Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7141)
Chương 7: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: ”Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành”. Biển lớn Phật pháp, duy chỉ có niềm tin mới có thể vào được. Chúng ta không những chỉ tin không mà cần phải tin cho thật sâu. Ví như nói ăn thịt là gián tiếp tạo nghiệp sát. Dù không ăn thịt, mạng sống chúng ta không được đảm bảo đi chăng nữa, chúng ta cũng kiên trì không ăn thịt. Nguyện rằng thà trì giới mà chết, chẳng nguyện phá giới mà sống. Nương vào công đức của niềm tin này, hợp với nguyện vãng sinh thế giới Cực Lạc. Đây chính là niềm tin sâu rồi vậy.

2. Quay lại cầu nơi mình

Chúng ta cùng lúc cầu nguyện lực gia hộ của chư Phật và Bồ-tát, đồng thời cũng nên quay đầu lại nơi mình. Nên hỏi lại lương tâm mình có chân thật hay không? Nơi hành vi của mình có thật thà sửa lỗi để hướng thiện hay không? Có chân thật từng lời nói và việc làm trong sinh hoạt thường ngày hay không? Có nỗ lực tích cực công phu trên tám chữ “các ác chớ làm, siêng làm việc lành” hay không? Nếu thật có thể nơi tâm hết sức chân thành mà cầu, trên hành vi chỗ chỗ tự xét lỗi, hổ thẹn sám hối, tâm và hạnh của ta hợp với tâm hạnh của chư Phật, với chư Phật tự nhiên có cảm ứng qua lại. Chư Phật và Bồ-tát tất nhiên sẽ gia hộ cho chúng ta.

3. Không tự tay giết hại

Làm người không nên tự tay giết hại mạng sống chúng sinh. Bởi vì người với chúng sinh đều có Phật tánh. Phật tánh chúng so với tâm Phật không hai không khác. Mỗi người đều có đủ tư cách để trở thành Phật trong tương lai. Tự mình giết hại chúng sinh thì đồng với giết một chúng sinh sẽ thành Phật, tức là làm thân vị Phật tương lai ra máu. Đây chính là đã tạo tội vô cùng sâu nặng.

4. Được thành hạnh nhẫn nhục

Nhẫn nhục là con đường tốt nhất để thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Vì thế, kim Kim Cang dạy: ”Được thành hạnh nhẫn nhục”. Người học Phật phải luôn hổ thẹn sám hối. Việc tốt hướng cho người, việc xấu hướng về mình. Không thấy mình có công, chỉ xét lỗi mình. Đối với mọi người xung quanh không nên nói xấu hoặc gây khó khăn với họ, phải dùng lời ái ngữ để đối xử với nhau. Đây chính là đúng lúc để tiêu trừ nghiệp chướng và thành tựu đạo nghiệp. Kim Kim Cang cũng dạy chúng ta rằng: ”Nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đoạ vào đường ác. Nay đời nay bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt sẽ tiêu diệt. Rồi sẽ được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

5. Bệnh chấp Lý bỏ Sự

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Tai hoạ chung của người đời nay là bệnh chấp Lý bỏ Sự”. Thời đại mạt pháp, căn tánh chúng sinh phần nhiều ngu muội, nên người học Phật không nên tham cầu viển vông. Cần ở trên sự việc mà thực hành công phu, chính là trên sự hành trì thực tiễn của chính mình mà công phu. Không như thế, dẫu quán thông Tam tạng, hiểu rộng kinh luận đi nữa, đối với chính mình trọn không có lợi ích, chỉ thành đạt ở phần học vấn mà thôi.

6. Sống chuyển thành chín, chín chuyển thành sống

Người hành trì pháp môn niệm Phật cần phải thực hành hai nguyên tắc lớn “chỗ sống chuyển thành chín, chỗ chín chuyển thành sống”, nghĩa là phải đem một câu Nam mô A-di-đà Phật niệm cho thật nhiều. Luôn thúc dục chính mình trong bốn oai nghi đi đứng, nằm ngồi; luôn để khởi một câu phật hiệu. Lâu ngày dài tháng niệm thành thói quen tốt niệm Phật. Đến phút lâm chung rất quan trọng, Phật hiệu tự nhiên liền có thể đề khởi lên được, lúc này nguyện vãng sinh đã có phần nắm chắc trong tay.

7. Như người gần hương thân có mùi hương

Chúng ta từ vô thuỷ kiếp đến nay có thói quen xấu tham, sân, si rất nặng. Chúng ta say mê và chìm đắm quá sâu trong ngũ dục trần gian vô minh quên che phủ. Sau khi học Phật có sự giác ngộ rồi, nên xa lìa tửu, sắc, tài, khí, tiếng tăm mà vì thói quen nên chúng ta coi là thường. Cần gần gũi thiện tri thức, xa lìa bạn ác. Nên gần gũi với môi trường tốt, lánh xa những chuyện xấu. Lâu ngày sẽ đúng như kinh Lăng Nghiêm dạy: “Như người nhiễm hương, thân có mùi hương”. Tự nhiên nơi chỗ không tự giác sẽ được cảm hoá và trong sạch tự tánh, sẽ từng bước đi đến giải thoát.

