Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7218)
Chương 16: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XVI

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Đầy đủ lòng tin và tâm nguyện

Đại sư Ngẫu Ích trong “Di-đà yếu giải” giảng rất rõ ràng: ”Được sinh Cực Lạc hay không, phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do nơi niệm Phật sâu hay cạn”. Người niệm Phật chỉ cần đầy đủ niềm tin và tâm nguyện, khiến khi lâm chung mười niệm cũng quyết được vãng sinh. Nhưng sao hiện nay người niệm Phật rất nhiều mà người vãng sinh thì rất ít? Then chốt chính là niềm tin và tâm nguyện không rõ ràng, sự tu hành quá thô thiển không cố gắng tới cùng.

2. Nói nhiều nhưng làm ít

Lại bảo chúng ta cứ tự nhiên đối mặt với chính mình ư? Không thể được! Bởi chúng ta đều là người nói nhiều song lại làm quá ít. Miệng nói chán cõi Ta-bà muốn cầu về Cực Lạc. Nhưng trên hành vi, tâm tưởng lại không quên Ngũ dục và sáu trần, trong tâm vẫn còn vướng vít tình riêng, gia đình và con cái, đầu óc còn suy nghĩ về danh vị và sự giàu sang. Nếu có học Phật, chỉ cầu lợi ích cho tự thân, cầu được khoẻ mạnh và bình an, cầu công danh, phú quý. Người thực sự không cầu các thứ ở trên, chỉ đơn thuần cầu sinh Tây Phương Cực Lạc đã ít lại càng ít. Nhân vì niềm tin không sâu, tâm nguyện không tha thiết. Tâm tham luyến Ta-bà nên dần xa cõi Cực Lạc, tâm với Phật ngăn cách. Vì thế, chúng ta niệm Phật tuy nhiều, người thành tựu lại rất ít, chẳng khác nào lông phượng sừng lân.

3. Người có tín nguyện chân thật rất ít

Chúng ta thường giảng tín, nguyện, hạnh. Nhưng thật sự đối với pháp môn Tịnh độ, có niềm tin sâu hay không? Thật sự đối với thế giới Cực Lạc có nguyện tha thiết hay không? Nên hỏi lại lương tâm. Người niệm Phật có khả năng chân chánh khởi lòng tin sâu, phát nguyện tha thiết, cuối cùng không được nhiều, chính là vì niềm tin không sâu, nguyện chẳng tha thiết. Vì thế, người niệm Phật rất nhiều nhưng người đạt đến chỗ thành tựu rất ít.

4. Kiểm nghiệm lòng tin và nguyện hạnh

Kiểm nghiệm chính mình có thật đủ niềm tin sâu và nguyện tha thiết hay không? Xem lại chính mình nơi chữ “xả” được khoảng chừng bao nhiêu công phu? Xả và buông xuống một phần niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được một phần; xả bỏ và buông xuống mười phần thì niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được mười phần. Nếu trên miệng cứ khăng khăng nói tự mình đã đầy đủ lòng tin và tâm nguyện, nhưng trên hành vi đều lo nghĩ về danh lợi, bám vào chuyện thế gian, dính mắc vào tình ái, gặp một chút trở ngại xả bỏ và buông xuống không được. Đây chính là lòng tin và tâm nguyện giả tạo, khinh mình dối người. Nghĩ cầu vãng sinh chỉ là leo cây tìm cá, trọn không thể được.

5. Nên phát nguyện

Phát nguyện là việc làm hết sức quan trọng. Vì thế, trong kinh A-di-đà, đức Phật nhiều lần tận tình căn dặn chúng ta “cần phải phát nguyện”. Kinh nói rằng: ”Này Xá-lợi-phất, chúng sinh nghe đó cần phải phát nguyện, nguyện sinh về cõi nước kia”… ”Nếu có chúng sinh nghe được lời này, cần phải sinh về cõi nước kia”… ”Các thiện nam cũng người thiện nữ, nếu có lòng tin cần phát nguyện, nguyện sinh về cõi nước kia”. Nơi mỗi đoạn trong kinh A-di-đà, đức Thế Tôn đều liên tiếp ba lần dạy bảo chúng ta “cần phải phát nguyện”, “cần phải phát nguyện”. Có thể thấy rõ tâm phát nguyện quan trọng biết bao!

