Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 19: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7289)
Chương 19: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XIX

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Phật pháp chú trọng ở thực hành

Học Phật được bao nhiêu năm, nếu ăn chay vẫn không được, không chịu niệm Phật tiếng nào, như thế bạn tự cho mình là đã học xong? Cần phải cảm sâu và hổ thẹn xấu hổ mới phải. Dù bạn hiện tại có thể tụng thuộc làu ba tạng kinh đi nữa, dẫu bạn hiện tại có khả năng diễn thuyết đạo lý huyền diệu xâu xa đi nữa, thì cũng thua xa bà già không biết một chữ nhưng tâm thành thật ăn chay niệm Phật. Bởi vì Phật pháp và phương pháp giáo dục chú trọng thực hành. Nói mà không làm, có khả năng nói mà không có khả năng làm thì không thể đến được chỗ tốt đẹp. Có thể làm mà không thể nói, cái gì cũng chẳng biết nhưng thu hoạch được lợi ích thì có ngại gì?

2. Ăn thịt bằng với tội giết hại

Kinh Lăng Nghiêm nói: ”Ăn thịt với giết hại đồng tội”. Bạn suốt ngày ăn thịt liền bằng với một ngày sát sinh. Mỗi ngày từ sáng đến tối tạo nghiệp và tạo giới sát sinh. Học Phật như thế làm sao thành tựu?

3. Người ăn thịt đoạn dứt hạt giống tình thương

Kinh Niết-bàn dạy rằng: ”Phàm kẻ ăn thịt là đã đoạn dứt hạt giống tình thương”. Học Phật chân chánh là học tập tình thương yêu của đức Phật. Bạn suốt ngày ăn thịt, hạt giống tình thương của Phật tánh đã đoạn đứt, làm sao bạn có tình thương, làm sao bạn học Phật được thành tựu?

4. Ăn thịt cầu công đức chẳng thành tựu

Kinh Lăng Nghiêm dạy: ”Kẻ ăn thịt cầu công đức chẳng thành tựu”. Bạn suốt ngày ăn thịt là suốt ngày tạo nghiệp giết hại, tất cả công đức tu hành đều tán mất hết. Làm sao thành tựu đạo nghiệp cho chính mình?

5. Chẳng biết tốt xấu

Kinh Đại Tập viết: ”Thời mạt pháp, ức ức người tu hành hiếm thấy một người đắc đạo, chỉ có nương pháp môn niệm Phật được qua biển sinh tử”. Thời mạt pháp nếu bỏ đi pháp môn niệm Phật thì không có bất cứ pháp môn nào có thể giải thoát được sinh tử. Bạn chẳng biết được tốt xấu, chẳng biết mình là phàm phu ngã mạn, trí tuệ mờ tối, chướng sâu, phước mỏng, nghiệp dày. Không chịu căn cứ vào lời dạy của đức Phật, thành thật tu hành nương nhờ sức Phật cứu giúp. Pháp môn niệm Phật không thể nghĩ bàn. Lại theo ý riêng tu hành các pháp môn khác thì không có cách gì đạt được lợi ích và thọ dụng chân thật, lại không thể giải thoát khổ đau sinh tử trong đời này!

6. Tu pháp niệm Phật là vững vàng nhất

Thiền sư Bách Trượng nói rằng: ”Tu hành, dùng pháp môn niệm Phật là vững vàng nhất”. Đây là một trong 20 điều phép tắc. Thiền sư Bách Trượng là bậc cao đức trong Thiền Tông, vì dạy dỗ đệ tử mà đề xuất ra. Pháp niệm Phật là con đường tu hành rất an ổn, vì niệm Phật được nương vào sức đại từ đại bi của Phật A-di-đà và sẽ được Ngài nhiếp thọ. Đây là con đường tu hành thành công tuyệt đối có bảo chứng. Tham thiền, học giáo và các pháp môn khác chỉ nương tựa vào sức mình. Chúng sinh thời mạt pháp căn cơ ngu đần và yếu đuối, nghiệp chướng sâu nặng, không nương sức bồn nguyện của Phật làm sao mà hành cho thông!

7. Tham thiền chẳng phải việc dễ

Không những chỉ riêng Thiền sư Bách Trượng mà trong lịch sử có biết bao nhiêu Thiền sư đều khuyên người niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Đến cả những bậc cao đức của tông Tịnh độ như Đại sư Liên Trì, Đại sư Triệt Ngộ đã từng trên hội tham thiền hạ thủ công phu. Nhân vì tham thiền chỉ nương sức mình, muốn được thành tựu không phải dễ dàng. Chư vị Tổ sư tự mình dò dẫm suốt mấy mươi năm, đều thầm biết được nương vào sức mình cạn cợt, nguy hiểm và không có cách gì để thành công. Vì thế, sau cùng đều quay về với pháp môn Tịnh độ, thành thật niệm Phật cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Dùng một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật hành trì trọn đời, tư lợi và lợi tha cũng chỉ một câu Nam mô A-di-đà Phật.

