Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phụ Trương: Isoflavones Đậu Nành

07/05/201103:14(Xem: 11762)
1. Phụ Trương: Isoflavones Đậu Nành

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 5

ISOFLAVONES ĐẬU NÀNH

GIỚI THIỆU

Hầu như người Việt nam chúng ta ai ai cũng biết đậu hũ nhưng ít ai biết đến chất isoflavone và các hóa chất thảo mộc khác trong đậu nành, có khả năng phòng ngừa và trị liệu một số bệnh như bệnh đau tim, bệnh tai biến mạch máu não, bệnh ung thư vú, ung thư nhiếp hộ tuyến và ung thư kết tràng.

Vì tính chất đa năng và đa hiệu của đậu nành do những khám phá gần đây của khoa học nên chúng tôi đã cố gắng soạn thảo tập tài liệu dưới đây để cống hiến quý bạn và đồng thời cũng để làm sáng tỏ nghi vấn ăn đậu hũ không tốt cho nhiều người. Tất cả những điều chúng tôi trình bầy đều lấy từ các nguồn tư liệu có thẩm quyền như kết quả của các công trình khảo cứu khoa học của Viện Ung Thư Quốc Gia và các viện đại học danh tiếng ở Mỹ

LỊCH SỬ ĐẬU NÀNH

Đậu nành xuất hiện đầu tiên tại Trung Hoa khoảng 5000 năm trước đây nhưng mãi đến năm 300 trước Thiên Chúa giáng sinh mới được ghi vào cổ thư là một nông phẩm chính của miền Bắc Trung Hoa. Từ đây, đậu nành được lan truyền qua Triều Tiên, Nhật Bản, xuống miền Nam Trung Hoa và các nước Đông Nam Á Châu. Đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch và khoảng một ngàn năm sau đó qua đến Âu Châu.

Bởi vì đậu nành sản sinh nhiều protein hơn bất cứ loại nông sản nào nên nó được ưa chuộng và trở thành thực phẩm chính của nhiều quốc gia Á Châu. Những thực phẩm được biến chế từ đậu nành như sữa, đậu hũ và tầu hũ ky đã có từ hai ngàn năm trước đây, ngày nay đậu hũ là món thực phẩm được ưa chuộng và phổ thông nhất trên thế giới. Tại một vài thành phố Trung Hoa, các xưởng làm sữa đậu nành vào sáng sớm để giao sữa nóng đến từng nhà, và cho đến gần đây, sữa đậu nành tiêu thụ ở Hồng Kông đã nhiều hơn số tiêu thụ Coca-Cola. Người Trung Hoa tin rằng đậu nành có khả năng chữa lành các chứng bệnh về thận, phù thũng, da, tiêu chẩy, anemia và leg ulcers.

Đậu nành được du nhập vào lục địa Hoa Kỳ năm 1765 nhưng chỉ được xem là một loại hạt đậu mới mà thôi cho đến khi Dr. John Harvey Kellog cách mạng thức ăn sáng của người Hoa Kỳ bằng sữa đậu nành, cereal và các thức ăn biến chế từ protein đậu nành vào những năm 1920s.

Năm 1931, Dr. A.A. Horvath xuất bản tài liệu mang nhan đề là "Soya Flour as a National Food." Trong tài liệu này ông nói rằng dinh dưỡng bằng thực phẩm đậu nành rất là bổ khỏe và có giá trị cao.

Nhờ những nỗ lực của ông mà ngày nay Hoa Kỳ sản xuất trên 12 tỷ dollars đậu nành mỗi năm tức khoảng 50 triệu metric tons, hay bằng phân nửa số lượng sản xuất trên thế giới. Bất hạnh thay, ngoại trừ 1/3 được xuất cảng qua các nước như Nhật Bản v..v.., chúng ta đã dùng 95% số lượng còn lại để làm thức ăn cho súc vật, thay vì cho người ăn !

