Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Ðồng Nghiệp Và Khách Hàng

14/05/201107:52(Xem: 6957)
3. Ðồng Nghiệp Và Khách Hàng

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Một

NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA

III. ĐỒNG NGHIỆP VÀ KHÁCH HÀNG

Hợp tác trong công việc và hóa giải những bất đồng

Trong thời gian hạ thủ công phu với những thiền khóa dũng mãnh nhiệt tâm tinh cần, chúng ta có thể từng bước tu tập để tiến tới Phật quả, làm lợi lạc cho vạn loại hàm linh. Nhưng trong cuộc sống bình nhật, chúng ta cũng phải thực tế đời thường đồng thời làm phát triển lòng từ bi đối với những người chung quanh, nhất là đối với những người làm việc chung với chúng ta. Sống một đời sống đạo đức, ghi nhận sâu sắc những cố gắng của họ và hóa giải những bất đồng là những phương châm có hiệu quả.

Sống một đời sống đạo đức

Đời sống đạo đức là cơ sở dựa trên đó người ta mới có thể sống chung hòa bình với nhau và xây dựng được sự nghiệp vững bền. Người đáng được người khác tin cậy trong công việc làm ăn thì sẽ đạt được sự tin tưởng của chủ nhân, sự kính trọng của đồng nghiệp, sự yêu mến của khách hàng và sự nghiệp của người ấy còn càng lúc càng phát triển. Nếu chúng ta lấy giá phải chăng, phục vụ tốt và thành thật với khách hàng thì không những khách hàng sẽ tiếp tục làm ăn với chúng ta và còn dẫn thêm mối lại cho chúng ta.

Ngược lại, nếu không quan tâm đến vấn đề đạo đức và lo làm bất cứ điều gì để thỏa mãn mục đích vị kỷ là kiếm thật nhiều tiền thì chúng ta tự chiêu cảm lấy sự xung đột và công việc làm ăn lâu dài bị tổn hại. Trong những năm gần đây một số nhân vật khét tiếng trong thương trường và chính trường đã phải đứng trước vành móng ngựa và bị quần chúng khinh bỉ. Tính tham tiền và háo danh đã đưa họ đến tình trạng bị xã hội khinh ghét, phỉ nhổ và cuối cùng phải tiêu tan sự nghiệp.

Ai cũng ngần ngại và không muốn làm ăn với người vô đạo đức. Nếu chúng ta nói dối và gian lận với chủ nhân, với đồng nghiệp và khách hàng thì tất cả những người ấy sẽ không tin tưởng và không còn muốn hợp tác với chúng ta nữa. Mặc dầu nhất thời thì chúng ta có thể thu được nhiều lợi thế và tiền bạc bằng những phương cách vị kỷ, độc ác trong việc làm ăn nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ đi đến tình trạng tồi tệ là: Ban ngày thì công việc làm ăn không còn suôn sẻ, đêm về thì chúng ta nằm ngủ với một lương tâm u ám chập chờn. Từ bỏ 10 hành vi tai hại thì ngăn ngừa được những hậu quả trên.

Cảm nhận sâu sắc những cố gắng của mọi người

Giúp đỡ đồng nghiệp và đánh giá tốt những công việc mà họ đã làm được tức là làm cho đồng nghiệp có hạnh phúc và xây dựng được một tinh thần đồng cam cộng khổ. Khi người ta thấy rằng những nỗ lực của họ được ghi nhận thì họ sẽ sốt sắng và nỗ lực hơn nữa. Khi người ta có điều kiện để biểu đạt ý tưởng riêng thì họ cảm thấy gắn bó chặt chẽ hơn và lòng trung thành trở nên càng bền bỉ hơn nữa.

Chúng ta khen ngợi người khác không phải chỉ vì gia tăng sản lượng! Sự không thành thật ngay cả trong việc khen ngợi không bao lâu sẽ bị phát hiện và các mối quan hệ trong công việc sẽ bị suy giảm. Tôn trọng và cảm nhận tốt về người khác - kể cả những người "cấp dưới" chúng ta về chức vụ, về bằng cấp... - là chìa khóa để chúng ta làm phát triển lòng từ bi. Vì vậy chúng ta phải nhớ rằng một người chủ nhân không thể thành công nếu không có những nhân sự mẫn cán có tinh thần trách nhiệm; một công ty không thể nào hoạt động nếu không có nhân viên. Như vậy, sự thành công có được không phải do bản thân chúng ta mà là do những sốt sắng và nỗ lực của nhiều người khác.

Những viên chức và công nhân cũng cần phải thấy được những nỗ lực của người làm chủ. Phàn nàn và chỉ trích thì thật là chuyện dễ làm; khó làm hơn là chuyện thừa nhận rằng người kia đã cố gắng tối đa và nhớ là người đó là một người bất toàn. Công nhân nên có thái độ xây dựng khi phản ánh lên cấp trên những quy chế bất công của công ty đồng thời công nhân nên nhớ rằng đàm tiếu sau lưng hay dấy khởi lên một tình trạng bất hòa chỉ làm những vấn đề thêm phức tạp và rối khổ hơn cho tất cả mọi người.