8. Hãy nhanh quay về niệm Phật

Quá trình lịch sử là một tấm gương. Bao nhiêu thí dụ về sự tu hành của chư vị cổ đức đều để cảnh giác chúng ta. Hiện tại, người tri thức về học vấn rất thích tham thiền và nghiên cứu giáo lý, lại coi rẻ việc niệm Phật, xem niệm Phật là cạn cợt, là pháp môn của kẻ nam nữ ngu si. Xin những người này hãy tự hỏi lại lương tâm. Trí tuệ của quý vị có sánh được Thiền sư Bách Trượng, Đại sư Liên Trì, Triệt Ngộ hay không? Sự tu hành tinh tấn của quý vị có vượt trội như chư vị cổ đức hay không? Chư vị cổ đức với nghị lực và trí tuệ hơn người, đã tiêu phí tâm huyết hơn mấy mươi năm đều không có cách gì ở trong tham thiền đạt được thành tựu. Quý vị tự cho mình là hạng người gì, còn lớn tiếng không thẹn thùng, chỉ muốn tham thiền không nguyện niệm Phật? Có thể nói rõ với quý vị, tất cả sự nỗ lực đều phí tổn tâm huyết mà thôi, tuyệt không có cách gì thành công được. Hãy nhanh quay về niệm Phật đi, chớ nên coi thường việc này. Rất mong! Rất mong!

9. Nghiệp chướng

Chúng ta biết rõ danh lợi như dao hai lưỡi thường hại người, nhưng chúng ta vẫn chen nhau dành lấy. Biết rõ tình ái cuối cùng sẽ làm con người đau khổ nhưng vẫn dần chìm sâu vào trong ấy. Chúng ta đã biết cần phải sửa đổi thói quen xấu nhưng vẫn phạm những sai lầm này đến sai lầm khác, vẫn nhiều lần phạm giới. Đã biết cần phải tinh tấn niệm Phật nhưng vẫn dây dưa, lười biếng không niệm. Đã biết cần phải phát nguyện sinh về cõi Phật nhưng vẫn tham luyến Ta-bà… Những tệ hại này vì là nghiệp chướng chúng ta quá sâu nặng. Vì nghiệp chướng sâu nặng nên chúng ta tiếp tục chìm đắm không thể thoát khỏi luân hồi. Vì thế, cần phải học đến lúc không còn nghiệp chướng, có cầu gì đều được thuận lợi, không có nguyện thì không thành công. Nghiệp chướng không tiêu thì trở ngại đua nhau đến làm khó khăn muôn vạn.

10. Nỗ lực tiêu trừ nghiệp chướng

Đã biết mình là phàm phu thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, phải nên từ trong tâm sinh hổ thẹn thành thật sám hối. Trong sinh hoạt thường ngày phải luôn quán chiếu lại chính mình và khiêm nhường xét lại thân tâm, trên sự tu tập phải nhắm vào sự tiêu trừ nghiệp chướng để ra sức thực hành.

11. Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng

Nghĩ muốn tiêu trừ nghiệp chướng phải cần nội công và ngoại công song hành, hạnh chánh và hạnh phụ gồm tu. Nội công là hạnh chánh, đó là niệm Phật lễ Phật . Niệm Phật trong sinh hoạt phải luôn nhớ thầm niệm một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Dùng nhất niệm vạn đức hồng danh chí tôn vô thượng để trung hoà tất cả vọng niệm và thói xấu tham, sân, si từ vô thuỷ kiếp đến nay. Những nghiệp chướng nặng nề này sẽ dung hoà vào một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, và được đức Phật A-di-đà đại từ đại bi và tất cả chư Phật trong mười phương hộ niệm, che chở và bao bọc, giúp tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình. Lạy Phật chính là kính lễ chư Phật để sám hối nghiệp chướng của chúng ta. Mỗi ngày lễ 88 vị Phật hoặc chuyên lạy Phật A-di-đà để sám hối. Trong quá trình lễ lạy, ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh nương vào sức bồn thệ nguyện của chư Phật, dùng sức mạnh sám hối để diệt trừ tội lỗi và tiêu trừ nghiệp chướng. Ngoại công là hạnh phụ có thể giúp thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Ngoại công chính là ăn chay và phóng sinh. Chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày không nên làm điều ác, nhớ phải tu nghiệp lành. Việc cực ác chính là ăn thịt và giết hại. Vì thế, muốn dứt điều ác trước hết phải ăn chay. Việc thiện lớn nhất là chuộc mạng phóng sinh. Vì thế, muốn tu điều thiện, trước phải lo chuộc mạng phóng sinh. Ăn chay và phóng sinh là hai bài tập quan trọng nhất của người tu Phật