NHỮNG QUỐC GIA ĂN NHIỀU ĐẬU NÀNH

Tại các quốc gia vùng Vin Đông, các thực phẩm biến chế từ đậu nành đã cách mạng lề lối ăn uống của dân chúng, họ dùng thực phẩm đậu nành hàng ngày như là nguồn dinh dưỡng chính. Những thứ này gồm có: đậu hũ, sữa đậu nành, miso, tempeh, tương, chao, phù trúc và dầu..v..v..

Trung bình một người trưởng thành Nhật Bản (adult) ăn khoảng 50 pounds đậu hũ mỗi năm. Ngày nay nhiều nhà khoa học và nghiên cứu gia Tây phương đã xác nhận và đánh giá tốt điều mà các y sĩ Trung Hoa tin tưởng trước đây về khả năng của đậu nành trong việc phòng ngừa và trị liệu một vài chứng bệnh. Những bệnh như: tim mạch, ung thư, tiểu đường, xốp xương và thận ít xảy ra tại những vùng dân số tiêu thụ nhiều đậu nành. Hãy xem một vài con số thống kê dưới đây:

Tại Nhật Bản tỷ lệ chết về bệnh ung thư vú chỉ bằng một phần tư Hoa Kỳ, tại Trung Hoa là 1/5 và ở Đại Hàn là 1/10.

Chỉ có 10% phụ nữ Nhật Bản có hiệu chứng nóng phừng (hot flash) vào thời kỳ mãn kinh và tỷ lệ bị bệnh bể xương hông thấp hơn phụ nữ Hoa Kỳ.

Tại Đại Hàn tỷ lệ phái nam bị bệnh ung thư trực tràng chỉ bằng 1/4 Hoa Kỳ và bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến là 1/10 so với Hoa Kỳ.

Sự thực, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự tiêu thụ các thực phẩm đậu nành hằng ngày làm giảm nguy cơ xảy ra các chứng bệnh ung thư vú, nhiếp hộ tuyến, ung thư kết tràng, dạ dày, da..v..v..

Thế còn bệnh tim mạch bao gồm chứng nhồi máu cơ tim (heart attack) và tai biến mạch máu não (stroke) thì sao? Theo một nghiên cứu khoa học thì cứ hai người Hoa kỳ chết có một người chết về bệnh này, trong khi đó tại Shanghai chỉ có một người trong số 15 người chết.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã khuyến cáo người dân Hoa Kỳ nên thay thế protein thịt động vật bằng protein đậu nành nhằm làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch và ung thư.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐẬU NÀNH

Hầu như ai cũng biết đậu nành có chứa rất nhiều protein bao gồm tất cả 8 loại amino acids thiết yếu. Đậu nành cũng là nguồn phong phú cung cấp calcium, chất xơ, chất sắt và chất sinh tố B.

Cái mà các khoa học gia thích thú nhất trong những năm nghiên cứu gần đây là sự khám phá ra các hóa chất thảo mộc, mà chúng tôi tạm gọi là hóa thảo (PHYTOCHEMICALS), có trong đậu nành và những ứng dụng của chúng, trong lãnh vực y khoa trị liệu.

Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Viện Đại Học Havard, Viện Đại Học Alabama, Minnesota, Iowa và Helsinki, Finland, đã thực hiện nhiều công trình khảo cứu khoa học để xác định những lợi ích của các hóa thảo đậu nành này. Họ đã thấy rằng sự tiêu thụ những chất này không những có khả năng ngăn ngừa mà nó còn có khả năng trị liệu các bệnh như đã nói tới ở trên. Những hóa thảo đậu nành gồm có: protease inhibitors, phytates, phytosterols, saponins, phenolic acids, lecithin, omega 3 fatty acids, và isoflavones (phytoestrogens).