8. Giáo dục từ gia đình

Xã hội ngày nay luôn loạn động chẳng bao giờ bình an, mọi vấn đề giải quyết cần phải khéo léo và bắt đầu từ sự giáo dục ở gia đình. Người làm cha, làm mẹ phải kiểm thảo chính mình khi làm gương và dạy bảo con cái có đúng đắn và hợp với nó hay không. Ví như khi thấy con cái thích đập chết con muỗi, con dán hay hành hạ các con vật nhỏ, làm cha mẹ phải dùng đạo lý từ bi không sát hại dạy bảo con cái về nhân quả báo ứng và chúng sinh bình đẳng. Nếu bậc cha mẹ đều có thể dạy bảo con cái tại gia đình lấy thân làm phép tắc, tuỳ lúc sửa đổi hành vi sai trái của con cái mà còn dạy bảo nó hiểu được chân lý nhân quả báo ứng thì khi con cái trưởng thành, nó sẽ trở thành những người lương thiện.

9. Xả - được

Trong tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: ”Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp. Có xả bỏ mới có được. Xả một phần được một phần thọ dụng, xả mười phần được mười phần thọ dụng.

10. Phương pháp xả

Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh niệm Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thuỷ đến chung, từ sáng đến tối không lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2017(Xem: 10129)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thông báo đến phật tử xa gần ! “Xây Chùa làm phúc nối tiền nhân Tô tượng, đúc chuông truyền hậu thế” Sự hiện hữu của ngôi chùa, âm thanh vang vọng của tiếng chuông như giọt nước cành dương xoá tan bao nỗi khổ đau, thức tỉnh con người bỏ ác làm lành, quay về với đạo lý giác ngộ và giải thoát.
18/02/2017(Xem: 8342)
Rừng chiếm 31% diện tích đất của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng của thế giới vì rừng đã tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú các loài sinh vật; và là nơi nương tựa của hơn 1,6 tỷ người về lương thực, nước sinh hoạt, nước sạch, dược thảo, áo quần và nhà ở.[1] Không những thế, rừng giữ vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng vì rừng giúp điều hòa không khí: cung cấp dồi dào lượng ô-xy cho con người và muôn loài động vật, vi sinh sinh vật đồng thời hấp thụ khí CO2 và những chất khí gây ô nhiễm làm sạch môi trường; chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; và bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm.
17/02/2017(Xem: 8582)
Lạc là vui, an có âm là yên. An lạc là yên ổn trong vui sướng. Ai cũng muốn sống trong vui sướng, không ai muốn sống trong đau khổ. Sáng nay, đứng trên cầu Hàm Luông nhìn dòng sông nhẹ trôi mà cảm nhận mọi thứ đều an lạc.
14/02/2017(Xem: 9610)
Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ? Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi - Danh lợi mất, tôi xem rằng chưa mất - Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!
12/02/2017(Xem: 9978)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như khai thác quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp hiện đại như chăn nuôi, dùng thuốc hóa học, trừ sâu, diệt cỏ, khai thác rừng bừa bãi, các ngành công nghiệp nặng, ngành vận tải, vv… làm gia tăng đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo thành một ‘tấm kính lớn’ phản chiếu ngược lại đốt nóng Trái đất của chúng ta, tận diệt “Đất Mẹ”.
11/02/2017(Xem: 9258)
Cuốn Tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải" của nhiều tác giả.
11/02/2017(Xem: 8132)
Có một mảnh đất (đúng hơn là khu núi và rừng) rộng chừng gần 20 héc ta, cách Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan khoảng 300 km tại khu vực Khao Yai được biết đến là Làng Mai Thái Lan. Có người gọi vùng đất này là Pack Chong. Có người tìm về Khao Yai. Nhưng ai đó bắt xe về Làng Mai. Cả tây lẫn ta. Cả người Thái, người phương tây, lẫn người các nước khác nhau trên thế giới và người Việt.
08/02/2017(Xem: 5701)
Lẽ ra trưa nay tôi đã không gặp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh bởi tôi luôn chọn cho mình 1 góc riêng trong trai đường để ngồi ăn trưa, tránh tối đa tiếp xúc với mọi người, để có thời ăn trưa thật sự trong chánh niệm. Tuy nhiên vừa đặt cơm xuống bàn thì thầy Từ Thông xuất hiện ngồi xuống ngay đối diện tôi. Dĩ nhiên rằng cả 2 thầy trò đã hoàn toàn im lặng và rất chánh niệm trong bữa ăn. Sau đó 2 thầy trò mới dành thời gian bàn về chuyện thiền, chuyện đạo. Đã hơn 12 giờ trưa.
08/02/2017(Xem: 14070)
Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. ngộ nhận này kéo dài hơn 2500, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử. KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.
08/02/2017(Xem: 7565)
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai Đó là Xuân của Ngài Thiền Sư Mãn Giác, Xuân của Phật Pháp là vậy. Thêm một mùa Xuân nữa trôi qua trên xứ người, 42 mùa xuân viễn xứ. Chúng ta tự hỏi, mỗi một người đã góp công góp sức cho đời, cho đạo được bao nhiêu lợi tha. Trong kinh Đại Trí Độ Luận, đức Phật có dạy rằng: Mọi việc xảy ra trong đời này có thể tốt với người này mà cũng có thể trở thành xấu với người kia. Tất cả cũng đều do nhân duyên thành tựu và cũng từ nhân duyên nó cũng sẽ tan rã ra. Trùng trùng duyên khởi và trùng trùng biến hiện là vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]