Nếu như có thể nội công và ngoại công cùng tu, thì dùng nội công niệm Phật, lạy Phật làm chính; lấy hạnh ăn chay và phóng sinh làm phụ. Cần phải hết lòng chí kính nỗ lực tinh tấn thì sẽ thành tựu nhanh chóng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2015(Xem: 9348)
Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."
26/02/2015(Xem: 7350)
Đôi khi, tôi đọc kinh, và đôi khi đọc thơ. Thường là vào sáng sớm, hay giấc khuya, khi không gian tĩnh lặng. Từng chữ đọc lên trong tâm, đọc thầm lặng, nghe âm vang ngấm toàn thân. Nhấp một ngụm trà, để nghe chữ tan vào hồn. Trong lòng thanh thản, nhìn thấy từng chữ khởi lên trong tâm, nhìn thấy từng nghĩa trải trên trang giấy. Trong cái tịch lặng của đêm và cái âm vang của chữ trong tâm mình không còn biên giới – nơi đó, không gọi được là tịch hay động.
14/02/2015(Xem: 8214)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên.
07/02/2015(Xem: 13043)
Chùa tôi có khoảnh vườn nhỏ khoảng 100m2. Trước đây ai cho gì trồng nấy. Đi đâu thấy cây, cỏ, hoa lạ liền mua về dúi vào vườn rồi chăm sóc, rồi ngắm nghía, rồi thỏa thích. Ngày qua ngày cái vườn nhỏ xíu mà trăm cây giành khoe sắc.
03/02/2015(Xem: 12410)
Tôi là Phật tử, nhà tôi thờ Phật đã hơn 10 năm nay, bàn thờ có một bát hương thờ Phật và một bát hương thờ gia tiên. Cách đây vài tuần, có người bạn từ miền Bắc vào chơi và có hỏi bát hương nhà tôi đã được các thầy bốc chưa. Tôi trả lời, bát hương trên bàn thờ chỉ có tro sạch, ngoài ra không có gì cả.
03/02/2015(Xem: 11331)
Một phóng viên nhà báo đăng lên trang nhất kể rằng vào năm 2008, khi phóng viên và bạn mình đang ngồi ăn tối trong nhà hàng thì thấy một người đàn ông đứng ngoài hành lang của khách sạn. Họ nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời ông cùng ăn tối. Nhưng ông từ chối không ăn và nói rằng ông đang phải đi đến phòng tập thể dục.
03/02/2015(Xem: 8070)
Con người chúng ta vốn rất nhỏ bé, nhưng khi chúng ta biết ơn thì sẽ trở thành con người vĩ đại. Bởi vì biết ơn là chiếc huân chương rực rỡ nhất, cho sự chiến thắng chính mình. Vì chúng ta đã vượt qua nghịch cảnh, chính bằng năng lực của mình. Vì trong cuộc đời con người, với bất cứ ai và hoàn cảnh nào, thì ai cũng từng gặp thất bại cả. Và có mấy ai dám biết ơn chính những thất bại của mình không. Và chỉ khi người ta thành công,
03/02/2015(Xem: 8513)
Ngày 3-4, tháng 1, năm 2015, trời lạnh xuống 36 độ F, bên ngoài chánh điện, các bồn hoa và lối thiền hành bị đóng một lớp băng đá trong vắt phủ lên trên, khiến cho thành phố Perris vốn là vùng bán sa mạc nắng nóng, bỗng nhiên trở thành băng giá trong tiết đầu đông của miền Bắc Mỹ. Gió se thắt lòng người và lạnh run lập cập, nhưng cũng không cản bước được các giới tử đủ mọi lứa tuổi từ trong và ngoài tiểu bang California vân tập về Chùa Hương Sen để tham dự khoá tu lạy tam bộ nhất bái, thọ Thập Thiện cùng Bồ Tát Giới.
01/02/2015(Xem: 6658)
Họ tôi chạp mộ đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Trời mưa lạnh, ai nấy cũng lủ khủ áo mưa cuốc xẻng, như đoàn quân ô hợp, lớn bé, trẻ trai, già lão. Tôi lớn nhất đang ở tuổi 63 lại là trưởng họ. Tôi đang cuốc cỏ, chị Loan gọi mời tôi họp đầu năm. Lúc ấy, 9 giờ 30, còn hơn tiếng đồng hồ nữa mới xong. Tôi cúng họ năm mươi ngàn đồng trà lá, phụ vào buổi ăn trưa vì về sớm, rồi phóng xe chạy đi. Ngày mai, ngày chạp chính. Các em tôi bắt heo từ chiều qua.
01/02/2015(Xem: 10703)
Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy? Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]