PROTEASE INHIBITORS - có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại gây nên bởi những môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhim trong không khí. Năm 1980 các khoa học gia đã khám phá ra đậu nành nguyên chất có tác dụng ngăn cản không cho bệnh ung thư phát triển nơi các loài động vật và những năm sau đó họ đã xác nhận sự tác dụng chống ung thư cho nhiều loại bệnh ung thư. Tuy nhiên protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được biến chế qua phương pháp làm nóng. Thí dụ như sữa đậu nành loại dehydrated soymilk còn lại 41%, đậu hũ còn lại 0.9% so với bột đậu nành nguyên chất. [1]

PHYTATES - là một hợp thể phosphorus và inositol, có khả năng ngăn trở tiến trình gây nên bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) và ung thư vú (breast cancer). Ngoài ra nó cũng còn có khả năng trừ khử những chất làm cho tế bào d bị ung thư (oxygen free radicals) và phục hồi những tế bào đã bị hư hại. Được biết chất sắt thặng dư trong cơ thể thường sản sinh ra oxygen free radicals, nhưng khi có sự hiện diện của phytate, chất này sẽ bị hủy diệt khả năng sản sinh và vì thế phytate hành xử giống như chất antioxydants.

Cũng nên biết, sau nhiều năm lưu ý dân chúng rằng phytate có thể gây phương hại đến tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể vì nó ngăn cản sự hấp thụ chúng, nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng phytate bảo vệ chúng ta khỏi có quá nhiều chất sắt. [2]

PHYTOSTEROLS - cũng có khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol trong máu, đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm thiểu sự phát triển các bứu ung thư kết tràng và chống lại ung thư da. [3] Những nhóm dân số tiêu thụ nhiều sản phẩm đậu nành như Nhật Bản, Triều Tiên và Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Hoa Kỳ đã có tỷ lệ thấp căn bệnh ung thư kết tràng.

SAPONINS - giống như phytate, hành xử như chất anti-oxidants để bảo vệ tế bào cơ thể chúng ta khỏi bị hư hại do tác dụng free radicals. Nó cũng còn có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu.

PHENOLIC ACIDS - là một dược chất hóa học anti-oxidants và phòng ngừa các nhim sắc thể DNA khỏi bị tấn công bởi các tế bào ung thư.

LECITHIN - là một hóa chất thực vật quan trọng, đóng một vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Nó có khả năng làm gia tăng trí nhớ bằng cách nuôi dưỡng tốt các tế bào não và hệ thần kinh, nó làm vững chắc các tuyến và tái tạo các mô tế bào cơ thể. Nó cũng có công năng cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương, và tăng cường sức đề kháng. Khi hệ thần kinh thiếu năng lượng, chất lecithin ở đậu nành sẽ phục hồi năng lượng đã mất. Đạm chất đậu nành có chứa 3 phần trăm chất Lecithin, bằng với lượng Lecithin có trong lòng đỏ trứng gà.

OMEGA-3 FATTY ACIDS - là loại chất béo không bão hòa (unsaturated fats) có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL đồng thời làm gia tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu. [4] Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận tiêu thụ nhiều omega-3 fatty acids có trong các loại thực vật như đậu nành, hạt pumpkin, walnuts, hemp, flax và các lá rau xanh giúp chống lại sự phát triển các căn bệnh về tim mạch. [5] Tưởng cũng nên biết omega-3 fatty acids còn gọi là alpha-linolenic acid, gồm hai thứ EPA và DHA cũng có trong một vài loại cá biển và trong fish-liver oil supplements. Những loại nầy cũng có khả năng giống như omega-3 trong thực vật nhưng có thêm một cái không tốt là nó có tác dụng làm cho các phân tử tế bào cơ thể trở nên không ổn định, tức sản sinh ra các chất oxygen free radicals là những chất gây ra ung thư và gây xáo trộn chất insulin, sinh ra chứng tiểu đường. Vì thế các khoa học gia thuộc Viện Đại Học Arizona [6]và Viện Đại Học Cornell đã công bố sự nguy hiểm của omega-3 fatty acid trong cá và dầu cá. [7]

ISOFLAVONES (phytoestrogens) - là một hóa chất thực vật đã làm các nhà khoa học say mê nghiên cứu nhất, vì nó có cấu trúc tương tự như chất kích thích tố sinh dục của phái nữ. (female hormone estrogen) và sự vận hành giống như estrogen. Vì thế các nhà khoa học còn gọi nó là estrogen thảo mộc (plant estrogen).

Sau khi nghiên cứu, các khoa học gia đều cho rằng isoflavones có khả năng mãnh liệt chống lại các tác dụng gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone.

