Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7280)
Chương 12: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Hạnh đại hiếu ở thế gian

Đại sư Liên Trì dạy: ”Giúp cha mẹ giải thoát sinh tử, mới tròn bổn phận làm đạo con”. Hạnh hiếu lớn nhất ở thể gian không gì hơn khuyên cha mẹ niệm Phật, phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc. Giả sử chúng ta cúng dường cha mẹ rất nhiều vàng ngọc châu báu, xây nhà cao đẹp lộng lẫy cho cha mẹ ở, nhưng lúc già chết đến, cha mẹ không thể mang theo được. Trong cuộc sống dẫu nhiều năm được gần gũi bên cha mẹ, ân cần thăm hỏi với tâm mến thương, tất cả đều chỉ là hư giả, tạm thời. Chỉ có khuyên cha mẹ thường niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mới tròn đạo hiếu thảo. Đây mới thật sự mời đón cha mẹ đến chỗ hoàn toàn lợi ích. Nguyện khắp thiện hạ, những người con có tâm hiếu thảo, cố gắng phụng dưỡng và báo đáp công ơn cha mẹ với tâm hiếu thảo này.

2. Đức khiêm tốn tự hổ thẹn

Tu hành chính là tu sửa cho ngay thẳng hành vi của chúng ta. Trong quá trình học Phật, nếu chúng ta không có đức tính khiêm tốn, tự mình hổ thẹn để tiếp nhận sự dạy bảo, chỉ dẫn và phê bình người khác, còn trở lại tự phụ, ngông cuồng không coi ai ra gì, hạng người này vĩnh viễn không bao giờ tiến bộ, cũng không đủ tư cách đứng trong hàng đệ tử của Phật.

3. Mục đích của sự tu hành

Trong quá trình tu hành, tất cả pháp môn như Lục độ Vạn hạnh đều dùng để dừng ác tu thiện, chính là thành tựu cho chúng ta sức thanh tịnh để niệm một câu Nam mô A-di-đà.

4. Tự thanh tịnh ý mình

Giáo nghĩa chư Phật dạy không ngoài 16 chữ “việc ác chớ làm, siêng làm việc lành, thanh tịnh ý mình, lời chư Phật dạy”. Trong 16 chữ ấy quan trọng nhất là bốn chữ “ thanh tịnh ý mình. Với người niệm Phật để thanh tịnh được ý mình, phải bền vững nắm chắc một câu Nam mô A-di-đà Phật. Dùng nhất tâm niệm Phật để chặt đứt và hàng phục muôn vàn vọng niệm, thanh tịnh từ tâm. Nếu niệm Phật không dán đoạn, sẽ hiện rõ tánh Phật xưa nay có sẵn nơi mỗi chúng ta.

5. Không có chỗ trụ tâm

Đáng tiếc cho người đời, phần nhiều ham chú trọng ở chỗ “hạnh ác không làm, siêng làm hạnh lành”. Lại còn chấp trước công đức của mình đã tạo ra, cuối cùng công đức đạt được chỉ thành tựu phước báu ở cõi nhân thiên, nên còn luẩn quẩn trong vòng sinh tử luân hồi, thật đáng tiếc vậy! Phần đông người đời lại lơ là điều tối quan trọng là ”tự tịnh ý mình”. Người học Phật cần phải dùng tâm thanh tịnh không chấp trước để niệm danh hiệu phật. Không nên chấp trước vào tất cả các công đức đoạn ác tu thiện (có làm mà không có chấp trước). Đem tất cả công đức ấy hồi hướng sinh về thế giới Cực Lạc ở Phương Tây, mới thật sự thành tựu đạo nghiệp của chúng ta

6. Vô thường

Sự vinh hoa phú quý ở đời như hoa nở rồi rụngu, việc tụ tán ở thế gian lại đồng như mây đến rồi đi. Trời đất bao quán vạn sự rất tự nhiên. Hoa nở rồi tàn, mây tụ rồi tán, sóng vỗ sóng tan, mặt trời lên lại xuống… Nơi nơi đều vì chúng ta thuyết pháp và chỉ thuyết một bài pháp duy nhất là “vô thường”. Vạn vật trong vũ trụ giống như điện chớp, mộng huyễn, bóng ảnh, bọt nước, như hạt sương giả có tạm thời. Điều ấy, nhắc nhở chúng ta không nên chấp trước, mà hãy chín chắn nhìn cho rõ và thật sự buông xuống. Trong sinh hoạt, phải tuỳ duyên bất biến làm chủ chính mình.

