Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 6961)
Chương 8: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VIII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Nắm lấy cơ duyên

Vạn sự vạn vật trong trời đất vũ trụ này đều do nhân duyên hoà hợp mà thành. Duyên tụ hội gọi là sinh, duyên tan rã gọi là diệt. Tan tụ có lúc sinh diệt vô thường. Chúng ta có duyên gặp nhau một chỗ để học Phật, đều do duyên nhiều đời đến nay, trồng xuống vô số nhân duyên Bồ-đề. Chúng ta mỗi người đều nên khéo léo, nuối tiếc nhân duyên thù thắng khó gặp này. Chỉ niệm vô thường, khéo léo lắm lấy cơ duyên tu học. Phải nỗ lực tinh tấn, không giải đãi lười biếng để một đời thành tựu việc lớn giải thoát sinh tử.

2. Ngày nay đã qua

Đức Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ rằng:

Ngày nay đã qua

Mạng sống giảm dần

Như cá cạn nước

Có gì là vui

Phải siêng tinh tấn

Cứu lửa cháy dầu

Chỉ nhớ vô thường

Chớ có buông lung.

Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta trong từng giờ khắc, luôn luôn nhớ đến giặc vô thường. Nhân vì mạng sống con người trong hơi thở, khi hơi thở không đến nữa, trước đường hiểm luân hồi biết rời về đâu?

3. Vô thường

Mỗi tối trước giờ lên giường ngủ, chúng ta cần phải hỏi lại lương tâm của mình; ngày nay việc lớn sinh tử của mình đã chuẩn bị được bao nhiêu? Hay là bỏ phí trọn ngày? Đời người luôn biến chuyển vô thường. Học Phật niệm Phật cần phải chuẩn bị trước, bởi lẽ đại hạn vô thường đều có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Vậy phải sớm lo tích cực chuẩn bị việc lớn sinh tử cho chính mình.

4. Không nên chấp trước

Phần lớn kinh Kim Cang dạy chúng ta không nên chấp trước. Những đoạn văn sau chỉ rõ: ”Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng là thấy Như Lai… nên không chỗ trụ mà sinh tâm kia… Lìa hết thảy tướng gọi là chư Phật”. Không tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Lời lẽ trong kinh, đức Phật tha thiết khuyên răn chúng ta cần phải buông xuống, không nên chấp trước vào tất cả.

5. Như mộng, huyễn, bọt nước, bóng, ảnh

Bốn câu kệ cuối cùng trong kinh Kim Cang dạy:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn, bào ảnh

Như lộ diệc, như điện

Ưng tác như thị quán

Tất cả các pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng

Như sương cũng như điện

Nên khởi quán như thế.

Chính là chỉ cho thấy cái có được trước mắt chúng ta như thương yêu, quyến luyến và chấp trước đều giả tạm như mộng, huyễn, bọt bóng, ngắn ngủi như hạt sương, ánh chớp không có giá trị chân thật, đều thuộc vô thường và sẽ tan biến đi. Phật dạy chúng ta không nên chấp trước, phải chân thật buông xuống để truy tìm một nơi đi về chân chánh vĩnh hằng.

6. Tức một tức ba

Niệm Phật chính là tịnh, là thiền mà cũng chính là mật. Một tức ba, ba tức một. Một câu Nam mô A-di-đà Phật bao gồm tất cả tinh hoa mà Thế Tôn thuyết pháp trong 49 năm. Niệm Phật đích thực là không thể nghĩ bàn. Hãy hết lòng thành thật, đem một câu Nam mô A-di-đà niệm liên tục đều đặn. Tất cả tinh túy của Phật giáo trọn ở trong đó.

7. Cẩn thận lựa chọn pháp môn

Người học Phật cần phải có thêm sự sáng suốt, nghĩ là chúng ta phải cẩn thận lựa chọn pháp môn đơn giản, dễ dàng thành tựu. Mạng sống có hạn, đời người vô thường. Không có nhiều thời gian và cơ hội cho chúng ta bỏ phí. Thời xưa, Tổ sư như ngài Vĩnh Minh, Liên Trì, Triệt Ngộ đều là những bậc đại đức trong thiền môn. Các ngài tham thiền cho đến lúc cuối cùng, đều biết con đường này đi không thông. Ngược lại, về sau này đều quay về niệm Phật với lý tức tâm tịnh độ. Gần đây như Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, đầu tiên cũng học thiền, rồi sang học mật. học xong được mấy năm, sau rồi cũng trở về pháp môn Tịnh độ, hành trì niệm Phật thành tựu đạo nghiệp.