Được biết quá lượng estrogen trong cơ thể là yếu tố chính dẫn đến ung thư vú, ung thư buồng trứng (ovarian), tử cung (uterine), và ung thư cổ của phụ nữ. Trong nếp sống của người Tây phương, dân chúng thường có quá nhiều estrogen bởi vì tiêu thụ nhiều protein thịt động vật có sẵn chất hormone mà người ta trích vào làm cho chúng mau lớn và nhiều sữa. Phần nhiều phụ nữ Tây phương mập vì chế độ dinh dưỡng nhiều thịt và chất béo, cũng làm tăng lượng estrogen, (buồng trứng tự động sản xuất thêm estrogen khi quá chất béo cần thiết). Nơi đàn ông chất béo thặng dư được biến đổi thành androgens và là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến. Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy ba chất genistein, daidzein và glycetein trong isoflavones đậu nành mà genistein là tâm điểm nghiên cứu.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, genistein có những lợi ích dưới đây:

1. Giống như những isoflavones khác, hành xử như là chống estrogen (anti-estrogen) bằng cách ngăn cản không cho sản sinh estrogen khi quá lượng estrogen cần thiết trong cơ thể.

2. Ngăn ngừa sự phát triển các tế bào ung thư.

3. Kích thích các tế bào ung thư làm cho chúng trở lại trạng thái bình thường.

4. Ngăn trở sự lớn mạnh của các tế bào ung thư DNA nhưng không ngăn cản sự lớn mạnh của các tế bào bình thường.

5. Hành xử như là các chất chống ốc xi hóa (anti-oxidant), bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại bởi sự tấn công của các chất d gây chứng ung thư (free radical).

Bởi vì năm tạo tác lợi ích trên của genistein, nên isoflavone được coi là một hóa chất thực vật nhiệm mầu chống lại các căn bệnh ung thư và các khoa học gia tin tưởng rằng genistein cần phải được tinh chế thành dược liệu để điều trị tất cả các loại ung thư. Trong một nghiên cứu của Viện Đại Học Minnesota, genistein đã được dùng thành công trong việc phá hủy các tế bào ung thư máu BCP trong loài chuột. Ung thư máu BCP là một loại ung thư phổ thông nơi trẻ em.

Cũng có nhiều chứng cớ rằng chất genistein đã chữa trị khỏi chứng nóng phừng, phòng ngừa bệnh xốp xương, và có thể thay thế loại estrogen supplement trên thị trường như Premarin. Genistein cũng ngăn ngừa các bệnh động tim, tai biến mạch máu não và sự phát triển tiến trình xơ cứng mạch máu (atherosclerosis). Cuối cùng, genistein là một hóa chất thực vật khá mạnh chống lại các chứng bệnh sưng như bệnh khớp thấp (arthritis) và các chứng bệnh liên hệ đến tình trạng đau nhức ở các khớp xương và bắp thịt như rheumatoid arthritis.

Ngoài genistein ra một chất khác của isoflavone đậu nành là chất Daidzein cũng có những lợi ích như genistein:

1. Có khả năng ngăn ngừa sự hao mòn xương và sự phát triển chứng bệnh xốp xương.

2. Khả năng chống ốc xi hóa (anti-oxidant) và chống ung thư (anti-cancer)

3. Kích thích các tế bào ung thư máu để trở thành thứ khác và chuyển hoán chúng về trạng thái bình thường.

Một cách tổng quát, tiêu thụ 50 mg isoflavone có trong protein đậu nành hằng ngày sẽ (1) làm giảm lượng cholesterol trong máu ít nhất là 35%, (2) không cần thiết phải dùng estrogen supplement, một thứ thuốc có nguy cơ gây nên chứng ung thư vú, tử cung và buồng trứng, và (3) phòng ngừa bệnh xốp xương.

Vì tác dụng cân bằng hormone trong cơ thể, isoflavone có thể ứng dụng cho phái nữ không phân biệt tuổi, trước hay sau khi dứt kinh.

PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH

Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Dr. James W. Anderson, M.D. Professor of Medicine and Clinical Nutrition thuộc viện đại học University of Kentucky, Lexington [8] với 730 tình nguyện viên để xem ảnh hưởng của việc ăn protein đậu nành với hệ thống mạch máu qua việc đo lường chất cholesterol.

Sau khi thử nghiệm và phân tích các dữ kiện thâu thập, kết quả cho thấy là lượng cholesterol trong máu giảm theo tỷ lệ lượng tiêu thụ protein đậu nành: nhóm ăn 25 grams một ngày giảm 8.9 mg/dl, nhóm ăn 50 grams giảm 17.4 mg/dl, và nhóm ăn 75 grams protein đậu nành giảm 26.3 mg/dl lượng cholesterol trong máu. Tính chung theo bách phân thì lượng cholesterol giảm 9.3%, lượng LDL cholesterol giảm 12.9%, lượng triglycerides VLDL giảm 10.5%, và lượng HDL cholesterol tăng 2.4%.

Bởi vì mỗi 1% lượng cholesterol giảm sẽ làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh động tim và tai biến mạch máu não từ 2% đến 3%, cho nên với lượng trung bình cholesterol giảm 9.3% độ nguy hiểm về bệnh tim mạch có thể xảy ra sẽ giảm được 18% đến 28%.

Căn cứ theo kết quả, giáo sư Anderson đã khuyến cáo như sau:

Phòng ngừa tổng quát, áp dụng chung cho những người có sức khỏe tốt, 7 servings protein đậu nành mỗi tuần, tức khoảng 10 grams mỗi ngày (8 oz sữa đậu nành mỗi ngày hay 4 cái soy burgers mỗi tuần hay mỗi tuần ăn 4 lần đậu hũ mỗi lần 2 servings, mỗi serving là 3 ounces tức khoảng một phần tư khuôn đậu hũ Hinoichi Regular.) Hay nói đơn giản hơn, cứ mỗi ngày ăn khoảng một miếng đậu hũ trong hộp đựng bốn miếng hoặc một phần tư hộp đậu hũ Hinochi là đủ.

Phòng ngừa đặc biệt, áp dụng cho những người có bệnh tiểu đường hay có độ nguy hiểm cao về các bệnh tim mạch hoặc những người có thân nhân bị các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường, xốp xương, 14 servings protein đậu nành mỗi tuần tức khoảng 20 grams protein đậu nành với 40 mg isoflavones đậu nành mỗi ngày, tương đương với khoảng 3/4 khuôn đậu hũ hiệu Hinoichi loại regular có trọng lượng 14 ounces (396 grams).

Trị liệu cho những người có bệnh tim mạch hay bệnh xốp xương, 21 serving protein đậu nành mỗi tuần tức 30 grams protein với 60 mg isoflavones mỗi ngày.

TRỊ LIỆU BỆNH NHIẾP HỘ TUYẾN

Trong tạp chí Healthy and Natural Journal, Vol.2, No.2, với tựa đề "Concentrated Soybean Phytochemicals," Bác sĩ Walker đã tường trình thành công việc trị liệu bệnh nhiếp hộ tuyến (tiền liệt tuyến)bằng tinh chế đậu nành (concentrated soy supplement) như sau:

Ông Clarence Mohnehan 79 tuổi quê quán ở Livonia tiển bang Michigan, đã được tuyên bố là sẽ chết trong vòng 60 ngày sau khi việc trị liệu bằng quang tuyến thất bại. Ung thư của ông đã lan khắp hệ thống bạch huyết. Khi được chuyển qua bác sĩ Kenneth Pittaway để chữa thử bằng đậu nành trị liệu pháp theo lời thỉnh cầu của người con trai, thì ông chỉ còn cân nặng 90 lbs., rất yếu, đau ở phần đơn điền, da vàng, mắt mờ đục.

Sau 9 tháng trị liệu bằng dinh dưỡng rau đậu với uống tinh chế đậu nành concentrated soy supplement mỗi ngày, ông Mohnehan đã bình phục hoàn toàn. Theo các tests của phòng thí nghiệm, ông không còn một dấu hiệu ung thư nào trong cơ thể, da dẻ trông khỏe mạnh, các hoạt động cơ thể bình thường, và cân nặng 135 lbs lúc xuất viện tháng 12-1994.