Hóa giải những bất đồng

Chừng nào chúng ta còn sống trong đời thì chúng ta còn những vấn đề cần đối mặt và còn những bất đồng thậm chí những xung đột với người khác cần phải giải tỏa. Những chuyện đó thách thức năng lực sáng tạo của chúng ta trong việc trao đổi các ý tưởng khác nhau để có thể giải quyết chúng. Chúng ta phải làm như thế nào đây? Trước hết, Đức Phật khuyên:

Chớ xét lỗi mà người
Đã phạm hay không phạm
Hãy nhìn điều mà ta
Nên làm hay không làm.
(kinh Pháp Cú, câu 50)

Trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với người khác thì cần lưu ý rằng tự bản thân chúng ta có ý thức và có trách nhiệm về những hành động và thái độ của chính bản thân thì có hiệu quả tốt đẹp hơn là mệnh lệnh cho người khác phải làm như thế này hay như thế kia. Trong thực tế, vô số những vấn đề rắc rối nảy sinh do chúng ta cứ lo chỉ trích và đàm tiếu về những sai quấy của người khác mà không lo xem lại những điều tự thân chúng ta đã làm. Chỉ bày những lỗi lầm sai quấy của người khác là chuyện dễ làm và ai cũng ưa làm; còn những lỗi lầm sai quấy của bản thân thì không ai thích để mắt tới huống chi là chỉ bày.

Thái độ đó làm sao có thể mang lại kết quả mà chúng ta mong muốn. Những khuyết điểm hay sai lầm của người khác thì chúng ta có thể nhận ra nhưng lại không có thể sửa chữa được. Ngay cả những sai lầm của bản thân, chúng ta còn không có khả năng sửa chữa nếu chúng ta mù tịt về chúng. Đối với thái độ và hành động của người khác chúng ta có thể có tác động nhất định nhưng không thể nào trực tiếp chế ngự được chúng vì cá nhân của một con người mới chính là kẻ chế ngự hành động, lời nói và suy nghĩ của người đó. Như vậy, đòi hỏi người khác phải thay đổi là chuyện phi thực tế. Trong bất cứ một mối quan hệ nào, chúng ta chỉ có thể bạo quyền đối với chính hành vi của mình mà thôi; thật ra, việc thực hiện bạo quyền đối với hành vi của chính mình cũng không phải là chuyện dễ dàng gì!

Khi những bất đồng xuất hiện trong sở làm, bước thứ nhất mà chúng ta có thể làm là tìm hiểu xem trong cái nhìn của người kia thì sự bất đồng đó nó xảy ra như thế nào. Việc làm này giúp cho chúng ta hiểu được quan điểm và cảm tưởng của anh ta hay chị ta và nhờ đó chúng ta dễ có trạng thái cảm thông chớ không phải là tức giận. Việc làm này có khi lại giúp chúng ta khám phá ra rằng vô ý hay cố ý chúng ta đã làm một điều gì đó khiến cho người kia cảm thấy bị quấy rầy. Trường hợp này chúng ta có thể xin lỗi.

Có những người không chịu xin lỗi vì sợ mất mặt. Nhưng nếu không chịu xin lỗi thì họ chỉ làm tăng lên sự căng thẳng và những cảm nghĩ tệ hại mà thôi. Trong thực tế những người nói được lời xin lỗi là những người có đảm lực. Không phải vì yếu thế mà xin lỗi, thật ra nói được lời xin lỗi chính là vì người đó có đủ sức mạnh của lòng tự tin và đủ lòng thành tín để chấp nhận và sửa chữa sai lầm. Chỉ có những kẻ hèn nhát mới phải giấu giếm lỗi lầm của mình và khăng khăng không chịu thừa nhận chúng.

Nếu sau khi tìm hiểu, chúng ta cảm giác rằng chúng ta không có làm điều gì lầm lỗi thì chúng ta có thể nói trực tiếp với người kia để giải quyết vấn đề hiểu lầm và bất mãn. Điều này cần phải được làm với một tâm trạng trầm tĩnh không mảy may bực tức. Trước khi làm chúng ta phải tự làm mát dịu tâm tư bằng cách áp dụng lời dạy của Đức Phật về phương pháp chế ngự tâm sân hận.

