Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tổng Kết

07/05/201103:14(Xem: 10152)
1. Tổng Kết

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 3

TỔNG KẾT

Đa số người Hoa Kỳ nói riêng và người Tây Phương nói chung nhìn ăn chay như là một chính sách dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Điều này có thể đúng vì sức khoẻ tốt là một điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên cũng có một số khác cho rằng việc ăn chay không hẳn chỉ đem lại sức khỏe tốt cho cá nhân mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe trái đất, làm giảm độ ấm nóng quả địa cầu, giảm hạn hán và bão lụt, và một số khác nữa cho rằng không thể cầm lòng được khi thấy con tôm, con cá dẫy đành đạch trên chảo dầu nóng hay trên lò nướng, họ nhìn thấy trên những bữa yến tiệc là những cái chết đau đớn vô tội của hàng trăm hay hàng ngàn con vật.

Với Phật Giáo, mặc dù có những dị biệt giữa hai truyền thống Nguyên Thủy và Đại Thừa do bởi tư tưởng lập tông, nhưng tựu chung quan điểm căn bản về vấn đề ăn chay không khác biệt.

Đạo Phật tin rằng tất cả mọi sự vật xẩy ra trên thế gian nầy đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Mục đích tối hậu của người Phật tử là tránh làm điều ác, siêng làm điều lành để chuyển thói quen tạo nhân xấu thành thói quen tạo nhân tốt, rồi từ nhân tốt đó, sẽ có duyên lành hỗ trợ để tu hành ra khỏi được vòng luân hồi, trở về bản thể Chân Tâm. Cho nên, đã là Phật tử, thì dứt khoát không thể chấp nhận việc tối ác là hành hạ, đánh đập và giết hại các sinh vật khác. Cái nhân nợ nần sinh mạng của nhau ấy chắc chắn sẽ phải trả quả báo. Và vì vậy người Phật tử không những không dám sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh. Hủy hoại đời sống các loài hữu tình chúng sinh khác để nuôi mạng sống của mình là trái với lòng từ bi mà mỗi người đồng có, trái với đạo lý con người và luật thiên nhiên vũ trụ.

Ngoài ra Phật Giáo nhìn tất cả chúng sinh hữu tình đều là bà con quyến thuộc, đều có những mối liên hệ với nhau trong qúa khứ dưới nhiều dạng thể khác nhau nên không thể giết và ăn lẫn nhau được.

Tất cả những lý do khác, như sức khỏe hay bảo vệ môi sinh đối với Phật giáo đều là những lý do phụ thuộc, là những phó sản của việc không giết hại chúng sinh.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo có đức tin mù quáng. Đức Phật đã dạy chúng ta rằng đừng nên tin tưởng một điều gì vì văn phong, vì tập quán lưu truyền, vì là bút tích của thánh nhơn, của thầy dạy mà chỉ tin vào kinh nghiệm học hỏi nơi chính mình và nhận là đúng, có lợi cho mình và có lợi cho chúng sinh.

Áp dụng những tiêu chuẩn của Phật, suy xét những nghĩa lý của lời Phật vào mỗi hoàn cảnh, mỗi không gian và thời gian, điều nào có lý lẽ nhất có thể tiếp nhận được thì áp dụng. Tất cả tùy thuộc nơi sự hiểu biết chín chắn và lòng từ bi của mỗi chúng ta. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn, lựa chọn ăn chay hay ăn thịt cá cho ngon miệng hay không ngon miệng không phải là vấn đề quan trọng mà là chọn một lối sống có ý nghĩa mới là điều quan trọng. Ăn trên nỗi đau đớn của chúng sinh, trên nỗi đói khát của các trẻ em trên hè phố Calcutta hay trên các cánh đồng khô Phi Châu chắc chắn không phải là một lối sống có ý nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 5600)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10272)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7106)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8394)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6933)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10030)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7403)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5936)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6414)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6763)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]