Trên đây là một case trong nhiều case trị liệu bằng đậu nành thành công ở Hoa Kỳ. Thật ra lối trị liệu này đã có từ lâu tại Trung Hoa nhưng mới được áp dụng tại Hoa Kỳ trong vài ba năm gần đây. Hiện nay nhiều công ty Hoa Kỳ và Trung Hoa đang chạy đua trong việc sản xuất dược liệu lấy từ tinh chất đậu nành dưới hình thức viên tablet và capsule.

Những thứ tinh chất đậu nành supplement mới nhất có chứa từ .5 đến 2.5% isoflavone và genistein.

Tại Nhật Bản, trung bình một người tiêu thụ từ 20 đến 100 mg chất isoflavones mỗi ngày từ các thực phẩm đậu nành. Được biết nếu tiêu thụ hàng ngày khoảng 50 mg isoflavones sẽ ngăn ngừa được một vài thứ bệnh ung thư.

Đậu hũ và tempeh, có chứa khoảng 10 mg isoflavones mỗi ounce. Để có đủ lượng isoflavones đậu nành cần thiết hầu có thể ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch, một người cần phải tiêu thụ từ 5 oz đến 30 oz đậu hũ hay tempeh mỗi ngày, (mỗi một hộp đậu hũ Hinoichi loại regular bán trên thị trường cân nặng 14 ounces). Ba mươi ounces đậu hũ có chứa khoảng 300 mg isoflavones và trong một viên soy supplement có tổng cộng 25.17 mg isoflavones.

Tưởng cũng nên biết, trong tiến trình biến chế đậu nành thành đậu hũ người ta có thêm vào chất calcium sulfate, một chất bột không mầu sắc tìm thấy trong đá vôi, xương, răng, vỏ sò hoặc trong chất tro của thực vật, để cho đông đặc, vì thế một hộp đậu hũ loại firm nặng 14 ounces có chứa khoảng 120 mg calcium, riêng loại silken chỉ có 40 mg. Chúng tôi có e-mail hỏi giáo sư bác sĩ James Anderson [9] chuyên gia nổi tiếng về dinh dưỡng tại Viện Đại Học Kentucky về sự ảnh hưởng của chất này thì được giáo sư cho biết calcium là một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể mà nhu cầu calcium hằng ngày phải cần từ 800 đến 1200 mg. Số lượng calcium trong đậu hũ (3 ounces) chỉ đáp ứng được 10% mà thôi, cần phải ăn thêm những thực phẩm khác nữa mới đủ. Ông cũng cho biết là trong các cuộc nghiên cứu dài hạn và quan sát dân số các khu vực tiêu thụ nhiều đậu nành, đã không tìm thấy một side effect nào trong việc tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành nói chung và đậu hũ nói riêng..

Ngày nay, dân chúng Hoa Kỳ nói riêng và Tây phương nói chung đã nhìn thấy ăn chay như là một lối sống bảo vệ sức khỏe cá nhân và gìn giữ môi sinh thế giới. Họ cũng đã thấy thực phẩm đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao và chất isoflavones cùng những hóa chất thực vật khác trong đậu nành đang được công nhận là dược liệu phòng ngừa và trị liệu nhiều thứ bệnh.

Thiên nhiên đã cho chúng ta trái đất để ở và trái đất đã cho chúng ta nhiều thứ chúng ta cần để sống khỏe. Chúng ta cần phải thừa nhận sự thật này và nên sống gần với thiên nhiên. Có lẽ đậu nành với những hóa chất thực vật của nó sẽ là cái chìa khóa để nhân loại mở cửa bước vào một đời sống an lạc và hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 10441)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6668)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 8813)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 8931)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 8868)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 8497)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
31/01/2022(Xem: 5647)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
30/01/2022(Xem: 5088)
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
29/01/2022(Xem: 4381)
Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).
28/01/2022(Xem: 7511)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]