Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7212)
Chương 6: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VI

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Niềm tin sâu

Chúng ta là những người tu học theo pháp môn Tịnh Độ. Đối với thế giới Cực Lạc ở Tây phương, không những chỉ có niềm tin mà cần phải tin cho thật sâu. Đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A-di-đà và pháp trì danh hiệu Phật, có được niềm tin sâu sẽ vãng sanh không nghi. Dù cho bất kỳ sự càn trở phỉ báng nào, đều không dao động đến tín tâm, cầu sinh Tịnh Độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có niềm tin sâu.

2. Nguyện cấp thiết

Chúng ta đã tin sâu lòng đại từ đại bi không bờ bến của đức Phật A-di-đà. Chúng ta nên phát nguyện cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Không chỉ là nguyện thôi, mà phải nguyện cấp thiết. Trong tâm phải hết lòng thiết thực chán chia lìa cái khổ vô cùng của thế giới Ta-bà, vui mừng cầu cái vui vô cùng của thế giới Cực Lạc. Lập nên nguyện rộng lớn, chắc chắn cầu sinh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Dù cho bất cứ tiếng tăm và lợi dưỡng nào, hoặc bệnh khổ hành hạ đều không thể thay đổi tâm nguyện cầu sinh Tịnh độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có nguyện tha thiết.

3. Ra sức thực hành

Dẫu sự việc có thành công hay không, điều quan trọng hơn hết là phải nỗ lực thực hành, cũng chính là phải đem hết niềm tin sâu và nguyện tha thiết thể hiện ra bằng hành động thực tế trong sinh hoạt hàng ngày. Bằng không tất cả đều là lý luận suông, trọn không có lợi ích gì. Điều thực tiễn trong sinh hoạt chính là hành theo tám chữ "chân thật niệm Phật, lấy giới làm thầy”.

4. Tự hỏi lương tâm

Nếu hiện tại đức Phật A-di-đà hiện thân trước mặt chúng ta, mở rộng cánh cửa của thế giới Cực Lạc ở phương Tây để tiếp dẫn chúng ta đi về với ngài, ngay tại đây, người có nguyện đi ít lại càng ít. Đây là do người tu học pháp môn Tịnh độ có niềm tin nhưng không được sâu, có nguyện nhưng nguyện không tha thiết, có thực hành nhưng thực hành không đủ sức, y như cứ quyến luyến cõi Ta-bà. Đối với danh lợi thế tục, tình duyên con cái nhiều thứ ràng buộc. Vẫn còn nhiều duyên không buông xuống. Mọi người tự hỏi lương tâm mình. Đối với thế giới Cực Lạc, ba món tư lương “Tín, Nguyện và Hạnh” của các bạn đầy đủ được bao nhiêu? Đối với danh lợi trần duyên của thế giới Ta-bà, bạn đã buông bỏ được bao nhiêu?

5. Phát tâm bồ-đề

Không quản niệm Phật, trì chú hay tụng kinh, hoặc làm bất cứ việc công đức gì, chúng ta nhất định phát phát tâm Bồ-đề chính là tâm lượng rộng lớn, cần hồi hướng đến tất cả chúng sinh trong pháp giới. Nhân chánh là vô tư, vô ngã, công đức tự nhiên rộng lớn khắp hư không. Được lợi ích tự nhiên không nghĩ bàn. Nếu chỉ hạn hẹp nơi mình và gia đình mình là sự phát tâm nhỏ hẹp, công đức sẽ có hạn, chỗ được lợi ích tự nhiên đã giảm bớt đi rất nhiều.

6. Cần thiết ghi nhớ “tám chữ”

Vào thời mạt pháp, tà ma ngoại đạo đầy dẫy lẫy lừng, nên người học Phật cần ghi nhớ tám chữ “Chân thật niệm Phật lấy giới làm thầy” mới không đến lỗi đi lầm đường lạc lối mà không tự biết. Khổ sở nhất là nỗ lực một đời nhưng cuối cùng không thu được gì. Cô phụ nhân duyên thù thắng đời nay được gặp và nghe thụ trì Phật pháp.

7. Thành thật niệm Phật

Chân thật niệm Phật chính là thành thật đem một câu A-di-đà Phật làm “bồn mạng nguyên thần” của chính mình. Cần phải rành mạch, rõ ràng, miên mật, khít khao mà trì niệm. Tuyệt đối không vì bất cứ phương pháp huyền diệu, thần kỳ nào hay bất cứ người có danh vọng học vấn làm cho dao động.

8. Lấy giới làm thầy

Lấy giới làm thầy chính là luôn nhớ quán chiếu lại chính mình. Kiểm khảo lời nói, hành động và cử chỉ, luôn cả những khởi tâm động niệm có hay không trái với giới luật của phật. Phải tuỳ thời, tuỳ chỗ sám hối lỗi lầm, luôn luôn tu sửa hành vi sai quấy của chính mình.

9. Giới chính mình không phải giới người khác.

Người học Phật phải nhớ rằng, giới là để răn nhắc cho mình. Dùng giới luật để sửa đổi các thứ tham sân si không đúng của chính mình, không phải lấy giới để răn dạy người khác hay để phê bình người khác phạm giới, hoặc chỉ trích họ không đúng như pháp. Áp dụng giới luật để sửa đổi hành vi sai quấy của mình, để ngày càng gần với Thành đạo. Nếu đem giới luật để dạy hay chỉ trích người khác, trong vô hình đã tạo thêm khẩu nghiệp, tăng trưởng ngã mạn. Đối với sự tu hành mình không có thêm lợi ích, lại còn tạo thành nhiều thứ chướng ngại.

10. Tấm gương soi

Đem hết tâm lực dồn vào việc niệm Phật trì giới của chúng ta. Phải thấy tất cả mọi người đều là Bồ-tát thị hiện, là tấm gương sáng soi rọi lại và nhắc nhở chúng ta. Gặp điều thiện nên như thế mà làm, gặp điều ác phải cẩn thận, không phạm lại lỗi lầm trước. Người có duyên chúng ta dùng tâm hổ thẹn sám hối, cùng với họ kiểm thảo lẫn nhau. Bằng không phải khiêm tốn âm thầm hổ thẹn cho mình yếu kém, là phàm phu. Tuy có nỗ lực tu nhưng công phu chưa mạnh, nên phải khẩn cầu đức Phật A-di-đà từ bi tiếp dẫn mình vãng sanh cõi nước Cực Lạc. Sau khi thành tựu rồi phát nguyện trở lại Ta-bà rộng độ chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2014(Xem: 7268)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6505)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6960)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8073)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7822)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7241)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7638)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9150)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14321)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8269)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]