7. Nương pháp chẳng nương người

Phật dạy phương pháp tu rất nhiều. Kế đến Tổ sư làn lượt làm thiện tri thức dạy bảo chúng ta, lại thêm bạn hữu đồng tu cũng vô số. Vậy chúng ta hãy nắm lấy một nguyên tắc lớn “nương pháp chẳng nương người”. Lấy toàn bộ giáo pháp của chư Phật làm chuẩn mực, bởi chỉ có chư Phật nói ra mới đạt tới cứu cánh rốt ráo viên mãn. Vì thế, tất cả người tu hành nên nghe và lấy giáo pháp của chư Phật làm nguyên tắc, mới không đến nỗi nghe nói sao hay vậy, mà đi lạc vào đường tà.

8. Chỉ và quán

Có người nói rằng: Thế nào gọi là Chỉ và Quán? Quả thật chỉ niệm một câu A-di-đà Phật chính là chỉ và quán rồi. Có thể chuyên niệm danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật đến khi không còn khởi niệm, vọng niệm không sinh gọi là chỉ. Khi niệm danh hiệu Phật thường biết từng niệm, từng niệm rõ ràng đều đặn gọi là quán. Có thể nương vào chương đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông trong kinh Lăng Nghiêm: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Chân thật chấp trì danh hiệu Phật chính là Chỉ và Quán vậy.

9. Cần học làm Phật, không cần giỏi Phật học (lý thuyết)

Thời mạt pháp này, chúng ta là hạng chúng sinh học Phật, nghiệp chướng nặng nề, phước báo mỏng manh, căn cơ phần nhiều ngu si yếu đuối. Dù sao nhất định cũng phải niệm danh hiệu Phật, lòng tin mạnh mẽ nguyện cầu sinh cõi Cực Lạc. Không cần phải nghiên cứu thật nhiều về Phật học, các pháp Chỉ Quán hoặc kinh điển. Chúng ta cần học làm Phật chứ không phải học về Phật học (lý thuyết). Thành thật trên sự tu hành là diệt tham, sân, si; siêng tu Giới, Định, Tuệ; lại thêm thường siêng tu Nam mô A-di-đà Phật, thì sự tu hành đã xứng đáng lắm thay!

10. Tức tâm tịnh độ

Dù bạn dốc sức nghiên cứu các pháp môn Chỉ Quán, có thể nơi giáo chỉ tông Thiên Thai đã dung hội và quán thông. Thậm chí còn có thể tụng thuộc làu làu Tam tạng kinh điển, đều không có chỗ dùng. Bạn vẫn là kẻ phàm phu còn trói buộc trong vòng luân hồi sinh tử. Muốn thành Phật phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Tuy cái gì bạn cũng không biết, nhưng chỉ cần bạn thành thật chấp trì danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật với lòng tin sâu xa và tâm nguyện tha thiết cầu sinh về cõi Cực Lạc, là có thể thành tựu việc giải thoát sinh tử một đời, sẽ vượt phàm vào thánh. Pháp môn niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Xin khuyên tất cả Phật tử hãy biết tâm mình là cõi Tịnh độ, nên an tâm niệm Phật chớ để thời gian qua suông, vì mạng người có hạn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2015(Xem: 7096)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7699)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6349)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8394)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9802)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10255)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
11/03/2015(Xem: 24173)
Món quà để lại lúc lâm chung của một vị Thầy thuốc Trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe!
11/03/2015(Xem: 8097)
Chúng tôi về thăm Trúc Lâm Bảo Sơn, huyện Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối giờ chiều. Vùng đất nơi đây khá cằn cõi nhưng cây xanh thì rất nhiều. Đón chúng tôi là sư cô còn rất trẻ. Trà và mứt đủ loại được bày ra như một bữa tiệc. Hóa ra quý sư cô nơi đây sản xuất mứt, vừa để ăn, để tặng, vừa mang bán kiểm tiền kiến thiết chùa và giúp đời.
11/03/2015(Xem: 12823)
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó.
06/03/2015(Xem: 8017)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh. Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]