Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7117)
Chương 7: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: ”Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành”. Biển lớn Phật pháp, duy chỉ có niềm tin mới có thể vào được. Chúng ta không những chỉ tin không mà cần phải tin cho thật sâu. Ví như nói ăn thịt là gián tiếp tạo nghiệp sát. Dù không ăn thịt, mạng sống chúng ta không được đảm bảo đi chăng nữa, chúng ta cũng kiên trì không ăn thịt. Nguyện rằng thà trì giới mà chết, chẳng nguyện phá giới mà sống. Nương vào công đức của niềm tin này, hợp với nguyện vãng sinh thế giới Cực Lạc. Đây chính là niềm tin sâu rồi vậy.

2. Quay lại cầu nơi mình

Chúng ta cùng lúc cầu nguyện lực gia hộ của chư Phật và Bồ-tát, đồng thời cũng nên quay đầu lại nơi mình. Nên hỏi lại lương tâm mình có chân thật hay không? Nơi hành vi của mình có thật thà sửa lỗi để hướng thiện hay không? Có chân thật từng lời nói và việc làm trong sinh hoạt thường ngày hay không? Có nỗ lực tích cực công phu trên tám chữ “các ác chớ làm, siêng làm việc lành” hay không? Nếu thật có thể nơi tâm hết sức chân thành mà cầu, trên hành vi chỗ chỗ tự xét lỗi, hổ thẹn sám hối, tâm và hạnh của ta hợp với tâm hạnh của chư Phật, với chư Phật tự nhiên có cảm ứng qua lại. Chư Phật và Bồ-tát tất nhiên sẽ gia hộ cho chúng ta.

3. Không tự tay giết hại

Làm người không nên tự tay giết hại mạng sống chúng sinh. Bởi vì người với chúng sinh đều có Phật tánh. Phật tánh chúng so với tâm Phật không hai không khác. Mỗi người đều có đủ tư cách để trở thành Phật trong tương lai. Tự mình giết hại chúng sinh thì đồng với giết một chúng sinh sẽ thành Phật, tức là làm thân vị Phật tương lai ra máu. Đây chính là đã tạo tội vô cùng sâu nặng.

4. Được thành hạnh nhẫn nhục

Nhẫn nhục là con đường tốt nhất để thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Vì thế, kim Kim Cang dạy: ”Được thành hạnh nhẫn nhục”. Người học Phật phải luôn hổ thẹn sám hối. Việc tốt hướng cho người, việc xấu hướng về mình. Không thấy mình có công, chỉ xét lỗi mình. Đối với mọi người xung quanh không nên nói xấu hoặc gây khó khăn với họ, phải dùng lời ái ngữ để đối xử với nhau. Đây chính là đúng lúc để tiêu trừ nghiệp chướng và thành tựu đạo nghiệp. Kim Kim Cang cũng dạy chúng ta rằng: ”Nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đoạ vào đường ác. Nay đời nay bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt sẽ tiêu diệt. Rồi sẽ được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

5. Bệnh chấp Lý bỏ Sự

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Tai hoạ chung của người đời nay là bệnh chấp Lý bỏ Sự”. Thời đại mạt pháp, căn tánh chúng sinh phần nhiều ngu muội, nên người học Phật không nên tham cầu viển vông. Cần ở trên sự việc mà thực hành công phu, chính là trên sự hành trì thực tiễn của chính mình mà công phu. Không như thế, dẫu quán thông Tam tạng, hiểu rộng kinh luận đi nữa, đối với chính mình trọn không có lợi ích, chỉ thành đạt ở phần học vấn mà thôi.

6. Sống chuyển thành chín, chín chuyển thành sống

Người hành trì pháp môn niệm Phật cần phải thực hành hai nguyên tắc lớn “chỗ sống chuyển thành chín, chỗ chín chuyển thành sống”, nghĩa là phải đem một câu Nam mô A-di-đà Phật niệm cho thật nhiều. Luôn thúc dục chính mình trong bốn oai nghi đi đứng, nằm ngồi; luôn để khởi một câu phật hiệu. Lâu ngày dài tháng niệm thành thói quen tốt niệm Phật. Đến phút lâm chung rất quan trọng, Phật hiệu tự nhiên liền có thể đề khởi lên được, lúc này nguyện vãng sinh đã có phần nắm chắc trong tay.

7. Như người gần hương thân có mùi hương

Chúng ta từ vô thuỷ kiếp đến nay có thói quen xấu tham, sân, si rất nặng. Chúng ta say mê và chìm đắm quá sâu trong ngũ dục trần gian vô minh quên che phủ. Sau khi học Phật có sự giác ngộ rồi, nên xa lìa tửu, sắc, tài, khí, tiếng tăm mà vì thói quen nên chúng ta coi là thường. Cần gần gũi thiện tri thức, xa lìa bạn ác. Nên gần gũi với môi trường tốt, lánh xa những chuyện xấu. Lâu ngày sẽ đúng như kinh Lăng Nghiêm dạy: “Như người nhiễm hương, thân có mùi hương”. Tự nhiên nơi chỗ không tự giác sẽ được cảm hoá và trong sạch tự tánh, sẽ từng bước đi đến giải thoát.

8. Giáo dục từ gia đình

Xã hội ngày nay luôn loạn động chẳng bao giờ bình an, mọi vấn đề giải quyết cần phải khéo léo và bắt đầu từ sự giáo dục ở gia đình. Người làm cha, làm mẹ phải kiểm thảo chính mình khi làm gương và dạy bảo con cái có đúng đắn và hợp với nó hay không. Ví như khi thấy con cái thích đập chết con muỗi, con dán hay hành hạ các con vật nhỏ, làm cha mẹ phải dùng đạo lý từ bi không sát hại dạy bảo con cái về nhân quả báo ứng và chúng sinh bình đẳng. Nếu bậc cha mẹ đều có thể dạy bảo con cái tại gia đình lấy thân làm phép tắc, tuỳ lúc sửa đổi hành vi sai trái của con cái mà còn dạy bảo nó hiểu được chân lý nhân quả báo ứng thì khi con cái trưởng thành, nó sẽ trở thành những người lương thiện.

9. Xả - được

Trong tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: ”Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp. Có xả bỏ mới có được. Xả một phần được một phần thọ dụng, xả mười phần được mười phần thọ dụng.

10. Phương pháp xả

Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh niệm Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thuỷ đến chung, từ sáng đến tối không lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2014(Xem: 19407)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
02/04/2014(Xem: 16781)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 10874)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
27/03/2014(Xem: 12329)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng (Vice Chancellor and President) Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới.
26/03/2014(Xem: 11316)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 19690)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 7924)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 11758)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 25519)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9379)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]