8. Nương tự lực hay nương Phật lực?

Học thiền, mật sở dĩ khó thành tự là do nương tựa ở sức mình. Điều đó chỉ có căn cơ bậc thượng mới có thể thành tựu. Nguyên nhân niệm Phật dễ thành tựu là biết nương vào sức p. Đức Phật A-di-đà có đại từ, đại bi. Hãy nương vào bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh của ngài. Đã nương vào sự gia hộ của Phật, các bậc thượng, trung, hạ căn đều được nhiếp thọ. Cắt ngang sinh tử hèn hạ, một đời thành tựu vượt phàm vào thánh. Vì thế, kinh Đại Tập nói: ”Thời mạt pháp hàng vạn người tu hành, ít có một người thành đạo, duy chỉ nương niệm Phật được thoát khỏi luân hồi”.

9. Niệm Phật mới là chân chánh cứu cảnh, lại còn bủa khắp cả ba căn thượng, trung, hạ. Không có hạng nào không thu nhiếp. Thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 53 lần tham học, về sau ngài Bồ-tát Phổ Hiền còn dạy lấy mười Đại Nguyện Vương dẫn dắt quay về Cực Lạc. Bởi thế, kinh Hoa Nghiêm là vô thượng kinh vương. Sau khi Thế Tôn thành đạo, vì 41 vị pháp thân Đại sĩ ở nơi hội Hoa Tạng Hải, dạy dỗ và dẫn dắt, đều khuyên Đại Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tây Phương để viên mãn Phật quả. Chúng ta là hạng phàm phu, lại coi thường niệm Phật, cho niệm Phật là cạn cợt, bảo đó là chỗ hành trì của hành nam nữ ngu si. Chúng ta thật quá ngu si mê muội, thật đáng thương không thể cứu được!

10. Muôn thứ bệnh đều từ sát sinh đưa đến

Muôn thứ bệnh đều từ sát sinh đưa đến. Kinh Hoa Nghiêm nói: ”Giả sử nghiệp ác mà có tướng mạo, thì hư không trong mười phương không thể chứa đựng hết”. Nhiều kiếp đến nay, nghiệp đã tạo vô cùng vô tận, cho nên chúng ta chỉ cần không sát sinh mà ăn chay. Không tạo lại nghiệp sát lại tích cực phóng sinh, cứu chuộc sinh mạng để đền lại nợ giết hại từ trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2016(Xem: 9670)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm…
16/03/2016(Xem: 10311)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quả và trở thành arhat/A-la-hán (kinh Therigatha/Tăng lão ni kệ). Tuy nhiên, qua dòng lịch sử lâu dài của Phật giáo người nữ tu sĩ luôn bị thiệt thòi, không mấy khi có dịp, hoặc tạo được các điều kiện thuận lợi hầu giúp mình lưu lại kinh nghiệm và các sự thành đạt của mình. Họ chỉ là những người tu tập trong âm thầm để rồi chìm vào quên lãng, không mấy ai biết đến
12/03/2016(Xem: 8177)
Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.
11/03/2016(Xem: 7469)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất.
10/03/2016(Xem: 7971)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm. Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/03/2016(Xem: 10168)
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh.
09/03/2016(Xem: 14608)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07/03/2016(Xem: 8493)
Điểm đặc biệt của Chương Trình Khuyến Học Tỉnh Thức Sau Giờ Học Bodhi Academy mà ít có trung tâm dạy kèm học sinh sau giờ học nào có là ngoài việc dạy thêm cho các em kiến thức nhà trường, còn dạy cho các em cách giải tỏa căng thẳng và cân bằng đời sống giúp nâng cao sự chú tâm và năng khiếu cho các em, theo Thượng Tọa Thích Pháp Tánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Bodhi Academy, và cô Mỹ Hạnh, Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm Bodhi Academy, cho biết trong buổi tiệc trà giới thiệu thành quả 4 tháng qua của Trường Bodhi Academy, tại cơ sở của Trung Tâm trên đường Garden Grove, Thành Phố Garden Grove, vào chiều Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 năm 2016, với sự tham dự của nhiều phụ huynh học sinh, các nhà bảo trợ, giới truyền thông báo chí Việt ngữ, và thầy cô giáo của Trung Tâm.
06/03/2016(Xem: 8035)
Nhân kỷ niệm 30 năm khai sơn Thiền Viện Phước Hoa và mừng xuân Di Lặc PL 2560 – DL 2016, chư tăng Thiền Viện có in thiệp chúc xuân, lấy bốn câu thơ đề tặng lúc trước của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh làm chủ đề chính, đã tạo hiệu ứng cảm xúc lung linh trước hết về công ơn kiến lập của cố Hòa Thượng Viện Chủ Thích Thông Quả, trong giới xuất gia và tại gia; đặc biệt với anh chi em văn nghệ sĩ vốn từng có gắn bó, chia ngọt xẻ bùi theo từng giọt mồ hôi lo toan trăn trở của cố Hòa thượng cùng chư tăng trong suốt chiều dài 30 năm cơ nhọc đã qua.
06/03/2016(Xem: 10937)
Cách đây khoảng 5 năm, tôi đã có dịp trình bầy một bài về " Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật ", trong đó có nói nhiều đến thiền định: Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu khoa học về phương pháp này, được gọi là " thiền tỉnh thức " (mindfulness).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]