Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 6891)
Chương 8: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VIII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Nắm lấy cơ duyên

Vạn sự vạn vật trong trời đất vũ trụ này đều do nhân duyên hoà hợp mà thành. Duyên tụ hội gọi là sinh, duyên tan rã gọi là diệt. Tan tụ có lúc sinh diệt vô thường. Chúng ta có duyên gặp nhau một chỗ để học Phật, đều do duyên nhiều đời đến nay, trồng xuống vô số nhân duyên Bồ-đề. Chúng ta mỗi người đều nên khéo léo, nuối tiếc nhân duyên thù thắng khó gặp này. Chỉ niệm vô thường, khéo léo lắm lấy cơ duyên tu học. Phải nỗ lực tinh tấn, không giải đãi lười biếng để một đời thành tựu việc lớn giải thoát sinh tử.

2. Ngày nay đã qua

Đức Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ rằng:

Ngày nay đã qua

Mạng sống giảm dần

Như cá cạn nước

Có gì là vui

Phải siêng tinh tấn

Cứu lửa cháy dầu

Chỉ nhớ vô thường

Chớ có buông lung.

Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta trong từng giờ khắc, luôn luôn nhớ đến giặc vô thường. Nhân vì mạng sống con người trong hơi thở, khi hơi thở không đến nữa, trước đường hiểm luân hồi biết rời về đâu?

3. Vô thường

Mỗi tối trước giờ lên giường ngủ, chúng ta cần phải hỏi lại lương tâm của mình; ngày nay việc lớn sinh tử của mình đã chuẩn bị được bao nhiêu? Hay là bỏ phí trọn ngày? Đời người luôn biến chuyển vô thường. Học Phật niệm Phật cần phải chuẩn bị trước, bởi lẽ đại hạn vô thường đều có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Vậy phải sớm lo tích cực chuẩn bị việc lớn sinh tử cho chính mình.

4. Không nên chấp trước

Phần lớn kinh Kim Cang dạy chúng ta không nên chấp trước. Những đoạn văn sau chỉ rõ: ”Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng là thấy Như Lai… nên không chỗ trụ mà sinh tâm kia… Lìa hết thảy tướng gọi là chư Phật”. Không tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Lời lẽ trong kinh, đức Phật tha thiết khuyên răn chúng ta cần phải buông xuống, không nên chấp trước vào tất cả.

5. Như mộng, huyễn, bọt nước, bóng, ảnh

Bốn câu kệ cuối cùng trong kinh Kim Cang dạy:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn, bào ảnh

Như lộ diệc, như điện

Ưng tác như thị quán

Tất cả các pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng

Như sương cũng như điện

Nên khởi quán như thế.

Chính là chỉ cho thấy cái có được trước mắt chúng ta như thương yêu, quyến luyến và chấp trước đều giả tạm như mộng, huyễn, bọt bóng, ngắn ngủi như hạt sương, ánh chớp không có giá trị chân thật, đều thuộc vô thường và sẽ tan biến đi. Phật dạy chúng ta không nên chấp trước, phải chân thật buông xuống để truy tìm một nơi đi về chân chánh vĩnh hằng.

6. Tức một tức ba

Niệm Phật chính là tịnh, là thiền mà cũng chính là mật. Một tức ba, ba tức một. Một câu Nam mô A-di-đà Phật bao gồm tất cả tinh hoa mà Thế Tôn thuyết pháp trong 49 năm. Niệm Phật đích thực là không thể nghĩ bàn. Hãy hết lòng thành thật, đem một câu Nam mô A-di-đà niệm liên tục đều đặn. Tất cả tinh túy của Phật giáo trọn ở trong đó.

7. Cẩn thận lựa chọn pháp môn

Người học Phật cần phải có thêm sự sáng suốt, nghĩ là chúng ta phải cẩn thận lựa chọn pháp môn đơn giản, dễ dàng thành tựu. Mạng sống có hạn, đời người vô thường. Không có nhiều thời gian và cơ hội cho chúng ta bỏ phí. Thời xưa, Tổ sư như ngài Vĩnh Minh, Liên Trì, Triệt Ngộ đều là những bậc đại đức trong thiền môn. Các ngài tham thiền cho đến lúc cuối cùng, đều biết con đường này đi không thông. Ngược lại, về sau này đều quay về niệm Phật với lý tức tâm tịnh độ. Gần đây như Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, đầu tiên cũng học thiền, rồi sang học mật. học xong được mấy năm, sau rồi cũng trở về pháp môn Tịnh độ, hành trì niệm Phật thành tựu đạo nghiệp.

8. Nương tự lực hay nương Phật lực?

Học thiền, mật sở dĩ khó thành tự là do nương tựa ở sức mình. Điều đó chỉ có căn cơ bậc thượng mới có thể thành tựu. Nguyên nhân niệm Phật dễ thành tựu là biết nương vào sức p. Đức Phật A-di-đà có đại từ, đại bi. Hãy nương vào bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh của ngài. Đã nương vào sự gia hộ của Phật, các bậc thượng, trung, hạ căn đều được nhiếp thọ. Cắt ngang sinh tử hèn hạ, một đời thành tựu vượt phàm vào thánh. Vì thế, kinh Đại Tập nói: ”Thời mạt pháp hàng vạn người tu hành, ít có một người thành đạo, duy chỉ nương niệm Phật được thoát khỏi luân hồi”.

9. Niệm Phật mới là chân chánh cứu cảnh, lại còn bủa khắp cả ba căn thượng, trung, hạ. Không có hạng nào không thu nhiếp. Thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 53 lần tham học, về sau ngài Bồ-tát Phổ Hiền còn dạy lấy mười Đại Nguyện Vương dẫn dắt quay về Cực Lạc. Bởi thế, kinh Hoa Nghiêm là vô thượng kinh vương. Sau khi Thế Tôn thành đạo, vì 41 vị pháp thân Đại sĩ ở nơi hội Hoa Tạng Hải, dạy dỗ và dẫn dắt, đều khuyên Đại Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tây Phương để viên mãn Phật quả. Chúng ta là hạng phàm phu, lại coi thường niệm Phật, cho niệm Phật là cạn cợt, bảo đó là chỗ hành trì của hành nam nữ ngu si. Chúng ta thật quá ngu si mê muội, thật đáng thương không thể cứu được!

10. Muôn thứ bệnh đều từ sát sinh đưa đến

Muôn thứ bệnh đều từ sát sinh đưa đến. Kinh Hoa Nghiêm nói: ”Giả sử nghiệp ác mà có tướng mạo, thì hư không trong mười phương không thể chứa đựng hết”. Nhiều kiếp đến nay, nghiệp đã tạo vô cùng vô tận, cho nên chúng ta chỉ cần không sát sinh mà ăn chay. Không tạo lại nghiệp sát lại tích cực phóng sinh, cứu chuộc sinh mạng để đền lại nợ giết hại từ trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 6132)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7631)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10859)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6260)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 7445)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 9265)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
05/05/2013(Xem: 6341)
Tiến sĩ Mehm Tin Mon, Cố vấn Ban Tôn Giáo Miến Điện. Ông sanh tại làng Kamawet, thị trấn Mudon, bang Mon, Miến Điện, năm 1934. Cha mẹ ông đều là những Phật tử thuần thành, sống bắng nghề nông. Thuở nhỏ ông học rất giỏi, được nhiều giải thưởng xuất sắc trong các ngành Vật Lý, Hoá học, Toán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]