Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7143)
Chương 18: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007


Chương XVIII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Tượng Phật chính là đức Phật

Trên sự thật, chúng ta cần phải xem tượng Phật như Phật thật và thành tâm cúng dường. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Phật cần phải như thấy và kính lễ Phật. Dùng tâm thành kính nghiêm túc này để tỏ lòng thân cận, lễ kính và cúng dường tượng Phật. Có một phần cung kính thì có một phần lợi ích, có mười phần cung kính thì có mười phần lợi ích. Bấy giờ, có nhiều người đem tượng Phật làm thành mặt hàng nghệ thuật, tuỳ tiện bày biện lung tung. Động một tý là đem tượng Phật bày phòng khách hay là hành lang, nơi nhà ăn hoặc phòng trà, cho đó là trang sức cho cuộc uống trà nói chuyện trong sinh hoạt thường nhật. Đây thật là đối với tượng Phật quá sức bất kính, trong khi không biết đã khinh rẻ tượng Phật. Hãy nên cúng dường tượng Phật cũng như cúng dường đức Phật thì được sự lợi ích vô lượng, vô biên. Chúng ta nếu không có tâm kính sợ, tuỳ ý đem tượng Phật bày trí không đúng chỗ và nơi không sạch sẽ thì tội lỗi vô biên tự chuốc lấy. Đây là việc rất quan trọng, quan hệ đến sự đi lên hoặc đoạ xuống của chúng ta. Người học Phật không thể xem thường việc này.

2. Hiểu và hành

Không lo mình không hiểu, chỉ lo mình không thực hành. Người học Phật hiện nay có cùng một bệnh rất nặng, chính là nói suông chẳng lo tu tập. Hiểu được và nói rất nhiều, nhưng làm được thì lại rất ít. Về phương diện hiểu biết, chúng ta đã sớm biết thu thập khá nhiều khá sâu. Khi chúng ta đã hiểu cần phải có lòng tin và tâm nguyện niệm Phật, cần chán cõi Ta-bà nguyện sinh về cõi Cực Lạc. Luôn ôm lòng hổ thẹn và thành tâm sám hối. Sống cư sử với tâm khiêm nhường và luôn xét lại mình, biết tiết kiệm và quí trọng phước báu, luôn thực hành hạnh đoạn ác tu thiện, ăn chay phóng sinh. Nhưng khi thực hành chúng lại làm không đúng, không đem Phật pháp ứng dụng thực tế vào sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, thời mạt pháp người nói đạo lý thì nhiều, người chịu thực hành thì ít. Người miệng nói thao thao thì nhiều, người nói và làm hợp nhau thì quá ít. Do đó kẻ thất bại thì nhiều, người thành công thì rất ít. Điều then chốt quan trọng ở đây chính là thực hành. Người có đủ sự thực hành thì có đủ sự lợi ích, không ra sức thực hành thì một chút lợi ích cũng không có.

3. Không hiểu biết nhưng có thực hành

Có một bà già không hiểu biết gì nhiều nhưng có thực hành. Đối với bà, một chữ cũng không biết, cái gì cũng không hiểu. Chỉ có lòng tin và tâm nguyện niệm Phật cầu vãng sinh Tây phương. Suốt ngày chỉ biết thầm niệm một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Hạng người này sẽ sớm bước lên đài sen về Cực Lạc, một đời thành tựu không sao kể xiết. Đây là người mẫu mực tu hành niệm Phật của chúng ta.

4. Có hiểu biết không có thực hành

Có những người trình độ hiểu biết rất cao nhưng không chịu thực hành. Tuy nhiên, họ có sự biện tài vô ngại. Ba tạng kinh điển họ tụng thuộc làu, nhưng lại không bao giờ chịu niệm Phật hoặc chú trọng hành trì thực tiễn một pháp môn. Hạng người này hơn 99% lọt vào vòng luôn hồi. Tất cả sự nỗ lực một đời của họ chỉ uổng công vô ích. Điều này, người học Phật niệm Phật phải chín chắn xem xét lại!

5. Ấn chứng của sự tu hành

Nhìn lại xa xưa có thể biết được hiện nay, xem xét việc đã qua có thể biết được điều sắp tới. Từ xưa đến nay, có biết bao nhiêu ví dụ về sự thành công và thất bại để xác minh cho sự tu hành của chúng ta. Nhưng người thành công luôn với sự thành thật thực hành, nhất tâm niệm Phật không cầu tiếng tăm lợi dưỡng, ra sức tu hành không gián đoạn. Người thất bại luôn thích mơ màng viển vông, cầu hiểu biết nhưng không chịu thực hành, tham cầu tiếng tăm lợi dưỡng. Thầy mù dẫn đám trò mù đi vào đường tà mà không tự biết. Chúng ta cần phải rút kinh nghiệm xương máu, tha thiết hạ quyết tâm. Đời nay khéo đem tâm lực dụng công bằng sự tu hành của chính mình. Dùng công phu thực hành, đoạn dứt nghiệp ác, tự tạo phước lành. Thành thật niệm Phật để mong phải xong việc nơi một trận quyết định này. Đem việc lớn sinh tử không có phương pháp giải quyết từ vạn kiếp đến nay, trong một đời này dùng phương pháp niệm Phật, nương nhờ vào sức của Phật để một đời thành tựu, giải thoát nỗi khổ sinh tử luân hồi.

