Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Những Truyền Thống Phật Giáo

14/05/201107:52(Xem: 7404)
13. Những Truyền Thống Phật Giáo

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

XIII. NHỮNG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO

Chọn những điều gì thích hợp cho căn tánh của mình

Trong kỳ an cư mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật Niết bàn, Tôn giả Ca-diếp đã đứng ra tổ chức cuộc kết tập kinh điển đầu tiên ở kinh đô Vương Xá. Trong cuộc kết tập này, 500 vị A-la-hán tham gia trùng tụng và biên tập lại những pháp thoại, tức là những lời mà Đức Phật đã giảng dạy để soạn thành những bộ kinh. Trong nhiều thế kỷ sau đó, những bài kinh này được ghi nhớ trong ký ức và thầy trò truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đức Phật đã ban pháp thoại cho rất nhiều hạng người khác nhau về vị trí xã hội, khác nhau về điều kiện kinh tế và về nền tảng giáo dục. Họ lại có căn tánh, lòng ham mê và khuynh hướng tâm thức khác nhau. Đức Phật đã ban pháp thoại ứng hợp theo từng nhóm người hiện diện cụ thể trong mỗi lúc; Ngài sử dụng những từ ngữ và khái niệm phù hợp với từng trường hợp.

Những lời dạy đa dạng của Đức Phật đã được triển khai thành hai truyền thống chính: Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa. Phật giáo Nguyên Thủy là những lời mà Đức Phật dạy cho những người có ý hướng thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và được giải thoát hoàn toàn. Những bài kinh này được truyền khẩu ở Tích Lan cho đến thế kỷ thứ nhất trước TL rồi được biên chép lại thành kinh sách bằng cổ ngữ Pali, được gọi là Thánh điển Pali.

Truyền thuyết cho rằng giáo lý Đại Thừa được Đức Phật dạy cho một hội chúng có ý hướng mạnh mẽ thiên về việc chứng được quả Phật bằng con đường của Bồ Tát. Khi Đức Phật tịch diệt việc tu tập theo giáo lý Đại Thừa không phổ biến rộng rãi trong đại chúng nhưng lại được truyền thừa riêng lẻ từ thầy sang trò. Chuyện kể lại rằng một số bản kinh Đại Thừa được mang đi xứ khác để bảo tồn đồng thời chờ đợi cho đến khi cơ duyên chín muồi thì mới đem ra phổ biến rộng khắp cõi nhân gian. Từ thế kỷ thứ nhất trước TL trở về sau này những bản kinh Đại Thừa bắt đầu xuất hiện rộng rãi và việc tu tập cũng được nhiều người biết đến.

Phật giáo Đại Thừa có hai pháp môn, Ba-la-mật Thừa và Kim Cang Thừa. Ba-la-mật Thừa là con đường tổng quát của Bồ Tát được những bản kinh trình bày, nhấn mạnh đến chí hướng xả thân bố thí và thực hành 6 tâm thái viễn hành. Thiền Tông, Tịnh Độ Tông... thuộc về Ba-la-mật Thừa. Kim Cang Thừa bao gồm những pháp môn của Phật giáo Nguyên Thủy kết hợp với Ba-la-mật Thừa đồng thời thêm vào những phương pháp thiền quán về những diệu tướng của chư Phật (những linh ảnh thiền định Phật giáo). Những pháp môn của Kim Cang Thừa được tìm thấy trong những lời dạy của Đức Phật về Thần biến (Tantra)

Về phương diện hình thức biểu hiện thì Phật giáo rất là uyển chuyển và đã tiếp nhận những nét văn hóa bản địa ở những quốc độ mà Phật giáo truyền đến. Tuy những tông phái Phật giáo khác nhau dùng những bộ kinh khác nhau để làm nền tảng, chế định những pháp môn khác nhau để tu tập và vận dụng những hình thức khác nhau để thể hiện tư tưởng và niềm tin nhưng tất cả những truyền thống Phật giáo đều thống nhất với nhau ở một điểm: tất cả đều là những lời dạy xuất phát từ một vị đạo sư vô cùng khéo léo và sáng suốt là Đức Phật.

Những truyền thống khác nhau đều giữ gìn độ tinh khiết của giáo lý đạo Phật. Đây là điều quan trọng, vì để có thể tiến bộ trên con đường Thánh Đạo chúng ta phải tu tập đúng pháp. Thay đổi những lời dạy của Phật là một điều rất là tai hại vì làm như vậy đến một lúc nào đó chúng ta sẽ vẽ ra con đường riêng khác chớ không còn đi theo sự hướng đạo của Đức Phật hay những vị đã chứng được thánh quả nữa.

Những bước đầu tìm đến với đạo Phật một số người cảm thấy hoang mang, nhiêu khê vì có nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Trong những chương sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những truyền thống Phật giáo chủ yếu đang hiện hữu và dòng lịch sử phát triển của những truyền thống này. Vì đây là một đề tài lớn nên chúng ta chỉ thảo luận về những truyền thống nổi bật nhất: Phật giáo Nguyên Thủy, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Phật giáo Tây Tạng.

Bản thân mỗi người chúng ta có thể có khuynh hướng nghiêng về một truyền thống và quan tâm tìm hiểu kỹ lưỡng truyền thống đó. Tuy nhiên, không một ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng truyền thống này là thù thắng hơn những truyền thống khác hay truyền thống này là thích hợp nhất cho tất cả mọi người. Một người có ý hướng cục bộ, ý muốn tự tán hủy tha, tư tưởng chia rẽ thành nhóm khối thì đó là một người gây tổn hại cho đạo Phật. Thay vì làm như vậy chúng ta nên trân trọng tính cách của đạo Phật, chấp nhận những căn tánh khác nhau, khuynh hướng và nền tảng văn hóa khác nhau của từng con người khác nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2016(Xem: 7938)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9061)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9978)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8420)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7983)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8098)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8208)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 12000)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17676)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 10968)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]