trùng, kiến, mối... Chỉ cần có mạng sống thì đều có thể phóng sinh được. Luận Đại trí độ dạy: “Tâm đại từ là ban vui cho tất cả chúng sinh, tâm đại bi là cứu vớt khổ nạn cho tất cả chúng sinh.”[11]

Hỏi: Tại sao khi thực hiện việc phóng sinh thường có nghi thức thọ Tam quy y và niệm Phật cho loài súc sinh?

Đáp: Chánh pháp ngàn năm khó gặp. Chúng ta cùng với loài súc sinh ấy có nhân duyên, nên phát tâm cứu được mạng sống cho chúng, nhưng không thể cứu giúp chúng thoát khỏi luân hồi nghiệp báo. Vì vậy rất nên phát tâm đại từ bi, vì chúng mà truyền thọ Tam quy y, để giúp chúng kết duyên lành với Phật pháp. Chúng sinh nào có duyên lành được quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì không còn phải đọa vào ba đường ác, nên có thể giúp cho những súc sinh ấy khi nghiệp báo dứt hết sẽ vĩnh viễn không rơi vào các đường ác nữa. Ngoài ra, khi thực hành nghi thức như vậy, vị pháp sư cùng tất cả cư sĩ tham gia đều vì chúng mà trì niệm danh hiệu Phật: “Nam-mô A-di-đà Phật”. Được nghe sáu chữ hồng danh ấy tức là đã gieo nhân lành vào tạng thức, nhờ đó mà kiếp sau chuyển thế làm người ắt sẽ gặp được Phật pháp, biết niệm Phật tu hành, được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly cái khổ của sáu đường luân hồi. Đây mới chính là ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của việc phóng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 10928)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7365)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8626)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 7122)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10556)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7580)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 6159)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6629)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 7306)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 8257)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]