Sau đó chúng ta có thể giãi bày vấn đề khổ tâm của chúng ta với bạn đồng nghiệp mà không đổ lỗi hay trách mắng bạn; đổ lỗi hay trách mắng chỉ làm tình hình tệ hại hơn và đẩy người kia về hướng đối nghịch phải chống trả lại. Tốt hơn chúng ta có thể nói rằng: "Khi bạn làm việc đó thì tôi cảm thấy bực tức vì..." rồi giải thích tại sao lại cảm thấy bực tức. Bằng cách này chúng ta lấy lại thế chủ động đối với những cảm giác bực tức của chúng ta thay vì xem chúng là do lỗi của đồng nghiệp. Chúng ta giải thích cho đồng nghiệp của chúng ta biết những hành động đó của đồng nghiệp đã làm cho chúng ta có cảm giác tổn thương như thế nào và tại sao chúng ta lại có cảm giác như vậy. Chúng ta có thể nói thêm rằng: "Tôi cảm thấy rất buồn vì sự tổn thương như vậy, bạn hãy vui lòng giải thích lý do tại sao mà bạn đã làm điều đó để cho tôi có thể hiểu được."

Làm như vậy chúng ta đã tạo cho người kia một điều kiện để giãi bày quan điểm. Khi mà người kia "phản hồi" thì chúng ta phải cố gắng lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói, đừng tìm cách chen vào. Đôi khi điều này đòi hỏi chúng ta một sự kiên nhẫn rất lớn, vì chúng ta rất muốn chen vào chỗ thuận tiện nhất giữa câu chuyện mà bạn đang nói để giải thích tại sao sai lầm của bạn là sai lầm trầm trọng. Hãy kiên nhẫn, cuối cùng thì lắng nghe với một tấm lòng rộng mở sẽ khiến cho cuộc đối thoại diễn tiến tốt đẹp.

Trong những trường hợp xung đột đối chọi, tốt nhất là chúng ta nghĩ rằng chúng ta và người kia là cùng một phía với nhau, cùng phải đối phó với vấn đề phải đối chọi với nhau. Đừng xem ta và người kia là hai phe đang chiến đấu với nhau để xem ai thắng ai bại. Chúng ta có thể xem vấn đề đối chọi là một vấn đề chung cần có sự hợp tác để giải quyết. Nhờ vậy chúng ta sẽ hợp sức với nhau để tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai bên.

Đôi khi chúng ta cảm thấy ganh tỵ với đồng nghiệp, cảm xúc khó chịu này có thể được giải quyết bằng cách nhìn sự thành công của đồng nghiệp từ một chiều hướng khác. Nếu họ có những phẩm chất, tài năng hay thời cơ mà chúng ta không có, chúng ta nên vui mừng đối với sự thành công của họ. Chúng ta không phải là những người duy nhất tìm kiếm hạnh phúc, những người đồng nghiệp cũng vậy. Ngoài ra chúng ta thường nói rằng: "Chẳng phải là tuyệt vời sao, nếu mọi người đều hạnh phúc!" Bây giờ là lúc chúng ta phải làm cái cảm giác của chúng ta nhất quán với những lời chúng ta đã nói. Đồng nghiệp của chúng ta đã thành công, như thế thì chúng ta không cần phải làm gì nữa để họ được hạnh phúc. Suy nghĩ như vậy chính là nguyên nhân để vui mừng chớ không phải để khổ sở vì ganh tỵ. Bằng cách vui mừng đối với sự thành tựu của người khác cả hai bên đều hạnh phúc!

Tạo nên mối quan hệ có tính chất xây dựng đối với những người đồng nghiệp là thực hành Chánh pháp. Điều này thử thách chúng ta trong việc thực hiện việc Chánh pháp hóa tâm hồn: Chánh pháp không chỉ là một mớ hiểu biết suông mà là một bộ phận trong tính cách của chúng ta. Điều này không những làm cho chúng ta tiến bộ mà còn giúp cho những mối quan hệ mà chúng ta hiện có trở nên hòa hợp và thân thiện hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2016(Xem: 6303)
Nhân ngày sinh 90 của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, rất nhiều người Phật tử và không Phật tử đã làm nhiều việc tốt đẹp để cầu nguyện cho Thiền Sư thọ mạng dài lâu với bốn chúng đệ tử và mọi người thương mến Thiền Sư ( xin được thay từ Thiền Sư bằng Sư Ông cho thân mật). Tôi cũng xin được đóng góp một vài kỷ niệm với Sư Ông.
24/10/2016(Xem: 12520)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
23/10/2016(Xem: 6584)
Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
22/10/2016(Xem: 14020)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
22/10/2016(Xem: 5789)
Mỗi lần đến với Frankfurt Book Fair, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là kên kế hoạch thăm ngay 2 nhà xuất bản là Parallax và Wisdom. Hai nhà xuất bản này ở Mỹ nhưng chuyên xuất bản sách Phật giáo và họ rất yêu quý Thái Hà Books nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm nay họ nằm ở hall 6, tầng 2 và dãy A 46. Tôi vui quá! Vui trong mỗi bước chân chánh niệm
18/10/2016(Xem: 13496)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7050)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 8969)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7349)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7306)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]