Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7116)
Chương 10: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương X

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Nhẫn nhục

Tu pháp nhẫn nhục là quá trình thẳng tắt để thành tựu đạo nghiệp. Vì thế, trong Lục độ, đặc biệt có hạnh nhẫn nhục. Đời người thành tựu được tất cả là biết nương vào đức tính nhẫn nhục. Kim Cang Cang đặc biệt đề cập đến ”được thành tựu hạnh nhẫn nhục”. Kim Cang Cang cho chúng ta thấy, đức thế Tôn quá khứ về trước 500 đời là tiên tu hạnh nhẫn nhục. Vả lại, khi đối diện với việc Ca-lợi Vương cắt đứt thân thể Ngài; khi Tứ chi và các khớp xương liên tiếp bị cắt rời ra nhưng Ngài vẫn có thể nhẫn nhục không sinh tâm sân hận, do lúc đó, Ngài thấy không có tướng ngã, nhân, chúng sinh hay thọ giả. Về sau được Phật Nhiên Đăng thọ ký cho thành Phật. Vì thế, công đức nhẫn nhục không thể nghĩ bàn. Người học Phật nên tu hạnh nhẫn nhục, tôn Phật Thích Ca làm Thầy. Dùng hạnh nhẫn nhục để thành tựu đạo nghiệp.

2. Quán chiếu chính mình

Luôn đối diện với thói quen xấu cùng với nhiều chướng ngại từ vô thuỷ kiếp đến nay. Cho nên trong sự tu hành, chúng ta luôn luôn hoặc thỉnh thoảng phạm phải sai lầm; có khi nổi giận hay xích mích, gây gổ với người đời. Lúc này, chúng ta cần phải quán chiếu lại chính mình. Dùng tâm từ bi để đối đãi tất cả thế gian. Dùng tâm nhẫn nhục để đón nhận những hành động tàn bạo xảy đến với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày

3. Xả

Các kinh như Kim Cang, kinh Tâm chỉ dạy chúng ta một chữ “xả”. Cần phải xả bỏ, buông xuống tất cả, những cảm giác không chấp trước cũng không còn. Đây mới chính là chân thật xả bỏ, chân thật buông xuống, chân thật không chấp trước.

4. Sám hối

Cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tạo bốn tội; sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Không những chỉ trong lời nói, hành động, cử chỉ, thậm chí đến cả khởi tâm động niệm không biết đã phạm bao nhiêu tội lỗi. Vì thế, kinh Địa Tạng nói rằng: ”Chúng sinh trong cõi Nam Diêm-phù-đề, khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp tội lỗi”. Lại còn nói rằng: ”Nghiệp lớn có thể ngang bằng núi Tu-di, có thể rộng lớn như biển, hay làm chướng Thánh đạo”. Đã biết ta và người có đầy đủ nghiệp chướng phàm phu, vậy chúng ta mỗi ngày cần phải sám hối. Dùng sức mạnh sám hối để tiêu trừ cho sạch nghiệp chướng nhiều như cát sông Hằng mà chúng ta đã tạo ra.

5. Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối

Tội từ tâm khởi, phải đem tâm sám hối. Sám hối nhất định phải từ chỗ sâu kín trong tâm, thành thật phát tâm hổ thẹn. Sám hối lỗi lầm của mình xong thề không tái phạm. Đây mới là chân chánh như pháp sám hối.

6. Lễ lạy 88 vị Phật

Phương pháp sám hối hay nhất chính là lễ lạy 88 vị Phật. Dùng phương pháp lễ lạy này để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời trước. trong lúc lạy Phật sám hối, vì đã có thệ nguyện của Chư Phật nên có thể giúp chúng ta tiêu trừ tội lỗi, tẩy trừ bốn trọng tội và Ngũ nghịch.

7. Lễ Phật sám hối

Trong quá trình lễ Phật sám hối, thân lễ Phật, miệng niệm Phật, ý tưởng đến Phật, nên ba nghiệp thân, khẩu, ý, thanh tịnh, sẽ được chư Phật theo ý bổn nguyện mà thêm sức ra bị. Như đây sám hối, tội lỗi tiêu trừ không thể nghĩ bàn, công đức đạt được cũng không thể nghĩ bàn.

8. Răn nhắc và thúc giục

Tâm học Phật ban đầu của mỗi người đều rất đơn thuần, chỉ nghĩ đến việc lợi mình, lợi người và thực hành hạnh Bồ-tát, nghĩ sẽ chứng quả thành Phật độ khắp chúng sinh. Nhưng trong quá trình tu hành, phần đông người đi lệch đường mà không tưj biết; hoặc bị tiêm nhiễm tiếng tăm và lợi dưỡng cùng với tâm tham lam vinh dự hão huyền dấy khởi. Tâm đã chẳng thanh tịnh lại quên mất việc lớn sinh tử của chính mình, trọn ngày chỉ tất bật chạy tới, chạy lui cho việc công ích bên ngoài. Kết quả làm được công đức, chỉ thành phước báu nhơn thiên, vẫn ở trong lục đạo luân hồi thọ khổ.

9. Chớ quên tâm ban đầu

Trong quá trình học Phật, cần phải không quên tâm ban đầu. Giữ gìn tâm niệm thanh tịnh học Phật ban đầu, phải luôn ấp ủ và gìn giữ tâm trạng cảnh giác. Như kiểu cách người gìn giữ trật tự phải luôn để ý hành vi và ý định của chính mình có xao lãng với công việc hay không? Việc làm có dính mắc vào danh lợi hay không? Hay chỉ theo duyên bên ngoài mà không cần tự tỉnh? Hoặc chỉ cầu phước báu nhân thiên mà không cầu vãng sinh Tây Phương? Vừa có mảy may màu sắc danh lợi, phải lập tức sám hối tu sửa. Hơi có trái với tâm tốt lành ban đầu, lập tức hổ thẹn sửa lỗi. Như vậy mới không uổng một đời học Phật, không đến nỗi đi lạc vào đường tà.

10. Nội công và ngoại công

Phần nội công và ngoại công của người học Phật cần phải song song và được coi trọng. Nội công chấp trì danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Một câu Nam mô A-di-đà Phật đến chết giữ không quên. Khi đi đứng, nằm ngồi luôn nhớ niệm. Ngoại công là Lục độ vạn hạnh, đoạn ác tu thiện, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh và giúp đỡ mọi người. Nội công là chính, ngoại công là phụ. Nội công là chủ, ngoại công là kẻ tuỳ tùng. Tiếc cho người đời chỉ trọng ngoại công mà quên nội công, bỏ gốc theo ngọn, ngu si điên đảo thật đáng tiếc lắm vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 12207)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 8266)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19340)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 7012)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6311)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 13794)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12518)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 16885)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10635)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 9023)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]