6. Phát nguyện

Chúng ta niệm Phật cần phải phát nguyện cầu sinh thế giới Cực Lạc. Đã có tâm nguyện rồi, tâm nguyện của ta với bi nguyện của Phật hợp nhau mới có thể cùng Phật cảm ứng qua lại. Có tâm nguyện mới có thể chân thật chán lìa Ta-bà, mừng sinh về Cực Lạc. Có tâm nguyện mới chân chánh đoạn ác tu thiện và tinh tấn trì danh niệm Phật. Không phát nguyện mà chỉ có niệm Phật, dù niệm đến chỗ công phu được thuần thục, nhất tâm bất loạn cũng không cách gì vãng sinh. Bởi tâm ta và nguyện lực của Phật còn ngăn cách. Bạn không nguyện sinh về Cực Lạc, đức Phật cũng không có biện pháp gì tiếp dẫn bạn được!

7. Nhân duyên căn lành và phước đức

Kinh A-di-đà nói rằng: ”Không thể dùng một ít nhân duyên căn lành và phước đức mà được sinh về nước Cực Lạc”. Người niệm Phật muốn cầu sinh về Tịnh độ, cần phải tích chứa nhiều phước thiện. Nhân duyên căn lành và phước đức càng nhiều càng có thể thành tựu tâm nguyện niệm Phật vãng sinh của chúng ta. Nhưng muốn được nhiều nhân duyên căn lành và phước đức cần phải có hai phương pháp:

Một là không sát sinh, ăn chay trường, không tạo nghiệp sát để công đức đã tạo không tán mất. Không cùng chúng sinh kết mối thù truyền kiếp để khi lâm chung không bệnh tật, đau đớn hành hạ, cùng oan gia bức bách làm trở ngại cho chánh niệm không được vãng sinh.

Hai là chuộc mạng phóng sinh. Phóng sinh là công đức rất lớn, cũng là nhân duyên căn lành phước đức bậc nhất, lại là phương pháp tốt nhất để đền trả nợ giết hại chồng chất từ kiếp trước. Trong khi phóng sinh, căn lành trồng thêm và thu hoạch được rất nhiều, phước đức sinh thêm và thu hoặch được rất lớn. Nhân vì cứu vô số mạng chúng sinh là tạo vô số nhân duyên tốt đẹp. Vì thế, ăn chay trường và phóng sinh là bài tập ban đầu mà người học Phật cần phải chuẩn bị. Đối với đạo nghiệp phóng sinh đã có ảnh hưởng quyết định. Mỗi hành giả niệm Phật phải chuyên chú ở nơi đây, chớ coi thường và chểnh mảng.

8. Quả đất

Có một hạng người cứ cho quả đất quá ư thấp kém. Kỳ thật, quả đất rất đáng tôn quý. Quả đất nhận chịu tất cả gió táp mưa sa, lửa mặt trời đốt nóng vẫn cứ như bất động. Quả đất bị vạn loại chúng sinh xô lấn, dẫm đạp rồi lại tiểu tiện vung vãi trên đó, đất vẫn oán chịu mà không oán hờn. Quả đất bảo bọc và nuôi dưỡng tất cả sinh mạng của chúng sinh, cung dưỡng tất cả sinh mạng của chúng sinh nhưng vẫn không một lời kể lể công trạng. Một lòng vô tư, vô ngã thản nhiên không giá cả. Quả đất vẫn nặng trĩu tấm lòng che trở chúng sinh, để cho chúng sinh luôn sống và luôn phiên sinh nở, còn quả đất vẫn cứ khiêm cung, hạ thấp mình với tất cả vạn loài.

9. Pháp môn tâm địa

Chúng ta thường nghe nói hai chữ “tâm địa”. Vậy tâm địa chính là nhắc nhở chúng ta cần phải học tập đức tin và tinh thần của quả đất, luôn luôn hạ thấp mình với tâm hổ thẹn. Không kể công, không cầu danh lợi. Mãi hạ thấp mình mà không cần nổi tiếng và hết sức bình thường. Không mong để ý và lặng lẽ gánh chịu tất cả mà không cần trả giá. Khi tâm hành giả đạt đến giai đoạn này gọi là pháp môn tâm địa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2016(Xem: 5405)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 12377)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6531)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6340)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9947)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5457)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8423)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6150)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 8028)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12254)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]