Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7134)
Chương 5: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương V

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Chọn pháp môn thích hợp

Vào thời mạt pháp này, căn cơ người học Phật có nhiều sai biệt, nên khi học Phật nhất thiết không nên có nhiều tham vọng viển vông, cần phải chọn lấy pháp môn thích hợp để tu hành. Bằng không chỉ là rơi vào “Tam-muội” môi lưỡi, nói rất hay mà làm lại dở. Một việc nhỏ cũng không thành công.

2. Luôn siêng năng lau chùi

Nói về tâm thiền của Lục Tổ Huệ Năng trong bài kệ:

Bồ-đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệt phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ-đề vốn không cây

Gương sáng chẳng do đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính bụi nhơ.

Cảnh giới này rất cao, chỉ thích hợp cho người căn cơ bậc thượng. Chúng ta rất hổ thẹn vì sự ngu đần, nên phải học tập cách thức tu hành của Đại sư Thần Tú trong bài kệ:

Thân thị Bồ-đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phải thức

Mạc sử nhạ trần ai.

Thân là cây Bồ-đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn phải lau chùi

Chớ để dính bụi nhơ.

Nên tuỳ thời, tuỳ lúc ứng dụng công phu tu hành, lau chùi sạch vô minh tham sân si của chính mình. Nỗ lực tinh tấn lâu ngày dài tháng, để từng thành tựu đạo nghiệp.

3.Phật với Phật mới có thể biết rõ

Một câu A-di-đà Phật quá ư là sâu xa, mầu nhiệm. Luôn cả các hàng thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát không thể lý giải hết được. Duy chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu hết mà thôi.

4. Thiền thâm diệu vô thượng

Kinh Đại Tập nói rằng: ”Người tu hành chỉ niệm A-di-đà Phật, đó gọi là thiền thâm diệu vô thượng. Một câu Nam mô A-di-đà Phật chính là thiền, mà thiền này lại là vô cùng sâu xa”.

5. Thần chú thật đơn giản và chân thật

Một câu Nam mô A-di-đà Phật chính là mật. Sáu chữ hồng danh này y theo phạn văn, chưa phiên dịch một chữ, nên sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật là thần chú rất đơn giản và chân thật.

6. Niệm Phật bằng với việc tụng hết thảy kinh

Trọn bộ kinh Đại Bát-nhã cô đọng lại chính là một câu Nam mô A-di-đà phật. Lại còn nói thêm rằng:”Tam tạng mười hai bộ kinh gói gọn trong một câu Nam mô A-di-đà Phật”. Vì thế, niệm Phật liền bằng với tụng hết Tam tạng kinh điển.

7. Niệm Phật không thể nghĩ bàn

Một câu Nam mô A-di-đà Phật đã là thiền, là mật rồi, lại còn tổng quát hết Tam tạng kinh điển. Nên pháp môn niệm Phật thật không thể nghĩ bàn.

8. Niệm Phật là hạnh chánh

Kinh Di-đà nói rằng: ”Không thể dùng chút ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sinh về cõi Cực Lạc”. Nên người niệm Phật phải thường niệm Phật để làm hạnh chánh, lấy sáu độ và vạn hạnh làm phụ thêm. Không nên để tâm phan duyên. Đối với các duyên xấu cần phải hết sức tránh xa, đối với các duyên tốt cần phải nỗ lực tuỳ duyên mà làm. Nhưng cần phải có trí tuệ cân nhắc và có chừng mực. Không nên bỏ gốc theo ngọn, các hạnh chánh và hạnh phụ lộn xộn. Chỉ đuổi theo phước báu trời người mà quên mất việc lớn giải thoát sinh tử của chính mình.

9. Một môn thâm nhập

Thời đại mạt pháp, người học Phật nên dùng tâm thành thật niệm Phật làm phép tắc. Duy chỉ dùng một môn trì danh niệm Phật để thâm nhập. Khởi phát phải dính dáng tới quán tưởng hay quán tượng Phật . Nhân vì chúng sinh thời mạy pháp căn cơ chậm lụt, nên việc quán tưởng và quán tượng chẳng phải người thượng căn thì không thể thành tựu. Chỉ có hết lòng chân thật tụng một câu Thánh hiệu “Nam mô A-di-đà Phật” sẽ vô cùng bảo đảm.

10. Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu.

Hoà thượng Hư Vân Thường dạy chúng ta rằng: ”Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Nếu chúng ta có thể sửa đổi một phần thói quen xấu thì tự nhiên sẽ thành tựu một phần đạo nghiệp, có thể sửa đổi mười phần thói quen xấu liền có thể thành tựu mười phần đạo nghiệp. Do đó, người học Phật cần phải lo sửa đổi phần nhiều khuyết điểm và thói quen xấu của mình để ngày một tốt hơn”.

11. Có quả ắt có nhân

Vừa gặp cảnh khốn cùng và thảm thương, người tu Phật cần phải tự mình phản tỉnh, khéo léo biết hổ thẹn sám hối. Nên biết nay gặp cảnh khổ, ắt chúng ta đã có gieo nhân xấu từ trước, nhất định ta có làm một việc gì không đúng mới có kết quả xấu đến với chúng ta. Sau khi hổ thẹn rồi, cần phải không làm các điều ác. Sám hối xong, cần phải siêng làm các việc lành. Chỉ cần chính mình chân thật tâm ý nơi tâm địa và hành vi của mình mà đổi ác thay thiện. Phật Bồ-tát tất sẽ bảo hộ cho chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2016(Xem: 9555)
Các bài phát biểu trong Bàn tròn về :« Đạo Phật dấn thân » đã được tổ chức tại Trúc Lâm Thiền viện ngày 10/01/2016
03/03/2016(Xem: 10249)
Chỉ trong buổi sáng, 150 ổ bánh mì miễn phí trên vỉa hè ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đã hết sạch. Từ ngại ngần ban đầu, thùng mì dần trở nên quen thuộc với nhiều lao động nghèo.
29/02/2016(Xem: 9974)
Con quy y Phật, Pháp, Tăng - Cho đến ngày đạt được giác ngộ - Nhờ công đức của hạnh thí và các ba la mật khác, - Nguyện thành tựu Phật quả để phổ độ chúng sinh.
29/02/2016(Xem: 12907)
Trong quá khứ, con đã lang thang trên những con đường dài, đơn độc, Nhưng giờ đây, hỡi Đấng Bảo Hộ, nhờ tưởng nhớ đến ngài, Khi tia sáng đời con sắp tàn lụi, Nguyện cho chiếc móc bi mẫn của ngài giữ lấy tâm con.
29/02/2016(Xem: 8646)
"Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ." Lama Zopa Rinpoche đã thuyết trong bài pháp "Không Có Một Khó Khăn Nào Khi Làm Việc Vì Chúng Sanh", ấn tống trong bản thư điện tử tháng Giêng 2016 của Lama Yeshe Wisdom Archives.
27/02/2016(Xem: 7221)
Không có ai sửa cho con! Ngày xưa, có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy.- Ông nói : - - Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây . -
26/02/2016(Xem: 16096)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 5855)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9545)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7271)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]