Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Lời Kêu Gọi Thay Cho Lời Cuối Sách

07/05/201103:14(Xem: 12510)
2. Lời Kêu Gọi Thay Cho Lời Cuối Sách

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 3

LỜI KÊU GỌI ĐỪNG ĂN THỊT CHÚNG SINHTHAY CHO LỜI CUỐI SÁCH

 

Như bạn đã biết nơi phần đầu quyển sách, phần nhiều người Tây phương ăn chay bởi vì ăn chay có khả năng ngăn ngừa hữu hiệu các chứng bệnh về tim mạch và ung thư. Với người Phật giáo, ăn chay vì lòng từ bi, thương xót đến các con vật, thương tưởng đến những nỗi đau đớn mà chúng phải trải qua trong suốt kiếp ngắn ngủi từ lúc sinh ra, được nuôi và phải chết để làm thức ăn cho con người.

Cái kết quả do việc không ăn thịt mà người Tây phương thấy quả là tốt đẹp nhưng với người Phật giáo chỉ là phó sản, là sự việc tất nhiên phải xảy ra trong tiến trình từ nhân đến quả của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, dù là phó sản, nhưng nếu là một tổng hợp của nhiều cá nhân thì sẽ đem lại những phúc lợi lớn lao cho cộng đồng nơi mà chúng ta sinh sống, như làm giảm độ ấm nóng trái đất, giảm hạn hán, lụt lội và dông tố, giảm mức ô nhiễm trong không khí và trong nước uống. Tất cả đều có liên hệ mật thiết với nhau.

Hành động không giết hại chúng sinh và không ăn thịt chúng sinh, ngoài tác dụng nội tại nơi mỗi cá thể, còn có những tương quan tương duyên với những gì ở xung quanh chúng ta và cả ở xa chúng ta, xem như không dính liền nhau nhưng không thể chia lìa nhau, tất cả đều nương vào nhau và cần có nhau.

Có những việc mà một người bình thường có thể làm được. Sự suy tàn của mỗi chúng sinh kéo theo sự suy tàn của thế giới có thể cứu vãn được. Chúng ta không bất lực. Chúng ta có thể ngăn ngừa được nếu mỗi một trong chúng ta lưu tâm đến tình trạng an sinh của mỗi chúng sinh như của chính chúng ta. Chúng ta có thể làm tất cả những gì có thể làm được để bảo tồn sinh mạng của nhau, không cho những sự hủy diệt xảy ra. Như là những sinh vật, chúng ta có thể tiếp tục sống an lành trên quả địa cầu này. Chúng ta, thay vì làm cho thế giới của chúng ta trở nên hoang tàn, chúng ta hãy cùng nhau làm cho thế giới không còn giết lẫn nhau và làm cho thế giới trở thành thiên đường.

Để thực hiện được những điều trên, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu bạn hưởng ứng bằng cách, sau khi đọc xong quyển sách này, hãy thực hành và chuyển quyển sách này cùng với lời yêu cầu người khác thực hành như bạn. Sự hưởng ứng của mọi người sẽ làm thay đổi thế giới. Càng nhiều người tham dự, tác động càng mãnh liệt và kết quả càng tốt đẹp. Đó là thực thi kế hoạch mười bốn phần trăm:

Vì ý thức nỗi khổ đau của chúng sinh và nhận thức được lời Phật dạy là tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ anh em thân bằng quyến thuộc, nên kể từ nay tôi nguyện không giết hại chúng sinh bằng cách thực hành ăn chay ít nhất một ngày trong một tuần, sau đó sẽ tăng lên hai ngày và dần dần sẽ tăng lên bẩy ngày.

Chỉ có vậy thôi, một ngày trong một tuần, không ăn thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt vịt, thịt trừu, thịt dê, thịt cá sấu, cá, tôm, cua, trứng, sữa..

Thực hành kế hoạch mười bốn phần trăm trong giai đoạn sơ khởi, có nghĩa là bạn giảm 14% thực phẩm có nguồn gốc thịt và thay vào đó 14% thực phẩm rau đậu trái cây và các thứ được biến chế từ nguồn gốc thực vật như đậu hũ, sữa đậu nành, hamburger chay, hot dog chay..

Kết quả chắc chắn sẽ đạt được. Trên bình diện cá nhân như đã trình bầy, bạn sẽ giảm thiểu sự phát triển tình trạng xơ cứng động mạch, do đó giảm mức độ nguy hiểm về các căn bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cùng nhiều chứng bệnh khác. Nếu bạn có con cháu tham dự như bạn, bạn sẽ giúp chúng tạo nên một nền tảng sức khỏe tốt đẹp cho hiện tại và tương lai.

Trên bình diện thế giới chúng ta sẽ tiết kiệm được 12 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm [1] đủ để cung cấp cho 20 triệu người khỏi bị chết vì đói và vì các chứng bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng hàng năm trên thế giới. [2] Ngoài ra, chúng ta sẽ cứu được khoảng 600 triệu con vật khỏi bị giết tại các lò sát sinh hàng năm. [3]

Môi trường sinh sống chung quanh chúng ta sẽ từ từ phục hồi do những nỗ lực chung của chúng ta. Đúng như câu ngạn ngữ Việt Nam "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" không khí sẽ bớt ô nhiễm, nước uống sẽ trong lành hơn, ít người và vật chết, sự sống có mặt nơi nơi.

Tất cả là kết quả của kế hoạch một ngày trong một tuần không ăn thịt cá. Bạn có ngờ được không? Nếu như chúng ta gia tăng lên hai ngày không ăn thịt mỗi tuần thì kết quả sẽ như thế nào? Kết quả sẽ rực rỡ hơn với tương đương 28% nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ giảm và 28% lượng sản xuất thịt cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm theo, theo luật cung cầu. Kỹ nghệ sản xuất thịt không có quyền hạn gì trong vấn đề này. Nếu chúng ta ăn nhiều, họ sẽ giết nhiều súc vật để bán thịt cho chúng ta ăn.

Phúc lợi do việc không giết hại chúng sinh và không ăn thịt chúng sinh không những sẽ đến với thế hệ chúng ta mà còn đến cho những thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai.

Chúng ta không giết hại chúng sinh để ăn thịt có nghĩa là chúng ta gìn giữ tốt thân thể chúng ta, cũng như bồi đắp lòng từ ngày càng thêm lớn và chiêu tập rất nhiều phước báu cho mai sau.

Ngoài ra, không giết hại chúng sinh để ăn thịt cũng có nghĩa là săn sóc trái đất chúng ta ở, tức là chúng ta săn sóc con cháu chúng ta vậy. Xin bạn tiếp tay cùng chúng tôi vì lợi ích cho mình, cho con cháu mình và cho tất cả chúng sinh.

Riêng đối với quý bạn dù đã thọ hay chưa thọ tam quy ngũ giới nhưng lòng đã nguyện đi theo con đường giác ngộ giải thoát của Phậtthì chúng tôi không dám nói tới, vì việc ăn chay cũng như việc giữ giới không sát sinh là chuyện đương nhiên, vì ăn chay là giữ giới sát, là chính sách cần thiết để thực hành giáo pháp, và hơn nữa, chúng ta không thể vừa muốn tu đạo giải thoát lại vừa ăn thịt chúng sinh.Xin chân thành cảm tạ quý bạn đã đọc và lắng nghe những lời tâm tình của chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2016(Xem: 7938)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9061)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9978)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8421)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7983)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8098)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8208)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 12000)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17676)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 10969)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]