6. Cần phải đích thân thực hành

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Người học Phật cần phải đích thân thực hành. Người đời nay phần nhiều mưu toan cho đầu miệng được khoan khoái. Nói rằng ăn toàn đồ ngon bụng lại trống rỗng. Thật đáng thương thay!”. Mỗi buổi tối khi đi ngủ, hãy tự hỏi lại mình: ngày nay chính mình thực hành được bao nhiêu? Khi tu hành xét lại mình đã sửa đổi được bao nhiêu? Nhất định phải luôn nhắc nhở lại mình. Người học Phật nếu không chịu đích thân thực hành thì dẫu nói hay đi nữa cũng chỉ uổng công!

7. Niệm Phật tức là Giới, Định, Tuệ

Đại sư Liên Trì dạy: ”Những điều trong Đại Tạng kinh giải thích chẳng qua chỉ là Giới, Định, Tuệ mà thôi. Niệm Phật tức là đủ Giới, Định, Tuệ, đâu cần phải tìm tòi văn tự mà xem khắp Đại tạng kinh? Thời gian qua mau chóng, mạng sống không bền lâu. Mong quí vị tu tịnh nghiệp là việc gấp rút”. Đại sư Liên Trì và vị Cao Tăng một đời, bởi Ngài là người từng trải, là bậc siêu nhân đạt đến tâm địa. Ngài khai thị chúng ta thật rõ ràng rằng: chân thật có thể thọ dụng và được lợi ích, chỉ có pháp môn niệm Phật mà thôi. Ngoài ra các pháp môn khác chẳng có thể đời này thành tựu, thậm chí lại nhân đây bỏ phí thời gian. Trên đường hiểm luân hồi sinh tử, mong được thân người, mong gặp pháp môn tịnh độ, ước chừng sánh với việc lên trời còn khó hơn nhiều!

8. Đại pháp thọ dụng thời nay

Chúng ta nếu thật sự nghe lời chỉ dạy từ kim khẩu của đức Phật, có lòng tin và tâm nguyện cầu vãng sinh Cực Lạc ở phương Tây; nếu có thể nghe lời khai thị từ những bậc cao tăng đại đức mà thành thật niệm Phật, dùng một môn thâm nhập, liền có thể đời này thọ dụng, đạt được lợi ích thật sự. Nếu lòng tự thị quá cao, ngã mạn không chịu tuân theo,lại còn theo ý nghiên cứu lung tung bừa bãi,không chịu niệm Phật cầu sinh Cực Lạc,có thể nói hạng người này 100% là rỗng tuếch; tuyệt đối không có pháp thành tựu, không có cách gì để giải thoát. Họ để uổng phí một đời tu hành lầm lạc, khổ sở. Thật đáng thương thay!

9. Lấy đó làm gương

Đang lúc bạn bè xung quanh có người tu hành đi lạc vào đường tà, thậm chí có khi tầu hoả nhập ma, cuối cùng không thể cứu vãn được. Chúng ta một mặt đồng tình thương cảm họ. Mặt khác cần phải lấy đó làm gương để răn tâm nên cẩn thận và lo sợ. Thường quán chiếu và xét tâm mình có bị bệnh như họ hay không? Nhân vì người khác phạm lỗi lầm, rất có thể là khuyết điểm trước mắt chúng ta mà chúng ta chẳng hay biết. Nếu tự mình không biết sửa đổi lỗi lầm, khó bảo đảm ngày sau chúng ta không rơi vào trường hợp bệnh hoạn như họ.

10. Phép tắc của sự tu hành

Thấy hiền nghĩ muốn bằng, thấy không hiền mà bên trong tự tỉnh. Nếu có thể đi qua sự đớn đau về việc chịu khổ nạn của người khác, đáng làm tấm gương răn nhắc việc tu hành của chúng ta. Khéo xét lại chính mình, thành tâm sám hối sửa lỗi, chúng ta mới có thể ngày càng trở nên tốt đẹp. Từng ngày trên đường học Phật dần thêm tiến bộ. Nếu chỉ một chiều với kẻ dửng dưng, để coi người khác không may gặp khổ nạn mà không chịu tìm cầu lại nơi mình để làm thành bài học kinh nghiệm, chúng ta đã không có một chút lợi ích thật sự, lại không là vị đệ tử học Phật chân chánh.

11. Bình thường, thật thà

Đức tính bình thường, thật thà là khoa vàng, luật ngọc (luật lệ không thay đổi) của người học Phật chúng ta nên một đời nắm giữ. Chỉ có bình thường mới có thể chân chánh tu hành, chỉ có thành thật mới có thể thật sự được lợi ích. Tự cho mình không phải bình thường nên một sớm khởi công cao ngã mạn. Tâm với Phật ngăn cách, nên cách đạo ngày càng xa không thể thành tựu. Tự cho mình là bậc cao minh, một mai tự mình không chịu thành thật niệm Phật, lại tham vọng viển vông thì không có pháp chân thật được lợi ích của việc học Phật. Xin khuyên mỗi vị học Phật đem mấy chữ “bình thường, thật thà” ghi nhớ trong tâm. Luôn đem ra kiểm nghiệm chính mình, xem lời nói và hành động có bình thường hay không? Xét việc làm của mình có thành thật hay không? Xin khuyên mỗi người học Phật đem bốn chữ “ bình thưòng, thật thà” tôn làm khuôn mẫu, đích thân thực hành đến chết mới thôi. Chỉ mong chân chánh đạt được mục tiêu đời nay vãng sinh Tây Phương giải thoát sinh tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2016(Xem: 10985)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7300)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 7642)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 7912)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
24/03/2016(Xem: 8061)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
24/03/2016(Xem: 8699)
Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP HCM sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.
22/03/2016(Xem: 6640)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
22/03/2016(Xem: 7666)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9364)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10173)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]