Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7123)
Chương 10: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương X

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Nhẫn nhục

Tu pháp nhẫn nhục là quá trình thẳng tắt để thành tựu đạo nghiệp. Vì thế, trong Lục độ, đặc biệt có hạnh nhẫn nhục. Đời người thành tựu được tất cả là biết nương vào đức tính nhẫn nhục. Kim Cang Cang đặc biệt đề cập đến ”được thành tựu hạnh nhẫn nhục”. Kim Cang Cang cho chúng ta thấy, đức thế Tôn quá khứ về trước 500 đời là tiên tu hạnh nhẫn nhục. Vả lại, khi đối diện với việc Ca-lợi Vương cắt đứt thân thể Ngài; khi Tứ chi và các khớp xương liên tiếp bị cắt rời ra nhưng Ngài vẫn có thể nhẫn nhục không sinh tâm sân hận, do lúc đó, Ngài thấy không có tướng ngã, nhân, chúng sinh hay thọ giả. Về sau được Phật Nhiên Đăng thọ ký cho thành Phật. Vì thế, công đức nhẫn nhục không thể nghĩ bàn. Người học Phật nên tu hạnh nhẫn nhục, tôn Phật Thích Ca làm Thầy. Dùng hạnh nhẫn nhục để thành tựu đạo nghiệp.

2. Quán chiếu chính mình

Luôn đối diện với thói quen xấu cùng với nhiều chướng ngại từ vô thuỷ kiếp đến nay. Cho nên trong sự tu hành, chúng ta luôn luôn hoặc thỉnh thoảng phạm phải sai lầm; có khi nổi giận hay xích mích, gây gổ với người đời. Lúc này, chúng ta cần phải quán chiếu lại chính mình. Dùng tâm từ bi để đối đãi tất cả thế gian. Dùng tâm nhẫn nhục để đón nhận những hành động tàn bạo xảy đến với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày

3. Xả

Các kinh như Kim Cang, kinh Tâm chỉ dạy chúng ta một chữ “xả”. Cần phải xả bỏ, buông xuống tất cả, những cảm giác không chấp trước cũng không còn. Đây mới chính là chân thật xả bỏ, chân thật buông xuống, chân thật không chấp trước.

4. Sám hối

Cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tạo bốn tội; sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Không những chỉ trong lời nói, hành động, cử chỉ, thậm chí đến cả khởi tâm động niệm không biết đã phạm bao nhiêu tội lỗi. Vì thế, kinh Địa Tạng nói rằng: ”Chúng sinh trong cõi Nam Diêm-phù-đề, khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp tội lỗi”. Lại còn nói rằng: ”Nghiệp lớn có thể ngang bằng núi Tu-di, có thể rộng lớn như biển, hay làm chướng Thánh đạo”. Đã biết ta và người có đầy đủ nghiệp chướng phàm phu, vậy chúng ta mỗi ngày cần phải sám hối. Dùng sức mạnh sám hối để tiêu trừ cho sạch nghiệp chướng nhiều như cát sông Hằng mà chúng ta đã tạo ra.

5. Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối

Tội từ tâm khởi, phải đem tâm sám hối. Sám hối nhất định phải từ chỗ sâu kín trong tâm, thành thật phát tâm hổ thẹn. Sám hối lỗi lầm của mình xong thề không tái phạm. Đây mới là chân chánh như pháp sám hối.

6. Lễ lạy 88 vị Phật

Phương pháp sám hối hay nhất chính là lễ lạy 88 vị Phật. Dùng phương pháp lễ lạy này để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời trước. trong lúc lạy Phật sám hối, vì đã có thệ nguyện của Chư Phật nên có thể giúp chúng ta tiêu trừ tội lỗi, tẩy trừ bốn trọng tội và Ngũ nghịch.

7. Lễ Phật sám hối

Trong quá trình lễ Phật sám hối, thân lễ Phật, miệng niệm Phật, ý tưởng đến Phật, nên ba nghiệp thân, khẩu, ý, thanh tịnh, sẽ được chư Phật theo ý bổn nguyện mà thêm sức ra bị. Như đây sám hối, tội lỗi tiêu trừ không thể nghĩ bàn, công đức đạt được cũng không thể nghĩ bàn.

8. Răn nhắc và thúc giục

Tâm học Phật ban đầu của mỗi người đều rất đơn thuần, chỉ nghĩ đến việc lợi mình, lợi người và thực hành hạnh Bồ-tát, nghĩ sẽ chứng quả thành Phật độ khắp chúng sinh. Nhưng trong quá trình tu hành, phần đông người đi lệch đường mà không tưj biết; hoặc bị tiêm nhiễm tiếng tăm và lợi dưỡng cùng với tâm tham lam vinh dự hão huyền dấy khởi. Tâm đã chẳng thanh tịnh lại quên mất việc lớn sinh tử của chính mình, trọn ngày chỉ tất bật chạy tới, chạy lui cho việc công ích bên ngoài. Kết quả làm được công đức, chỉ thành phước báu nhơn thiên, vẫn ở trong lục đạo luân hồi thọ khổ.

9. Chớ quên tâm ban đầu

Trong quá trình học Phật, cần phải không quên tâm ban đầu. Giữ gìn tâm niệm thanh tịnh học Phật ban đầu, phải luôn ấp ủ và gìn giữ tâm trạng cảnh giác. Như kiểu cách người gìn giữ trật tự phải luôn để ý hành vi và ý định của chính mình có xao lãng với công việc hay không? Việc làm có dính mắc vào danh lợi hay không? Hay chỉ theo duyên bên ngoài mà không cần tự tỉnh? Hoặc chỉ cầu phước báu nhân thiên mà không cầu vãng sinh Tây Phương? Vừa có mảy may màu sắc danh lợi, phải lập tức sám hối tu sửa. Hơi có trái với tâm tốt lành ban đầu, lập tức hổ thẹn sửa lỗi. Như vậy mới không uổng một đời học Phật, không đến nỗi đi lạc vào đường tà.

10. Nội công và ngoại công

Phần nội công và ngoại công của người học Phật cần phải song song và được coi trọng. Nội công chấp trì danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Một câu Nam mô A-di-đà Phật đến chết giữ không quên. Khi đi đứng, nằm ngồi luôn nhớ niệm. Ngoại công là Lục độ vạn hạnh, đoạn ác tu thiện, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh và giúp đỡ mọi người. Nội công là chính, ngoại công là phụ. Nội công là chủ, ngoại công là kẻ tuỳ tùng. Tiếc cho người đời chỉ trọng ngoại công mà quên nội công, bỏ gốc theo ngọn, ngu si điên đảo thật đáng tiếc lắm vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2011(Xem: 19464)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
25/12/2011(Xem: 11061)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.
17/12/2011(Xem: 7316)
Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
09/12/2011(Xem: 7090)
Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
02/12/2011(Xem: 8410)
Tầmquan trọng và ý nghĩa của việc trợ niệm. 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm?
02/12/2011(Xem: 9769)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đức và tài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
28/11/2011(Xem: 5851)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”.
26/11/2011(Xem: 7048)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
25/11/2011(Xem: 6893)
"Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
24/11/2011(Xem: 6937)
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Chúc các vị năm mới an lạc! Năm nay cũng là một năm rất hy hữu khó được. Tôi nhận lời mời đến Cang Sơn, Nhật Bản tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc, một hội nghị mười năm giáo dục liên tục. Ngay đêm giao thừa tôi đã đến Nhật Bản, cho nên năm nay ăn tết truyền thống của chúng ta ở Nhật Bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]